Hôm nay rảnh rỗi lại gần sang năm học mới nên cháu viết vào dòng hầu các cụ, mợ đang chuẩn bị cho con học đại học. Hơi dài nhưng sẽ rất bổ ích.
Hàng năm cứ mỗi khi hè về, là mùa sĩ tử đi thi, khi đó nhiều vị làm cha làm mẹ cũng đau đầu vì việc lo chi tiêu tài chính, người có điều kiện cho con đi du học thì đau đầu với câu hỏi đi đâu?
Qua một số tư vấn cho nhiều bậc cha mẹ cháu xin có một chút chia sẻ như sau, mong rằng chút ít kinh nghiệm sẽ giải đáp phần nào một số thắc mắc của các bậc lầm cha làm mẹ.
Thường câu hỏi trước tiên là đi đâu, do đặc thù học sinh của ta học tiếng Anh từ bé nên các gia đình thường hướng cho các cháu tới các nước nói tiếng Anh, đó là một sự lựa chọn đúng và thường xuyên, tuy nhiên có một trở ngại là vấn đề tài chính, vì du học tự túc nên thường là rất đắt, nhất là Anh, Mỹ, Úc, không phải cháu nào cũng có khả năng xin được học bổng toàn phần. Sau nữa là đi Đức, đi Đức có ưu điểm chi phí thấp, vì học hầu như không phải trả tiền, chỉ phải chi phí ăn ở, hợp với đa phần các gia đình, nhưng có phần khó ở việc học tiếng Đức, nhiều cháu ngại. Nhiều gia đình lại muốn con học đại học tiếng Anh tại Đức, nhưng học tiếng Anh tại Đức thì chi phí cũng cao, và sau này ra trường khả năng ở lại là không có, vì chẳng ai chấp nhận nhận nhân viên mà không nói được tiếng nói của họ.
Thứ hai là câu hỏi học gì? Đi du học thì nên học những ngành mà ở khắp nơi đều cần kiến thức đó, tránh một điều như có cha mẹ đến nhờ tư vấn và mong muốn con sang Đức học luật sau đó lại về VN làm việc, xin thưa là luật mỗi nước một khác, không thể tùy tiện suy nghĩ như thế được, sẽ mất thời gian và tiền bạc vào những việc viển vông, không thực tế, nên việc lựa chọn ban đầu rất quan trọng.
Câu hỏi thứ ba là có đậu visa không? Nếu đầy đủ tiêu chí thì khả năng đậu gần như 100%, ta nên đặt câu hỏi ngược lại, liệu có không đậu visa không? Và không đậu thì tại sao? Thường không đậu vì thực lực đuối, khi phỏng vấn bị nhận biết điều đó, nhân viên sứ quán có nghiệp vụ, rất tinh và hay hỏi giăng bẫy những câu hỏi không đâu, nên việc tập luyện phỏng vấn rất quan trọng. Khi phỏng vấn nên tránh để lộ những quan hệ ruột thịt (cô, gì, chú, bác) ở bên đó, đặc biệt là Đức vì họ nghĩ với những quan hệ đó, nếu không học được „té“ ra vẫn có cửa ở lại nên khả năng bị bác sẽ cao hơn.
Cụ mợ nào công tác ở sứ quán các nước xác nhận cái nhỉ. Tóm lại khi nộp hồ sơ điềm đạm, nhưng phải tự tin, bị phỏng vấn phải nói to, rõ ràng và liền mạch, việc nói nếu khả năng bị hạn chế nên tự thân luyện tập, tham gia một lớp kịch nói chẳng hạn, xin khẳng định là không thừa. Không bao giờ từ bỏ mục tiêu và buông tay dễ dàng trong việc xin visa. Người tư vấn có thể giúp các cháu 80-90% 20% cuối cùng vẫn là các cháu. Chúc các cụ, mợ cà các cháu thành công
Hàng năm cứ mỗi khi hè về, là mùa sĩ tử đi thi, khi đó nhiều vị làm cha làm mẹ cũng đau đầu vì việc lo chi tiêu tài chính, người có điều kiện cho con đi du học thì đau đầu với câu hỏi đi đâu?
Qua một số tư vấn cho nhiều bậc cha mẹ cháu xin có một chút chia sẻ như sau, mong rằng chút ít kinh nghiệm sẽ giải đáp phần nào một số thắc mắc của các bậc lầm cha làm mẹ.
Thường câu hỏi trước tiên là đi đâu, do đặc thù học sinh của ta học tiếng Anh từ bé nên các gia đình thường hướng cho các cháu tới các nước nói tiếng Anh, đó là một sự lựa chọn đúng và thường xuyên, tuy nhiên có một trở ngại là vấn đề tài chính, vì du học tự túc nên thường là rất đắt, nhất là Anh, Mỹ, Úc, không phải cháu nào cũng có khả năng xin được học bổng toàn phần. Sau nữa là đi Đức, đi Đức có ưu điểm chi phí thấp, vì học hầu như không phải trả tiền, chỉ phải chi phí ăn ở, hợp với đa phần các gia đình, nhưng có phần khó ở việc học tiếng Đức, nhiều cháu ngại. Nhiều gia đình lại muốn con học đại học tiếng Anh tại Đức, nhưng học tiếng Anh tại Đức thì chi phí cũng cao, và sau này ra trường khả năng ở lại là không có, vì chẳng ai chấp nhận nhận nhân viên mà không nói được tiếng nói của họ.
Thứ hai là câu hỏi học gì? Đi du học thì nên học những ngành mà ở khắp nơi đều cần kiến thức đó, tránh một điều như có cha mẹ đến nhờ tư vấn và mong muốn con sang Đức học luật sau đó lại về VN làm việc, xin thưa là luật mỗi nước một khác, không thể tùy tiện suy nghĩ như thế được, sẽ mất thời gian và tiền bạc vào những việc viển vông, không thực tế, nên việc lựa chọn ban đầu rất quan trọng.
Câu hỏi thứ ba là có đậu visa không? Nếu đầy đủ tiêu chí thì khả năng đậu gần như 100%, ta nên đặt câu hỏi ngược lại, liệu có không đậu visa không? Và không đậu thì tại sao? Thường không đậu vì thực lực đuối, khi phỏng vấn bị nhận biết điều đó, nhân viên sứ quán có nghiệp vụ, rất tinh và hay hỏi giăng bẫy những câu hỏi không đâu, nên việc tập luyện phỏng vấn rất quan trọng. Khi phỏng vấn nên tránh để lộ những quan hệ ruột thịt (cô, gì, chú, bác) ở bên đó, đặc biệt là Đức vì họ nghĩ với những quan hệ đó, nếu không học được „té“ ra vẫn có cửa ở lại nên khả năng bị bác sẽ cao hơn.
Cụ mợ nào công tác ở sứ quán các nước xác nhận cái nhỉ. Tóm lại khi nộp hồ sơ điềm đạm, nhưng phải tự tin, bị phỏng vấn phải nói to, rõ ràng và liền mạch, việc nói nếu khả năng bị hạn chế nên tự thân luyện tập, tham gia một lớp kịch nói chẳng hạn, xin khẳng định là không thừa. Không bao giờ từ bỏ mục tiêu và buông tay dễ dàng trong việc xin visa. Người tư vấn có thể giúp các cháu 80-90% 20% cuối cùng vẫn là các cháu. Chúc các cụ, mợ cà các cháu thành công
Chỉnh sửa cuối: