Mời các cụ tham khảo : Phân biệt các vết nứt trong xây dựng :
1. VẾT NỨT ĐỐI VỚI BÊ TÔNG CỐT THÉP:
Trước tiên chúng ta hãy đề cập đến các vết nứt xuất hiện trong bê tông cốt thép của công trình. Một công trình có tính ổn định và hiệu quả trong quá trình sử dụng hay không, phụ thuộc rất lớn vào kết cấu và mức độ an toàn của các cấu kiện chịu lực. Nói cách khác, việc xuất hiện các vết nứt trong bê tông cốt thép là một trong những nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ và thời gian sử dụng của các công trình xây dựng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nứt bê tông cốt thép, bao gồm các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Co ngót bê tông là hiện tượng co ngót khối lượng trong giai đoạn đầu của thiết lập bê tông hoặc trong quá trình đông cứng của bê tông. Co ngót bê tông thường được chia thành co rút nhựa (còn được gọi là co rút), co rút hóa học (còn được gọi là co ngót), co ngót khô và co ngót carbon hóa. Co ngót bê tông lớn hơn sẽ làm cho bê tông bị nứt.
Thay đổi của khí hậu: sự nở ra hay co lại của bê tông phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường, ví dụ trời nóng thì nở ra, trời lạnh thì co lại; không khí ẩm thì nở, không khí lạnh thì co lại; ngày nở, đêm co, mùa hè nở, mùa đông co. Chúng ta gọi đó là nhịp thở của bê tông cốt thép, với một đất nước có nền khí hậu nhiệt đới ẩm như của Việt Nam thì các kỹ sư thiết kế cần cân nhắc kỹ lưỡng về điều kiện thời tiết để có những quyết định thi công chính xác
Nguồn: thanhanco.com
Do nền móng: móng lún, không đều giữa các cột, do nhà bị xoắn.
Nguồn: baodongthap.vn
2. NỨT TƯỜNG
• Thực tế thì đối với nhà chịu lực bằng khung bê tông cốt thép, việc nứt tường có thể do một hay nhiều nguyên nhân.
• Tùy trường hợp và mức độ vết nứt mà chúng ta có cách xử lý nứt tường, khắc phục khác nhau. Một cách để tìm nguyên nhân là tìm điểm chung của các vết nứt tường. Ta nên vẽ lại sơ đồ vết nứt theo: từng bức tường, từng sàn, toàn bộ chiều cao nhà… để dễ đánh giá, tìm điểm chung.
• Dứt điểm vấn đề nứt thì rất khó nhưng có thể khống chế các vấn đề trên để giảm tối đa các vết nứt và nếu còn thì vết nứt cũng ngắn, nhỏ, rất khó thấy và không gây phản cảm nhiều.
Nguồn: shac.vn – congtrinhtinnhiem.vn
Do đặc điểm khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, lại một lần nữa chúng ta thấy được sự tác động của khí hậu đối với tuổi thọ và tính thẩm mỹ của công trình, ảnh hưởng của khí hậu dẫn đến các hiện tượng nứt trần, nứt tường, nứt cổ trần rất hay xảy ra. Những sự cố này rất khó xử lý, thông thường nếu trám vá bằng các vật liệu gốc ximăng, bitum nhựa đường hay các vật liệu kém đàn hồi, khi công trình có chuyển vị, co dãn do nhiệt vết nứt lại tiếp tục xuất hiện, không xử lý triệt để được.
Nguồn: kienthuc.net.vn
Do thi công xây tường, tô trát: Nứt tại mạch vữa theo phương ngang và đứng: vết nứt xuất hiện trên chiều ngang, dọc theo mạch vữa giữa các viên gạch xây do tay nghề của người thợ thi công, gạch không tưới nước hoạc ngâm nước trước khi xây, tường xây quá cao trong một ca thi công, tường quá dài thiếu bổ trụ, tường quá cao thiếu giằng tường và trộn vữa tô trát không theo cấp phối của nhà sản xuất
Nguồn: anx.vn
Nứt tại vị trí tiếp giáp giữa hai vật liệu khác nhau: Vật liệu có hệ số giãn nở khi nhiệt độ môi trường và/hoặc độ ẩm thay đổi dẫn đến hai loại vật liệu co giãn gây ra vết nứt dọc theo chiều liên kết hai vật liệu.
Nứt tại vị trí cửa sổ, cửa đi và lỗ mở: Do không sử dụng lanh-tô hoặc có sử dụng nhưng chiều dài lanh-tô không đủ để gối lên hai đầu tường
Nguồn: anx.vn
Nguồn: smartfoundationsystems.com
Nứt dạng xuyên tường và thẳng đứng: Dầm, sàn chuyển vị (võng) đè xuống tường gây ra hiện tượng nứt.
Vết nứt xuất hiện tại gối dầm hoặc đệm đầu dầm: Đầu dầm chuyển vị nhiều hơn độ võng cho phép
Nguồn: anx.vn
Nứt chân chim trên bề mặt lớp vữa tô: Vữa tô bị mất nước đột ngột, Không bảo dưỡng hoặc bảo dưỡng ít vữa bị mất nước, tô quá dày, thời gian giữa hai lớp tô chưa hợp lý nên xảy ra hiện tượng tách lớp
Nguồn: mcs.com.vn – shac.vn
Do hiện tượng lún nền móng: không khảo sát địa chất nền đất xây dựng công trình hoặc báo cáo khảo sát địa chất sai, có khảo sát địa chất, tính toán thiết kế kết cấu sai như không tính đủ tải trọng của công trình (tải trọng tĩnh và tải trọng động), tính sai kết cấu móng, có khảo sát địa chất đúng, thiết kế kết cấu đúng theo tiêu chuẩn, nhưng thi công không đúng so với thiết kế, dẫn đến hiện tượng lún, nứt nhà.
nguồn :
https://venha.vn/portfolio-items/cac-vet-nut-trong-xay-dung/#
Your Content Goes Here Your Content Goes Here Vấn đề và mối quan tâm đó không chỉ về khối lượng, các công trình như cầu, cảng, đường, nhà ở, các công trình công cộng…mà còn phức tạp về quá trình vận hành của các công trình hạ tầng này, sự
venha.vn