Hôm nay đọc bài này, ko biết kụ nào đưa lên chưa nhưng em nhớ về những chiếc xe máy của mình!
Con xe đầu tiên em dùng để tập đi là CD90 - Hoàng tử đen của ông anh. Chưa đi bao giờ, ông anh mải uống rượu, đưa xe, dặn "côn ra ga vào" để thằng em đi đón mấy thằng nhóc bé hơn. Vậy mà cũng đi hơn 5km đón mấy đứa nhok, lúc đi ko sao, mỗi tội lúc đỗ chết máy vì ông anh không dặn khi dừng lại phải bóp côn Đó là năm 1988.
Năm 1991, phụ huynh dành dụm mua được con 81 kim vàng giọt lệ, giữ như giữ sơn. Thi thoảng sai đi đâu mới giao chìa khóa xe, khi về các cụ kiểm tra từng ly từng tí xem xe có làm sao không! Ngày nghỉ là phải mang xe ra tự rửa mất cỡ nửa tiếng!
Năm 1996, bà chị gái mua được con Dream "lùn" nhưng bà chị tay yếu, chỉ dám đi loanh quanh. Mỗi lần đi đâu xa hoặc vội, thằng cậu lại được trưng dụng làm xe ôm. Báo hại nhiều lần bị bạn gái ghen gần chết vì thấy chở con bé nào sau lưng, đi ko thèm nhìn ai (2 chị em không giống nhau, lại toàn vội mà).
Năm 1999, sau 1 thời gian dành dụm, thằng bé tự mua được con Win đen, tem rách. Phải nói lúc đó là ước mơ trở thành sự thực. Với con win này, kỷ niệm 1 năm mua xe, nó tính ra đi được 2,5 vạn cây, tức là hơn nửa vòng trái đất. 1 năm tiếp theo nữa, các cung đường "phượt" đã nâng tổng số km nó đi là 4,5 vạn km, tức là hơn 1 vòng trái đất. Cùng với nó là 30 hộp dầu máy, 3 bộ nhông - xích - săm lốp (win là chúa ăn nhông xích vì hộp xích hở) và không biết bao nhiêu xăng cộ. Sau 2 năm rưỡi phục vụ thằng bé, win theo về 1 thằng ku em ở quê, giờ nó vẫn chạy tà tà.
Đầu năm 2002, nó tậu con Future đời đầu màu ghi. Lúc đầu, con xe cũng là niềm tự hào, chắc chỉ thua con win 1 chút. Sau hơn 1 năm, nó gần như là xe công vụ vì toàn để ở cơ quan và anh em mượn chạy lăng nhăng. Có hôm, nhận điện thoại hỏi: Chú đang ở phòng nào? Dạ, em đang ở phòng kế toán! Đừng đùa, nhà nghỉ ... này chỉ có lễ tân chứ làm gì có phòng kế toán! Anh đang ở lễ tân đây! Dạ, em đang ở phòng kế toán cơ quan! Láo, xe chú ở đây còn cãi hả! Dạ, xe em thì mấy thằng em nó mượn, thằng nào chui vào đấy thì em không biết đâu ạ, anh cần biết thì để em điện hỏi rồi lấy máy cố định báo cáo anh ạ ... Giờ, nó vẫn phục vụ tích cực trong việc chạy từ nhà ra chỗ gửi xe và anh em bạn bè ở xa về cần xe máy chạy loanh quanh.
Thời oanh liệt nay còn đâu!
Ôi Dream, ôi Viva..., không thể tưởng tượng rằng những chiếc xe máy, gia sản của cả một gia đình, dòng họ một thời, bây giờ lại nằm đắp đống trên vỉa hè phố Phủ Doãn giữa trung tâm Hà Nội suốt cả năm nay như một đống sắt gỉ. Và chúng đã biến thành sắt gỉ thật sự, một đống sắt gỉ vô thừa nhận. Phải chăng cái đống sắt gỉ ấy sẽ là một điềm báo về tương lai chiếc xe máy ở Việt Nam?
Nhưng trước mắt thì không thể không nuối tiếc, xót xa... Không rõ chủ nhân của những chiếc xe bị vứt ra vỉa hè ấy đang ở đâu, nếu tình cờ họ qua phố Phủ Doãn nhìn con ngựa sắt của mình vỡ yếm, mọt khung, trơ vành... như thế thì họ sẽ nghĩ gì?
Để sinh tồn ở cái đô thị này, đối với những thanh niên nhà quê chúng tôi thì có khác gì phải lâm trận. Và trong cuộc chiến mưu sinh ấy, trong nỗi cô đơn tột cùng của kẻ đơn thương độc mã lập nghiệp, chúng tôi chỉ có mỗi chiếc xe máy mà gia đình ky cóp hàng thập niên mua cho, để làm... bầu bạn. Khuyển mã tri tình. Chiếc xe máy dù vô tri hơn chú ngựa, con chó, nhưng có thể nó cũng cảm động trước sự chăm chút nhiệt tình của chúng tôi: Sáng dắt xe ra lấy phất trần phủi bụi, chiều dắt xe về lấy vòi nước ra phun. Và giả sử như nó có bị xước sơn vì một vụ va chạm cỏn con nào trên đường, thì hẳn là chủ của nó sẵn sàng liều mình như chẳng có, tung ra võ Tàu hoặc võ mồm để bắt đối phương phải đền bù.
Tôi nhớ nhất chiếc xe máy đầu tiên đưa tôi "vào đời" là một chiếc Super Cub 79, đầu vênh. Nó là hàng bãi nhập về từ Nhật, và nếu như tay buôn xe máy ở bên Cầu Đuống không cài lại công-tơ-mét xe trước khi bán lại, thì tôi bắt đầu cưỡi nó từ km 5 vạn đổ đi. Cái công-tơ-mét của xe rất phập phù, nhưng trong 4 năm cưỡi nó đi khắp Đông - Tây - Nam - Bắc, bò lên núi cao hay lội qua suối cạn, một ngày đẹp trời kia, tôi bất đồ nhìn xuống và nhận ra nó đã chỉ con số 11 vạn. Trong cuộc vạn lý trường chinh này, mặc dù tôi chưa tới Vạn Lý Trường Thành và không được coi là hảo hán (Bất đáo trường thành phi hảo hán), nhưng "bấm đốt đường đi" của tôi không chỉ "2 vạn"( Quật chỉ hành trình nhị vạn) mà có tới 6 vạn, một vòng rưỡi quanh Trái đất rồi. Trong cuộc hành trình đó, vĩ đại thay con Cub 79 đầu vênh, chưa hề gục xuống vì mỏi mệt cho dù đã phải thay bao nhiêu đôi lốp và những chiếc bugi.
"Ngoảnh đi ngoảnh lại, sau hơn một thập niên lập nghiệp ở đô thị, chúng tôi cũng đã thay đến ba bốn đời xe hoặc vì quá cũ, hoặc vì muốn lên đời. Chiếc Cub 79 của tôi, sau được bán cho một anh buôn gà ở quê, và nhiều ngày nhiều tháng nhiều năm sau, mỗi lần về quê, gọi anh ta mang gà đến thịt, tôi vẫn gặp lại con chiến mã trung thành ấy, cả gác-ba-ga sau gỉ nát vì phân gà, nhưng vẫn cứ chạy phành phạch. Cảm khái thay như người lính già nhìn lại chiến mã năm xưa! Anh buôn gà cười hềnh hệch bảo, đã hàng năm nay chả phải thay dầu thay mỡ, đi đường cứ ổ gà mà phi, thế mà, lạ lùng thay, chiếc xe vẫn cứ... tốt. Về sau anh bán gà lên đời, bán chiếc Cub 79 đó cho một anh chở lợn để buộc vào chiếc xe cải tiến thành xe lôi. Chiếc Cub 79 được xoáy nòng, được lắp thêm hệ thống làm mát bằng một chiếc can nhựa đựng nước ao, có tuy-ô dẫn nước nhỏ xuống máy... Và cho đến giờ, có lẽ nó đã chạy thêm được mấy vòng quanh Trái đất nữa rồi.
"Bãi tha ma xe máy" trên vỉa hè phố Phủ Doãn. Ảnh: Minh Đức
Số lượng những chiếc xe chúng tôi cưỡi cũng tương đương với số người tình mà chúng tôi có từ khi biết yêu đến giờ, nhưng chiếc xe nào qua tay mình, tôi đều nhớ rõ, đến từng chi tiết, đặc điểm, "tính nết" của nó, còn tri kỷ hơn cả một hai mối tình thoảng qua. Công nghệ luôn phát triển, đời sống nói chung là đi lên, cho nên người ta không thể đi mãi một chiếc xe cũ, nhất là khi nó đã xuống cấp. Mỗi lần hình dung lại gần hai thập niên chinh chiến ở thành phố với những đời xe qua tay mình, tôi cứ liên tưởng đến bài hát của những chàng lính Cô-dắc trong Sông Đông êm đềm: "Chán ngấy đời lính/ Toàn thấy buồn phiền/Đã vì mày cưỡi chết bao ngựa chiến...". Chúng tôi cũng "cưỡi chết" hoặc cưỡi mọt khung biết mấy đời xe máy. Không có chúng, có lẽ chúng tôi đã phải về quê cày ruộng, cưỡi trâu, cưỡi bò từ lâu rồi. Mà nào đâu chỉ có đám "nhà quê ra tỉnh" chúng tôi, theo những thông tin báo chí ghi lại, thì có tới 80% dân số Việt Nam sử dụng xe máy là phương tiện đi lại hàng ngày. Còn theo một thống kê của Bộ Giao thông vận tải, tính đến tháng 8/2011, lượng xe máy đăng ký lưu hành ở Việt Nam đã đạt mức 33,4 triệu chiếc, bằng hơn một phần ba dân số hiện tại (số này tính luôn cả những chiếc đã ra "bãi tha ma" kiểu như Phủ Doãn).
Tiếc, nhớ, xong rồi thì tôi bắt đầu lo xa xa. Không biết đến thập niên nào của thế kỷ trước thì người Nhật bắt đầu giảm bớt lượng xe máy nội địa (chỉ tập trung "xuất khẩu" cho thiên hạ xài), và cũng không rõ mọi phương tiện giao thông của họ, đi được bao nhiêu năm hay bao nhiêu cây số thì sẽ bị tống ra bãi (để nước khác nhập về trong đó có Việt Nam). Nhưng cho đến thập niên thứ 2 của thế kỷ 21 này mà người Việt Nam ta vẫn "cưỡi" những chiếc xe máy cũ, xe máy "đểu" đến gãy khung, mọt pô, không loại trừ trong đó có những chiếc xe mà người Nhật đã vứt ra bãi từ 2-3 thập niên trước. Chẳng ai biết được chúng ta còn phải tiếp tục "cưỡi chết ngựa chiến" bao nhiêu lâu nữa - câu trả lời là "chơi vơi" hoặc "chênh vênh", cho dù đã có một hé lộ "chắc chắn sẽ có lộ trình cấm hẳn xe máy" . Nhưng chắc chắn trong lộ trình ấy, sẽ còn nhiều "con ngựa chết hẳn". Biết đâu đấy, đã có một "bãi tha ma xe máy" Phủ Doãn, cũng có nghĩa còn có những "bãi tha ma xe máy" khác sẽ nhân rộng mô hình này. Thành phố với những "bãi tha ma xe máy" - một ý tưởng sáng tạo cho các nghệ sĩ đương đại hay chính là tương lai của chúng ta? m
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia: Các đô thị phải có lộ trình giảm xe máy, riêng Hà Nội và TP.HCM chắc chắn sẽ có lộ trình cấm hẳn xe máy.
Theo Nguyễn Mỹ/ TT&VH
Thùy link: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/70231/thoi-oanh-liet-nay-con-dau-.html
Con xe đầu tiên em dùng để tập đi là CD90 - Hoàng tử đen của ông anh. Chưa đi bao giờ, ông anh mải uống rượu, đưa xe, dặn "côn ra ga vào" để thằng em đi đón mấy thằng nhóc bé hơn. Vậy mà cũng đi hơn 5km đón mấy đứa nhok, lúc đi ko sao, mỗi tội lúc đỗ chết máy vì ông anh không dặn khi dừng lại phải bóp côn Đó là năm 1988.
Năm 1991, phụ huynh dành dụm mua được con 81 kim vàng giọt lệ, giữ như giữ sơn. Thi thoảng sai đi đâu mới giao chìa khóa xe, khi về các cụ kiểm tra từng ly từng tí xem xe có làm sao không! Ngày nghỉ là phải mang xe ra tự rửa mất cỡ nửa tiếng!
Năm 1996, bà chị gái mua được con Dream "lùn" nhưng bà chị tay yếu, chỉ dám đi loanh quanh. Mỗi lần đi đâu xa hoặc vội, thằng cậu lại được trưng dụng làm xe ôm. Báo hại nhiều lần bị bạn gái ghen gần chết vì thấy chở con bé nào sau lưng, đi ko thèm nhìn ai (2 chị em không giống nhau, lại toàn vội mà).
Năm 1999, sau 1 thời gian dành dụm, thằng bé tự mua được con Win đen, tem rách. Phải nói lúc đó là ước mơ trở thành sự thực. Với con win này, kỷ niệm 1 năm mua xe, nó tính ra đi được 2,5 vạn cây, tức là hơn nửa vòng trái đất. 1 năm tiếp theo nữa, các cung đường "phượt" đã nâng tổng số km nó đi là 4,5 vạn km, tức là hơn 1 vòng trái đất. Cùng với nó là 30 hộp dầu máy, 3 bộ nhông - xích - săm lốp (win là chúa ăn nhông xích vì hộp xích hở) và không biết bao nhiêu xăng cộ. Sau 2 năm rưỡi phục vụ thằng bé, win theo về 1 thằng ku em ở quê, giờ nó vẫn chạy tà tà.
Đầu năm 2002, nó tậu con Future đời đầu màu ghi. Lúc đầu, con xe cũng là niềm tự hào, chắc chỉ thua con win 1 chút. Sau hơn 1 năm, nó gần như là xe công vụ vì toàn để ở cơ quan và anh em mượn chạy lăng nhăng. Có hôm, nhận điện thoại hỏi: Chú đang ở phòng nào? Dạ, em đang ở phòng kế toán! Đừng đùa, nhà nghỉ ... này chỉ có lễ tân chứ làm gì có phòng kế toán! Anh đang ở lễ tân đây! Dạ, em đang ở phòng kế toán cơ quan! Láo, xe chú ở đây còn cãi hả! Dạ, xe em thì mấy thằng em nó mượn, thằng nào chui vào đấy thì em không biết đâu ạ, anh cần biết thì để em điện hỏi rồi lấy máy cố định báo cáo anh ạ ... Giờ, nó vẫn phục vụ tích cực trong việc chạy từ nhà ra chỗ gửi xe và anh em bạn bè ở xa về cần xe máy chạy loanh quanh.
Thời oanh liệt nay còn đâu!
Ôi Dream, ôi Viva..., không thể tưởng tượng rằng những chiếc xe máy, gia sản của cả một gia đình, dòng họ một thời, bây giờ lại nằm đắp đống trên vỉa hè phố Phủ Doãn giữa trung tâm Hà Nội suốt cả năm nay như một đống sắt gỉ. Và chúng đã biến thành sắt gỉ thật sự, một đống sắt gỉ vô thừa nhận. Phải chăng cái đống sắt gỉ ấy sẽ là một điềm báo về tương lai chiếc xe máy ở Việt Nam?
Nhưng trước mắt thì không thể không nuối tiếc, xót xa... Không rõ chủ nhân của những chiếc xe bị vứt ra vỉa hè ấy đang ở đâu, nếu tình cờ họ qua phố Phủ Doãn nhìn con ngựa sắt của mình vỡ yếm, mọt khung, trơ vành... như thế thì họ sẽ nghĩ gì?
Để sinh tồn ở cái đô thị này, đối với những thanh niên nhà quê chúng tôi thì có khác gì phải lâm trận. Và trong cuộc chiến mưu sinh ấy, trong nỗi cô đơn tột cùng của kẻ đơn thương độc mã lập nghiệp, chúng tôi chỉ có mỗi chiếc xe máy mà gia đình ky cóp hàng thập niên mua cho, để làm... bầu bạn. Khuyển mã tri tình. Chiếc xe máy dù vô tri hơn chú ngựa, con chó, nhưng có thể nó cũng cảm động trước sự chăm chút nhiệt tình của chúng tôi: Sáng dắt xe ra lấy phất trần phủi bụi, chiều dắt xe về lấy vòi nước ra phun. Và giả sử như nó có bị xước sơn vì một vụ va chạm cỏn con nào trên đường, thì hẳn là chủ của nó sẵn sàng liều mình như chẳng có, tung ra võ Tàu hoặc võ mồm để bắt đối phương phải đền bù.
Tôi nhớ nhất chiếc xe máy đầu tiên đưa tôi "vào đời" là một chiếc Super Cub 79, đầu vênh. Nó là hàng bãi nhập về từ Nhật, và nếu như tay buôn xe máy ở bên Cầu Đuống không cài lại công-tơ-mét xe trước khi bán lại, thì tôi bắt đầu cưỡi nó từ km 5 vạn đổ đi. Cái công-tơ-mét của xe rất phập phù, nhưng trong 4 năm cưỡi nó đi khắp Đông - Tây - Nam - Bắc, bò lên núi cao hay lội qua suối cạn, một ngày đẹp trời kia, tôi bất đồ nhìn xuống và nhận ra nó đã chỉ con số 11 vạn. Trong cuộc vạn lý trường chinh này, mặc dù tôi chưa tới Vạn Lý Trường Thành và không được coi là hảo hán (Bất đáo trường thành phi hảo hán), nhưng "bấm đốt đường đi" của tôi không chỉ "2 vạn"( Quật chỉ hành trình nhị vạn) mà có tới 6 vạn, một vòng rưỡi quanh Trái đất rồi. Trong cuộc hành trình đó, vĩ đại thay con Cub 79 đầu vênh, chưa hề gục xuống vì mỏi mệt cho dù đã phải thay bao nhiêu đôi lốp và những chiếc bugi.
"Ngoảnh đi ngoảnh lại, sau hơn một thập niên lập nghiệp ở đô thị, chúng tôi cũng đã thay đến ba bốn đời xe hoặc vì quá cũ, hoặc vì muốn lên đời. Chiếc Cub 79 của tôi, sau được bán cho một anh buôn gà ở quê, và nhiều ngày nhiều tháng nhiều năm sau, mỗi lần về quê, gọi anh ta mang gà đến thịt, tôi vẫn gặp lại con chiến mã trung thành ấy, cả gác-ba-ga sau gỉ nát vì phân gà, nhưng vẫn cứ chạy phành phạch. Cảm khái thay như người lính già nhìn lại chiến mã năm xưa! Anh buôn gà cười hềnh hệch bảo, đã hàng năm nay chả phải thay dầu thay mỡ, đi đường cứ ổ gà mà phi, thế mà, lạ lùng thay, chiếc xe vẫn cứ... tốt. Về sau anh bán gà lên đời, bán chiếc Cub 79 đó cho một anh chở lợn để buộc vào chiếc xe cải tiến thành xe lôi. Chiếc Cub 79 được xoáy nòng, được lắp thêm hệ thống làm mát bằng một chiếc can nhựa đựng nước ao, có tuy-ô dẫn nước nhỏ xuống máy... Và cho đến giờ, có lẽ nó đã chạy thêm được mấy vòng quanh Trái đất nữa rồi.
"Bãi tha ma xe máy" trên vỉa hè phố Phủ Doãn. Ảnh: Minh Đức
Số lượng những chiếc xe chúng tôi cưỡi cũng tương đương với số người tình mà chúng tôi có từ khi biết yêu đến giờ, nhưng chiếc xe nào qua tay mình, tôi đều nhớ rõ, đến từng chi tiết, đặc điểm, "tính nết" của nó, còn tri kỷ hơn cả một hai mối tình thoảng qua. Công nghệ luôn phát triển, đời sống nói chung là đi lên, cho nên người ta không thể đi mãi một chiếc xe cũ, nhất là khi nó đã xuống cấp. Mỗi lần hình dung lại gần hai thập niên chinh chiến ở thành phố với những đời xe qua tay mình, tôi cứ liên tưởng đến bài hát của những chàng lính Cô-dắc trong Sông Đông êm đềm: "Chán ngấy đời lính/ Toàn thấy buồn phiền/Đã vì mày cưỡi chết bao ngựa chiến...". Chúng tôi cũng "cưỡi chết" hoặc cưỡi mọt khung biết mấy đời xe máy. Không có chúng, có lẽ chúng tôi đã phải về quê cày ruộng, cưỡi trâu, cưỡi bò từ lâu rồi. Mà nào đâu chỉ có đám "nhà quê ra tỉnh" chúng tôi, theo những thông tin báo chí ghi lại, thì có tới 80% dân số Việt Nam sử dụng xe máy là phương tiện đi lại hàng ngày. Còn theo một thống kê của Bộ Giao thông vận tải, tính đến tháng 8/2011, lượng xe máy đăng ký lưu hành ở Việt Nam đã đạt mức 33,4 triệu chiếc, bằng hơn một phần ba dân số hiện tại (số này tính luôn cả những chiếc đã ra "bãi tha ma" kiểu như Phủ Doãn).
Tiếc, nhớ, xong rồi thì tôi bắt đầu lo xa xa. Không biết đến thập niên nào của thế kỷ trước thì người Nhật bắt đầu giảm bớt lượng xe máy nội địa (chỉ tập trung "xuất khẩu" cho thiên hạ xài), và cũng không rõ mọi phương tiện giao thông của họ, đi được bao nhiêu năm hay bao nhiêu cây số thì sẽ bị tống ra bãi (để nước khác nhập về trong đó có Việt Nam). Nhưng cho đến thập niên thứ 2 của thế kỷ 21 này mà người Việt Nam ta vẫn "cưỡi" những chiếc xe máy cũ, xe máy "đểu" đến gãy khung, mọt pô, không loại trừ trong đó có những chiếc xe mà người Nhật đã vứt ra bãi từ 2-3 thập niên trước. Chẳng ai biết được chúng ta còn phải tiếp tục "cưỡi chết ngựa chiến" bao nhiêu lâu nữa - câu trả lời là "chơi vơi" hoặc "chênh vênh", cho dù đã có một hé lộ "chắc chắn sẽ có lộ trình cấm hẳn xe máy" . Nhưng chắc chắn trong lộ trình ấy, sẽ còn nhiều "con ngựa chết hẳn". Biết đâu đấy, đã có một "bãi tha ma xe máy" Phủ Doãn, cũng có nghĩa còn có những "bãi tha ma xe máy" khác sẽ nhân rộng mô hình này. Thành phố với những "bãi tha ma xe máy" - một ý tưởng sáng tạo cho các nghệ sĩ đương đại hay chính là tương lai của chúng ta? m
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia: Các đô thị phải có lộ trình giảm xe máy, riêng Hà Nội và TP.HCM chắc chắn sẽ có lộ trình cấm hẳn xe máy.
Theo Nguyễn Mỹ/ TT&VH
Thùy link: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/70231/thoi-oanh-liet-nay-con-dau-.html