- Biển số
- OF-420769
- Ngày cấp bằng
- 5/5/16
- Số km
- 22
- Động cơ
- 219,320 Mã lực
- Tuổi
- 36
Thiết kế:
Ấn tượng đầu tiên phải kể đến khi nói về điện thoại OnePlus X chính là thiết kế đẹp mắt và sang trọng của máy. Lớp vỏ được làm nguyên khối từ 2 chất liệu kim loại và kính – điều này tương đồng với các model cao cấp củaSamsung (A5 A7 2016), tuy nhiên OnePlus X có mức giá “mềm” hơn rất nhiều. Thêm vào đó, các chi tiết trên lớp vỏ đều được gia công và ghép nối kỹ lưỡng, mang lại cảm giác bền bỉ, cứng cáp, cùng với phần viền dày chỉ 6.9 mm giúp người dùng luôn có được cảm giác cầm giữ máy vừa vặn và thoải mái trong lòng bàn tay.
Mặt lưng bằng kính của máy được thiết kế dạng nổi trông cực kỳ bóng bảy và bắt mắt, tuy nhiên có một nhược điểm là nó khá dễ bám bụi bẩn và vân tay, và những dấu vết này đều hiện lên khá rõ trên nền vỏ màu đen. Một giải pháp cho vấn đề này là sử dụng ốp lưng bằng nhựa dẻo được nhà sản xuất tặng kèm khi mua máy, tuy nhiên điều đó có thể sẽ khiến OnePlus X mất đi ít nhiều sự cuốn hút.
Phần khung viền kim loại của OnePlus X được chế tác thêm những những rảnh nhỏ chạy dọc đem đến sự khác biệt và cảm giác cực kỳ thích tay khi chạm vào. Đặc biệt, ở cạnh phải, nhà sản xuất còn bố trí thêm 1 nút gạt cho phép người dùng chuyển đổi qua lại nhanh chóng giữa các chế độ âm thanh.
Giống như nhiều thiết bị tầm trung khác, OnePlus X cũng hỗ trợ tính năng 2 sim 2 sóng, tuy nhiên cách thiết kế khay sim khiến cho người dùng chỉ có thể chọn sử dụng cùng lúc 2 sim hoặc 1 sim + thẻ nhớ microSD.
Một điểm ấn tượng khác của OnePlus X là máy được trang bị màn hình 5,0 inch đạt chuẩn Full HD 1080p, cho mật độ điểm ảnh lên đến 441 ppi, nhờ đó các chi tiết hình ảnh sẽ luôn được tái hiện một cách rõ ràng, sắc nét. Thêm nữa, màn hình này sử dụng công nghệ tấm nền AMOLED vốn nổi tiếng trên nhiều mẫu smartphone của Samsung, cho màu sắc rực rỡ và nịnh mắt, rất thích hợp khi duyệt ảnh, chơi game 3D hay xem các video chất lượng cao.
Mặt khác, chúng ta đều biết rằng màn hình AMOLED có ưu điểm ở khả năng tiết kiệm pin, đặc biệt là khi hiển thị những khung hình màu đen. Có lẽ là nhằm tận dụng tính năng này, nhà sản xuất đã thiết kế giao diện OxygenOS có thêm chế độ hiển thị nền tối. Mặt khác, một số tính năng cử chỉ được thêm vào để như nhấp đúp để mở sáng màn hình, vẽ chữ O để mở máy ảnh… nhằm giúp người dùng thao tác nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Ngoài ra, các thiết kế giao diện thông báo, cài đặt nhanh và icon ứng dụng hầu như được giữ nguyên vẹn so với thiết kế gốc của Google, điều này sẽ giúp người dùng dễ dàng làm quen khi sử dụng.
Máy sở hữu vi xử lý lõi tứ Snapdragon 801 – con chip đầu bảng của Qualcomm trong năm 2014, cùng với đó là dung lượng RAM 3GB và bộ nhớ trong 16GB. Ở thời điểm hiện tại, tất nhiên cấu hình này không còn được xem là hàng “khủng”, nhưng nó vẫn hoàn toàn đủ để đáp ứng những nhu cầu sử dụng cơ bản và nâng cao của người dùng. OnePlus X có thể đương đầu tốt với những tựa game 3D nặng nề nhất trên nền tảng Android, cộng thêm khả năng xử lý đa nhiệm trơn tru, mượt mà, rất hiếm khi xảy ra tình trạng giật lag hay đứng hình.
Đánh giá bởi ứng dụng Antutu Benchmark cho OnePlus X số điểm hơn 47.000 - Kết quả cực tốt trong phân khúc giá của thiết bị này. Khi chưa cài thêm các ứng dụng chạy nền, dung lượng RAM trống của máy còn khá lớn, lên đến 1,9GB.
Camera:
Camera chính của OnePlus X có độ phân giải 13MP và khẩu độ f/2.2 – đây là những thông số khá phổ thông ở phân khúc tầm trung hiện nay. Ứng dụng chụp ảnh mặc định được thiết kế khá đơn giản, trực quan và có tích hợp sẵn một số chế độ chụp phổ thông như Panorama, HDR, Slow Motion, hỗ trợ thêm việc điều chỉnh các thông số như thời gian phơi sáng (tối đa 15 giây), cân bằng trắng hay ISO. Thêm vào đó, tốc độ chụp và lưu ảnh khá nhanh giúp người dùng dễ dàng lưu giữ lại các khoảnh khắc đáng nhớ.
Trong trường hợp đủ sáng thì OnePlus X cho chất lượng ảnh chụp khá tốt, các chi tiết rõ nét, màu sắc đẹp. Tuy vậy những bức ảnh khi chụp thiếu sáng lại thường bị nhiễu và nổi hạt. Có thể nói camera chính là bộ phận ít được đầu tư nhất trên OnePlus X và đây là điểm chiếc điện thoại này thua kém so với các model cao cấp. Tất nhiên với mức giá của sản phẩm, đây là điều mà chúng ta có thể chấp nhận được.
Thời lượng pin và nhiệt độ:
OnePlus X được trang bị viên pin có dung lượng 2525 mAh – một con số không quá nổi bật nếu so sánh với cấu hình máy. Tuy vậy, nhờ sự hỗ trợ của màn hình AMOLED tiết kiệm điện năng, viên pin này vẫn có thể duy trì thời lượng sử dụng khoảng 1 ngày ở điều kiện thông thường, đáp ứng ổn nhu cầu của người dùng.
Theo đánh giá của công cụ Antutu Tester, viên pin của OnePlus X đạt số điểm hơn 4.200/10.000, một kết quả ở mức trung bình.
Tuy vậy, có một vấn đề là máy nóng lên khá nhanh trong quá trình hoạt động, đặc biệt là khi chơi game hay chạy các ứng dụng “nặng”. Mức nhiệt độ đo được trong quá trình kiểm tra bằng công cụ Antutu Tester luôn đạt trên 42 độ C, dù không quá nóng nhưng vẫn mang lại đôi chút khó chịu. Đây cũng là điều thường thấy ở các smartphone có thiết kế mỏng gọn và nguyên khối, do không gian tản nhiệt bên trong máy đã bị thu hẹp đáng kể.
Kết luận:
Điểm mạnh
- Thiết kế đẹp mắt, cuốn hút;
- Màn hình AMOLED hiển thị đẹp, tiết kiệm điện năng;
- Cấu hình “hiếm cố” trong tầm giá;
- Giao diện dễ làm quen và sử dụng;
Điểm yếu
- Mặt lưng bằng kính dễ bám vân tay;
- Máy nhanh bị nóng(không quá nóng – ở mức chấp nhận được) khi chơi game.
Ấn tượng đầu tiên phải kể đến khi nói về điện thoại OnePlus X chính là thiết kế đẹp mắt và sang trọng của máy. Lớp vỏ được làm nguyên khối từ 2 chất liệu kim loại và kính – điều này tương đồng với các model cao cấp củaSamsung (A5 A7 2016), tuy nhiên OnePlus X có mức giá “mềm” hơn rất nhiều. Thêm vào đó, các chi tiết trên lớp vỏ đều được gia công và ghép nối kỹ lưỡng, mang lại cảm giác bền bỉ, cứng cáp, cùng với phần viền dày chỉ 6.9 mm giúp người dùng luôn có được cảm giác cầm giữ máy vừa vặn và thoải mái trong lòng bàn tay.
Mặt lưng bằng kính của máy được thiết kế dạng nổi trông cực kỳ bóng bảy và bắt mắt, tuy nhiên có một nhược điểm là nó khá dễ bám bụi bẩn và vân tay, và những dấu vết này đều hiện lên khá rõ trên nền vỏ màu đen. Một giải pháp cho vấn đề này là sử dụng ốp lưng bằng nhựa dẻo được nhà sản xuất tặng kèm khi mua máy, tuy nhiên điều đó có thể sẽ khiến OnePlus X mất đi ít nhiều sự cuốn hút.
Phần khung viền kim loại của OnePlus X được chế tác thêm những những rảnh nhỏ chạy dọc đem đến sự khác biệt và cảm giác cực kỳ thích tay khi chạm vào. Đặc biệt, ở cạnh phải, nhà sản xuất còn bố trí thêm 1 nút gạt cho phép người dùng chuyển đổi qua lại nhanh chóng giữa các chế độ âm thanh.
Giống như nhiều thiết bị tầm trung khác, OnePlus X cũng hỗ trợ tính năng 2 sim 2 sóng, tuy nhiên cách thiết kế khay sim khiến cho người dùng chỉ có thể chọn sử dụng cùng lúc 2 sim hoặc 1 sim + thẻ nhớ microSD.
Một điểm ấn tượng khác của OnePlus X là máy được trang bị màn hình 5,0 inch đạt chuẩn Full HD 1080p, cho mật độ điểm ảnh lên đến 441 ppi, nhờ đó các chi tiết hình ảnh sẽ luôn được tái hiện một cách rõ ràng, sắc nét. Thêm nữa, màn hình này sử dụng công nghệ tấm nền AMOLED vốn nổi tiếng trên nhiều mẫu smartphone của Samsung, cho màu sắc rực rỡ và nịnh mắt, rất thích hợp khi duyệt ảnh, chơi game 3D hay xem các video chất lượng cao.
Mặt khác, chúng ta đều biết rằng màn hình AMOLED có ưu điểm ở khả năng tiết kiệm pin, đặc biệt là khi hiển thị những khung hình màu đen. Có lẽ là nhằm tận dụng tính năng này, nhà sản xuất đã thiết kế giao diện OxygenOS có thêm chế độ hiển thị nền tối. Mặt khác, một số tính năng cử chỉ được thêm vào để như nhấp đúp để mở sáng màn hình, vẽ chữ O để mở máy ảnh… nhằm giúp người dùng thao tác nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Ngoài ra, các thiết kế giao diện thông báo, cài đặt nhanh và icon ứng dụng hầu như được giữ nguyên vẹn so với thiết kế gốc của Google, điều này sẽ giúp người dùng dễ dàng làm quen khi sử dụng.
Hiệu năng:
Máy sở hữu vi xử lý lõi tứ Snapdragon 801 – con chip đầu bảng của Qualcomm trong năm 2014, cùng với đó là dung lượng RAM 3GB và bộ nhớ trong 16GB. Ở thời điểm hiện tại, tất nhiên cấu hình này không còn được xem là hàng “khủng”, nhưng nó vẫn hoàn toàn đủ để đáp ứng những nhu cầu sử dụng cơ bản và nâng cao của người dùng. OnePlus X có thể đương đầu tốt với những tựa game 3D nặng nề nhất trên nền tảng Android, cộng thêm khả năng xử lý đa nhiệm trơn tru, mượt mà, rất hiếm khi xảy ra tình trạng giật lag hay đứng hình.
Đánh giá bởi ứng dụng Antutu Benchmark cho OnePlus X số điểm hơn 47.000 - Kết quả cực tốt trong phân khúc giá của thiết bị này. Khi chưa cài thêm các ứng dụng chạy nền, dung lượng RAM trống của máy còn khá lớn, lên đến 1,9GB.
Camera:
Camera chính của OnePlus X có độ phân giải 13MP và khẩu độ f/2.2 – đây là những thông số khá phổ thông ở phân khúc tầm trung hiện nay. Ứng dụng chụp ảnh mặc định được thiết kế khá đơn giản, trực quan và có tích hợp sẵn một số chế độ chụp phổ thông như Panorama, HDR, Slow Motion, hỗ trợ thêm việc điều chỉnh các thông số như thời gian phơi sáng (tối đa 15 giây), cân bằng trắng hay ISO. Thêm vào đó, tốc độ chụp và lưu ảnh khá nhanh giúp người dùng dễ dàng lưu giữ lại các khoảnh khắc đáng nhớ.
Trong trường hợp đủ sáng thì OnePlus X cho chất lượng ảnh chụp khá tốt, các chi tiết rõ nét, màu sắc đẹp. Tuy vậy những bức ảnh khi chụp thiếu sáng lại thường bị nhiễu và nổi hạt. Có thể nói camera chính là bộ phận ít được đầu tư nhất trên OnePlus X và đây là điểm chiếc điện thoại này thua kém so với các model cao cấp. Tất nhiên với mức giá của sản phẩm, đây là điều mà chúng ta có thể chấp nhận được.
Thời lượng pin và nhiệt độ:
OnePlus X được trang bị viên pin có dung lượng 2525 mAh – một con số không quá nổi bật nếu so sánh với cấu hình máy. Tuy vậy, nhờ sự hỗ trợ của màn hình AMOLED tiết kiệm điện năng, viên pin này vẫn có thể duy trì thời lượng sử dụng khoảng 1 ngày ở điều kiện thông thường, đáp ứng ổn nhu cầu của người dùng.
Theo đánh giá của công cụ Antutu Tester, viên pin của OnePlus X đạt số điểm hơn 4.200/10.000, một kết quả ở mức trung bình.
Tuy vậy, có một vấn đề là máy nóng lên khá nhanh trong quá trình hoạt động, đặc biệt là khi chơi game hay chạy các ứng dụng “nặng”. Mức nhiệt độ đo được trong quá trình kiểm tra bằng công cụ Antutu Tester luôn đạt trên 42 độ C, dù không quá nóng nhưng vẫn mang lại đôi chút khó chịu. Đây cũng là điều thường thấy ở các smartphone có thiết kế mỏng gọn và nguyên khối, do không gian tản nhiệt bên trong máy đã bị thu hẹp đáng kể.
Kết luận:
Điểm mạnh
- Thiết kế đẹp mắt, cuốn hút;
- Màn hình AMOLED hiển thị đẹp, tiết kiệm điện năng;
- Cấu hình “hiếm cố” trong tầm giá;
- Giao diện dễ làm quen và sử dụng;
Điểm yếu
- Mặt lưng bằng kính dễ bám vân tay;
- Máy nhanh bị nóng(không quá nóng – ở mức chấp nhận được) khi chơi game.