Cái này sai trầm trọng bác nhá!
Dâng hương không chỉ có nghĩa là đốt hương, thắp nhang mà nó còn mang cả một văn hóa và đạo lý, cao hơn nữa nó còn mang ý nghĩa của một quan niệm triết lý vũ trụ và nhân sinh. Nó không phải là một động tác thắp nhang, đốt hương mà nó đã trở thành một tập tục dâng hương có nghi thức, có luật tắc rõ ràng.
Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt của Minh Tâm - Thanh Nghị :Hương là mùi thơm, vật đốt cho thơm khi cúng, khi nguyện v.v... (Lò trong ngát dạ, đỉnh ngoài bay hương (Nhị độ Mai). Theo Từ điển Phật học Huệ Quang: Hương liệu được tinh luyện từ dầu của những loại cỏ hoặc gỗ thơm, gồm các loại như Chiên đàn hương, Trầm thủy hương, Đinh tử hương, Uất kim hương, Long não hương. Năm thứ hương này Mật giáo thường sử dụng trong lúc lập đàn. Nếu phân biệt theo cách sử dụng và chế tạo thì có các loại như Đồ hương (hương xoa trên thân), Thiêu hương (hương đốt để xông), Huân hương (hương ướp), Mạc hương (hương bột dùng để rắt nơi đạo tràng và chùa miếu), Hương Thủy (nước hương).
Tập tục dâng hương theo quan điểm của Phật giáo, Hương thắp lên vừa đạt được ý nguyện tâm linh dâng mùi thơm và chuyển lời cầu nguyện lên ngôi Tam bảo chứng minh, vừa để biểu hiện chính tâm hướng tới điều thiện.
dâng hương không phải là một hành động mê tín dị đoan mà là một truyền thống văn hóa tín ngưỡng của dân tộc, chúng ta không thể quên được nguồn gốc văn hóa Đông phương. Đó chính là một trong những biểu tượng văn minh của người Á Đông mà các nước Tây phương khó có thể tìm được giá trị tâm linh ấy trong cuộc sống xã hội của họ.
Riêng đối với Phật giáo: Việc dâng hương cúng dường chư Phật mang nhiều ý nghĩa, từ sự hiển lý, không những làm tăng vẻ uy nghiêm, phá tiêu chướng khí nơi đạo tràng, mà còn làm cho tỏ ngộ chơn thường, đạt thể tánh tịnh minh.