Lâu lắm rồi mới có thời gian viết bài trả lời mợ. Một phần vì phải ôn luyện thi 2 kỳ thi là AWS CCP (Certified Cloud Practitioner) và CIPP (Certified Information Privacy Professional), một phần là vì tôi vẫn đang onboard cho việc làm product managment ở một công ty EdTech khá lớn ở Mỹ.
Về câu hỏi của mợ, tôi sẽ trả lời dựa theo 3 nguồn thông tin cá nhân:
1. Quá trình ứng tuyển cho vị trí Senior PM của tôi gần đây + tin tuyển dụng trên LinkedIn:
a. Sơ lược: Tôi nộp đơn cho khoảng 500 vị trí đủ mọi ngành nghề, từ EdTech đến HealthTech, Ecommerce, Fintech, v.v. Trong đó có khoảng 50 nơi vượt qua vòng kiểm tra resume và được nhận cuộc gọi để nói chuyện với nhân viên tuyển dụng (recruiter - screening call), 40 nơi vượt qua screening call để đến vòng phỏng vấn với nhà phụ trách tuyển dụng/sếp trực tiếp (hiring manager), và khoảng 10 nơi được đến vòng cuối. Tôi ứng tuyển từ Sr PM đến Group/Principal PM và cả Product Director, đồng thời vì nộp đơn ở giai đoạn tháng 7 và 8 năm nay đúng giai đoạn đóng băng của cả nghành high tech nên có nhiều nơi đăng tin tuyển rồi lại hủy giữa chừng, dẫn đến tỷ lệ được phỏng vấn thấp hơn mong đợi.
b. Theo trí nhớ của tôi thì trong 500 tin tuyển dụng đó thì có khoảng 75% đề cập đến yếu tố ưu tiên (preferred qualification/bonus) là ứng cử viên có bằng cử nhân với chuyên nghành liên quan đến lĩnh vực định lượng (quantitative ~ toán, thống kê, tài chính, kinh tế, CNTT). 25% còn lại không đề cập đến chuyên nghành. 100% tin tuyển dụng yêu cầu bằng cử nhân. Khoảng 25% đề cập đến MBA hoặc bằng thạc sĩ trong lĩnh vực định lượng hoặc có liên quan khác (tài chính, giáo dục, v.v.) như là yếu tố ưu tiên.
c. 95% các cuộc phỏng vấn không nhắc đến bằng cấp hay chuyên nghành trong nội dung nói chuyện. Hiếm hoi lắm mới có công ty ngoài lĩnh vực giáo dục thì hỏi tôi lý do tại sao muốn làm trong HealthTech hay Fintech sau khi đã gắn bó hơn 6 năm trời với giáo dục.
d. 100% các cuộc phỏng vấn hỏi về kinh nghiệm quá khứ (từ hành vi, cách giải quyết vấn đề ~ behavior đến quá trình đạt thành tích ~achievement) nhưng chỉ có khoảng 30% yêu cầu giải quyết vấn đề giả định trực tiếp lúc phỏng vấn (live case / hypothetical situation) và 10% yêu cầu làm bài tập về nhà (take home assignment) dưới dạng case study. Tôi sẽ đăng lại các cases này (không bị cấm bởi NDA) trong 1 chủ đề trong tương lai về product management. Nội dung các live case thường là kiểu làm thế nào để tăng khả năng kiếm tiền (monetization) hay đưa ra giải pháp cải thiện một vấn đề giả tưởng của một sản phẩm công nghệ có tiếng nào đó chứ thường không phải là sản phẩm của nhà tuyển dụng. Các live case phổ biến đều có thể tìm thấy bằng Google và Youtube và đều có cách luyện cũng như cách tiếp cận tiêu chuẩn (framework). Nhưng các bài tập về nhà thì thường rất đặc trưng và cần nhiều thời gian và kỹ năng thu thập thông tin cũng như phân tích và làm mẫu tương tác được (interactive prototype ~ bằng Figma).
Theo tôi được biết thì quy trình phỏng vấn dùng live case và cả take home case cũng được áp dụng ở mức độ phổ biến tương tự cho các vị trí cho người mới vào nghề (entry level) như (associate) Product Manager hay Product Owner.
Từ a, b, c --> học chuyên nghành định lượng sẽ tăng khả năng được vào vòng screening call. Tuy nhiên cũng có rất nhiều cách khác để làm tăng khả năng đó như có thành tích internship và có portfolio cá nhân về business analytics, thiết kế, v.v.
Từ d --> học bất kỳ chuyên nghành nào thì cũng có thể vượt qua được các cuộc phỏng vấn kiểu behavioral và live case (có thể luyện tập và chuẩn bị trước được) nhưng đối với các thử thách kiểu take home case thì thường những ai học qua các lớp CNTT, tài chính, v.v. (không nhất thiết là phải major mà minor hoặc tham gia các câu lạc bộ kiểu case/consulting club cũng được) và có kỹ năng thực tế sẽ chiếm ưu thế hơn. Ưu thế đó sẽ càng thể hiện rõ ở các take home case với thời hạn ngắn (2-3 ngày) và có yêu cầu làm thuyết trình trước hội đồng nhà phỏng vấn (presentation + panel defense).
2. Quá trình tuyển dụng PM/product intern ở công ty EdTech trước của tôi
- Tôi là người xét duyệt resume (trước khi cho vào vòng 1) và phỏng vấn vòng 3 (sau vòng 1 với recruiter và vòng 2 với hiring manager ~ sếp trực tiếp của tôi).
- Trong khi sếp tôi không đề cao danh tiếng của nơi ứng viên nhận bằng cử nhân/thạc sĩ thì tôi lại đề cao nó và du di hơn với ứng viên từ trường "xịn" nhưng ít kinh nghiệm liên quan.
- Cả sếp tôi và tôi đều không quan tâm đến chuyên nghành cho lắm, chỉ viết trong tin tuyển dụng là ưu tiên cho ứng viên với bằng sau cử nhân trong chuyên nghành liên quan nhưng cũng không giải thích cụ thể là những chuyên nghành nào. Trong quá trình phỏng vấn cũng không bao giờ đả động đến chuyên nghành.
- Các chứng chỉ có liên quan đến PM như nhóm scrum/agile - CSPO (Certified Scrum Product Owner), PSPO (Professional Scrum Product Owner) - hay nhóm PM certificates (từ các công ty như Product School, AIPMM, Reforge, v.v.) cũng không được chúng tôi quan tâm cho lắm. Các chứng chỉ nhóm scrum/agile có thể sẽ khá hữu ích cho các công ty dùng scrum/agile nhiều và cho các vị trí PM kiêm PO (Product owner) hay Scrum master. Cũng có nhiều nhà tuyển dụng chia sẻ trên reddit rằng mặc dù họ không đánh giá cao các PM certificates cho lắm, nhưng khi họ đứng giữa hai lựa chọn đều là ứng cử viên fresher/entry level ngang ngửa nhau thì người nào có PM certificate sẽ được ưu tiên hơn.
3. Xem xét profile của các đồng nghiệp làm PM của tôi ở công ty hiện tại:
- Một đồng nghiệp của tôi tốt nghiệp nghành Psychology từ hệ thống trường University of California. Sau khi gia nhập công ty này thì làm Research Coordinator. Sau 3 năm làm việc thì trở thành Product Manager.
- Sếp trực tiếp của tôi tốt nghiệp với tấm bằng thiết kế (Bachelor of Fine Arts) từ một học viện mỹ thuật có tiếng ở Mỹ. Khi gia nhập công ty hiện tại của tôi thì sếp tôi làm Visual Designer nhưng sau 6 năm với mấy lần thăng chức (đặc biệt là lần thăng+đổi chức từ Senior Product Designer sang Product Manager) thì nay đã trở thành Product Director.
- Một trong số nhiều VP of Product ở công ty tôi thì tốt nghiệp cử nhân nghành nhánh của Psychology từ University of Chicago, sau đó có học thạc sĩ giáo dục ở Columbia University. Trước khi gia nhập công ty thì có thời gian làm về giáo dục trong chính quyền thành phố. Khi gia nhập thì có chức vụ Product Director và chỉ trong vòng hơn 1 năm thì thành VP.
-
Kết luận: học nghành nào cũng được, có hay không có chứng chỉ Scrum/Agile/general PM này nọ cũng được nhưng mà cần phải chuẩn bị tốt về mặt kinh nghiệm liên quan (cùng nghành/industry thì tốt nhất), portfolio, và kỹ năng phỏng vấn cứng (giải quyết vấn đề, phân tích số liệu) cũng như mềm (thái độ tò mò, biểu cảm tích cực, khả năng kết nối xã hội với khách hàng cũng như người phỏng vấn), v.v. Và vì đặc thù của nghề về Product Management là cần có nhiều kinh nghiệm làm về đủ mọi mặt của business cũng như product, rất rất nhiều người đang làm PM hiện tại trước đó đã làm các việc tiếp giáp với PM như product designer, software engineer, data analyst, business analyst, UX researcher, v.v.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Ngoài ra thì mợ cũng có thể xem thêm các bài trên mạng về việc chuẩn bị cho nghề Product Manager:
1. https://producthq.org/career/product-manager/product-manager-education-requirements/
"On average, a product manager needs to have a Bachelor’s degree in product management, business, or any related field.
As long as your degree includes classes and courses about business management, product management, public relations, marketing, communications, advertising, basic economics, and mathematics, you’re good to go."
2.
https://www.reddit.com/r/ProductManagement/comments/ujfb2i
View attachment 7407284