- Biển số
- OF-370732
- Ngày cấp bằng
- 17/6/15
- Số km
- 134
- Động cơ
- 252,310 Mã lực
Còn bài này thì sao ạVắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem của Hàn Quốc có thành phần ho gà là vắc-xin toàn tế bào, còn vắc-xin của Pháp và Bỉ là vô bào, do đó, nó làm giảm tác dụng không mong muốn sau khi tiêm
Cảnh báo: Vắc-xin Infanrix Hexa và Pentaxim không an toàn hơn Quinvaxem
http://bacsinoitru.vn/content/canh-bao-vac-xin-infanrix-hexa-va-pentaxim-khong-toan-hon-quinvaxem-1628.html
Infanrix Hexa là loại vắc-xin 6-trong-1, có tác dụng ngừa 5 loại bệnh như của Quinvaxem và cộng thêm bệnh bại liệt (poliomyelitis). Infanrix Hexa do công ty Glaxo Smith Kline (Anh) sản xuất. Nếu ai đưa con đi chích ngừa ở Singapore thì sẽ chích loại này.
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24004825
Baldo V, et al., Human Vắc-xin and Immunotherapeutics, 10(1): 129–137, 1 Jan 2014.
Trong công bố này, sau 12 năm vắc-xin được dùng ở Ý, có 15 triệu mũi Infanrix Hexa đã được tiêm. Trong đó có 63 ca tử vong đột ngột trong vòng 20 ngày kể từ khi tiêm.
Một điều đáng lưu ý là trong hóa đơn nhiều người cho con đi chích ngừa ở Singapore, các bệnh viện thường tiêm cho trẻ thêm Paracetamol (Acetaminophen), với mục đích để ngừa sốt và phản ứng phụ. Có một số vấn đề với cách làm này: Paracetamol thay đổi cách cơ thể phản ứng với vắc-xin, có khả năng làm giảm sự sản xuất kháng thể, giảm tác dụng của vắc-xin. Chưa kể ai cũng biết là Paracetamol có khả năng gây ngộ độc gan, quá liều, và dị ứng. Xem nghiên cứu dưới đây:
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19837254
Prymula R, et al., Lancet, 374(9698):1339-50, 17 Oct 2009.
Con số của bộ Y tế Việt Nam đối với Quinvaxem là: vào thời điểm năm 2013, khi Quinvaxem bị tạm dừng, đã có 15 triệu mũi tiêm và 43-47 ca tử vong. Với con số sơ bộ này Quinvaxem không nguy hiểm hơn Infanrix Hexa. Từ năm 2013 đến 2015, mỗi năm Việt Nam dùng khoảng 4,5 triệu mũi và từ lúc dùng Quinvaxem đến nay, có khoảng 63 ca tử vong. Như vậy, Việt Nam chích khoảng 24 triệu mũi với 63 ca tử vong - vẫn không nguy hiểm hơn Infanrix Hexa.
Một loại vắc-xin 5-trong-1 khác cũng được sử dụng là Pentaxim của Sanofi Pasteur. Vắc-xin này không có báo cáo về số lượng tử vong trên dân số vài triệu mũi tiêm như Quinvaxem hay Infanrix Hexa. Tuy nhiên, chúng ta hãy tạm so sánh tác dụng phụ của Quinvaxem và Pentaxim trong các thử nghiệm quy mô nhỏ, chừng vài trăm hoặc vài ngàn mũi. Dưới đây là 2 bài nghiên cứu tổng hợp nhiều thử nghiệm quy mô vài trăm đến vài ngàn mũi của Pentaxim. Tôi sẽ tổng hợp cả 2 bài, tính tỷ lệ phản ứng trên số mũi tiêm. Một điều chú ý là không phải nghiên cứu nào cũng đăng các phản ứng giống nhau, nghiên cứu nào không có phản ứng đó không thể tính vào tổng số. Có 4 phản ứng chính: sốt (fever), khó chiu, dễ quấy khóc (irritability), khóc (crying), nôn mửa (vomiting). Các thử nghiệm đôi lúc chia ra loại nhẹ và nặng, tôi gộp cả 2 vào cho đơn giản hóa và xem như trường hợp tệ nhất.
Pentaxim:
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21749196
Plotkin, et al., Expert Review of Vắc-xins, 10(7): 981-1005, 9 Jan 2014.
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15063556
Mallet, et al., Vắc-xin, 22(11-12): 1343-57, 29 Mar 2004
Dữ liệu của Pentaxim như sau:
Sốt: 10203 mũi; 11.28%
Khó chịu: 10642 mũi; 19.5%
Khóc nhiều: 10642 mũi; 5.3%
Nôn mửa: 2533 mũi; 16.07%
Quinvaxem:
http://www.sciencedirect.com/science...64410X13014370
Capeding, et al., Vắc-xin, 32(07): 888–894, 7 February 2014.
http://www.sciencedirect.com/science...64410X12011346
Schmid, Macura-Biegun, and M. Rauscher, Vắc-xin, 30(44): 6241–6248, 28 September 2012
Dữ liệu của Quinvaxem như sau:
Sốt: 3221 mũi; 13.38%
Khó chịu: 2115 mũi; 26.5%
Khóc nhiều: 2115 mũi; 8.2%
Nôn mửa: 2115 mũi; 3.8%
http://www.ijidonline.com/article/S1...145-9/fulltext
Trên là báo cáo thử nghiệm tiêm ngừa bằng Quinvaxem ở Long An. 392 mũi.
Sốt: 18.4%
Khó chịu: 7.9%
Ói mửa: 1%
Qua các con số này, Quinvaxem không gây tác dụng phụ đặc biệt nhiều so với Pentaxim.
Riêng việc xôn xao nhôn nhạo về mức độ không an toàn gây tử vong của vắc-xin thì không chỉ Việt Nam, ở Đức và Ý cũng nhôn nhạo không kém. Ở 2 nước này, 2 sản phẩm là vắc-xin 6-trong-1 Infanrix Hexa (GSK) và Hexavac (Aventis Pasteur MSD, Pháp) [tức là hàng “xịn” theo người Việt Nam]. Lên PubMed tìm “Hexavalent vắc-xin death” tìm được ít nhất 13 bài.
Kết luận chính:
Quinvaxem, theo các bằng chứng khoa học đã đăng, không nguy hiểm hơn các vắc-xin cùng dạng như Pentaxim, Infanrix Hexa, hay Hexavac. Tỷ lệ gây tác dụng phụ như sốt, ói mửa, khóc, khó chịu cũng không đặc biệt cao hơn. Liệu pháp bác sĩ Singapore tiêm Paracetamol cùng lúc với vắc-xin là liệu pháp không được khuyến khích.