Thấy có rất nhiều cụ lăn tăn, và chưa hiểu rõ về phần ép cọc, vậy hôm nay trời mưa rảnh rỗi, em xin mạn phép có chút kinh nghiệm và phần cọc bê tông Cốt thép để chia sẻ với các cụ:
- Cọc bê tông cốt thép trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại, nhưng trong tất cả các loại, theo em đánh giá cọc của
Công ty Thăng Long ( có dấu Cs- kiểm soát chất lượng) là tốt nhất.
- Cọc BTCT có nhiều chủng loại khác nhau trên thị trường: Thép chủ thái nguyên (Tisco) , Việt Úc (VUC), Việt Mỹ, Đa Hội, nhưng trong các loại trên, cọc thép Tisco và VUC là tốt nhất, giá thành có thể đắt hơn 1 chút, nhưng đảm bảo hơn cho móng nhà của các cụ.
- Với cọc mua sẵn mác BT đổ cọc chỉ có mác 200, vậy nên sức chịu tải của cọc 200x200 chỉ khoảng 18- 22T/ 1 đầu cọc, cọc 250x250 thì được 23- 27T/ 1 đầu cọc. Các thông số trên rất quan trọng, vì để đảm bảo cho cái " bàn chân" ngôi nhà có thể đứng vững. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây, làm sao ép bao nhiêu cọc là tốt, là đủ và sao thì thừa quá? sao có thể theo dõi được ép bao nhiêu là đủ tải?
- Với nhà phố: tải trọng bản thân+ tĩnh tải+ hoạt tải+ kê đồ+...= 900kg/ 1m2 ( với sàn bê tông dày khoảng 10-12 cm).
Vậy với nhà phố 5 tầng, diện tích 50m2/ 1 san= 250 m2, tải trọng tính toán sơ bộ của cả nhà= 900x250= 225 tấn. Nhà ống, có khoảng 8 cột, vậy mỗi cột truyền tải xuống chân cột và đế móng= 225/8= 29T/ 1 cột.
Vậy Trung bình mỗi móng sẽ có 2 cọc 200x200 với tải trọng ép khoảng 18T/ 1 đầu ( mức tính toán chưa có hệ số an toàn ) vậy là các cụ có thể tính toán sơ bộ tối thiểu được số đầu cọc của nhà rồi ạ.
Để có thể nắm được xem khi đơn vị ép được bao nhiêu Tấn, và cọc có chịu tải trọng theo đúng thiết kế không, các cụ có công thức tính như sau:
số pít tông máy ép x Diện tích pittong máy ép x áp suất ép cọc.
Giả sử: máy ép cọc 200x200 có 2 pít tông, đường kính pít tông là 12cm, vậy ta có diện tích mặt pittong như sau: 6x6x3,14=113 cm2
Máy có 2 pittong ép, áp suất ép các cụ nhìn đồng hồ ép cọc, cái vạch màu đen chỉ trị số ép theo đơn vị kg/cm2, giả sử máy ép max khi cọc không xuống được nữa là 160 kg/cm2 vậy Lực ép máy là: 2x 113x 160= 36160 Kg= 36,16T từ đấy ta có sức chịu tải đầu cọc thực tế= lực ép máy/2= 26/2= 18T.
Nhưng thường thực tế, các máy ép cọc trên thị trường đều hiển thị áp suất ép không chuẩn qua thời gian, nên tính trị số an toàn thì lực đầu cọc mới chỉ đạt được 15T, nếu gặp trường hợp máy như vậy, 1 là yêu cầu thay máy khác để ép, không thì ép thêm đầu cọc các cụ nhé.
Trong quá trình ép, chú ý các phần việc sau: nếu ép sâu và dầy cọc nên yêu cầu đơn vị thi công khoan dẫn đầu cọc, tránh khi ép cọc làm xô đất nền công trình liền kề, liên kết các đốt cọc với nhau bằng việc hàn bản mã, yêu cầu hàn bản mã 4 mặt của liên kết, và chú ý nhất là chiều thẳng đứng của cọc khi ép, vì chỉ cần cọc bị xiên, sức chịu tải của đầu cọc đã bị biến đổi theo 1 kiểu khác rồi.
Có mấy cái ảnh mời các cụ xem để làm tư liệu tham khảo:
Ảnh 1: chủng loại cọc ( cọc thăng Long) có dấu xanh ở đầu (CS)
Ảnh 2: Công tác khoan neo máy ép
Ảnh 3: Hàn bản mã 4 mặt các cọc nối tiếp.
Trên hình là ép cọc BTCT 250x250 1 công trình em đang thi công, trị số công suất ép: 230.
Máy ép dầu, có 2 pít tông, đường kính pittong là 14cm, sức chịu tải đầu cọc theo thiết kế là 27T, vậy theo các cụ: Như vậy ép đã đủ sức chịu tải đầu cọc chưa ạ?