Dài quá, thôi em chờ tới kiếp sau vậy.
Cảm ơn cụ. Các cháu VN chắc cũng nhiều cháu giải quốc gia lao vào thử nhưng trượt rồi mới mách nhau thế. Để biết đằng mà tránh. Em hỏi cụ trên chỉ vì cháu này là cháu gái, nên với mấy ngành học đó thường được ưu tiên hơn các bạn trai một tý. Wellesley và Caltech hình như ko hỗ trợ tài chính cho SV nước ngoài cụ ạ, nên có thích cũng ko lựa chọn nổi khi ko có đủ tiền.MIT là trường đặc biệt, hồ sơ đăng kí chắc phải 90% chọn STEM dù trai hay gái.
Cho đến thời điểm này học sinh đi từ VN sau khi hoàn thành chương trình trung học đều là những em có giải quốc tế, nhưng bảo là luật bất thành văn chắc không phải. Đơn giản đây là trường yêu thích của các em trong diện đi thi Olympic nên cạnh tranh ở một tầng khác.
MiT có chương trình dual degree với Wellesley, Caltech có chương trình 3/2 với khoảng 15 LACs. Sv học 3 năm đầu ở LAC, 2 năm cuối ở MIT/Caltech, lấy bằng của cả 2 trường, cũng là một option hay.
Cảm ơn cụ. Năm ngoái em chả biêt gì cứ tồ tồ khai thật . Năm nay đang giúp cho cháu gái con một người bạn apply đợt RD tới (cháu bỏ mất đợt ED/EA vừa rồi). Cháu gái có giải 3 quốc gia trong mấy môn cụ nói. Thì ghi môn đó là ngành học dự kiến có lợi hơn ko cụ? Con gái mà, hiếm có khó tìm hơn giai.
Cháu đấy cũng mê MIT dù tự biết la quá viển vông. Vì có luật bất thành văn là MIT chỉ cho nhiều tiền cháu nào có giải quốc tế. Giải quốc gia ko ăn thua. Có đúng vậy ko cụ?
1. Vâng đáng tiếc là theo quan sát của tôi, MIT chỉ tuyển học sinh châu Á có giải thưởng quốc tế hoặc nghiên cứu ở mức độ sâu trong lĩnh vực khoa học mặc dù trường MIT cũng có các khoa không liên quan đến khoa học như tiếng Pháp, Sử Học, v.v.Cảm ơn cụ. Các cháu VN chắc cũng nhiều cháu giải quốc gia lao vào thử nhưng trượt rồi mới mách nhau thế. Để biết đằng mà tránh. Em hỏi cụ trên chỉ vì cháu này là cháu gái, nên với mấy ngành học đó thường được ưu tiên hơn các bạn trai một tý. Wellesley và Caltech hình như ko hỗ trợ tài chính cho SV nước ngoài cụ ạ, nên có thích cũng ko lựa chọn nổi khi ko có đủ tiền.
3. Hiện nay chỉ có 7 trường tại Mỹ là need-blind đối với học sinh quốc tế:Cảm ơn cụ. Các cháu VN chắc cũng nhiều cháu giải quốc gia lao vào thử nhưng trượt rồi mới mách nhau thế. Để biết đằng mà tránh. Em hỏi cụ trên chỉ vì cháu này là cháu gái, nên với mấy ngành học đó thường được ưu tiên hơn các bạn trai một tý. Wellesley và Caltech hình như ko hỗ trợ tài chính cho SV nước ngoài cụ ạ, nên có thích cũng ko lựa chọn nổi khi ko có đủ tiền.
Chào các cụ các mợ, tôi sinh ra và lớn lên ở Việt Nam hơn 16 năm, học trong hệ song ngữ Việt-Pháp bilingue hết lớp 10 rồi mới cùng bố mẹ di cư sang Mỹ dưới diện bảo lãnh. Sang bên đấy, tôi học lại lớp 10 ở một trường cấp 3 công lập rồi tiếp tục học hết lớp 11, 12 sau đó được nhận vào Williams College (USNews LAC - Liberal Arts College #1). Trong thời gian học đại học thì tôi học Sinh Học và Tiếng Trung (Biology & Chinese double major). Sau này vì cơ duyên với Trung Quốc mà tôi sang đấy làm việc sau khi tốt nghiệp, và hiện tại đang làm giám đốc chiến lược sản phẩm giáo dục với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hướng đạo (mentorship) và tư vấn giáo dục (education consulting) tại các thành phố lớn của Trung Quốc và 80% học sinh làm việc với tôi trên 3 tháng trước khi mùa ứng tuyển đại học bắt đầu từ tháng 8 mỗi năm được nhận vào top 30 US News National Universities / LAC.
* Tôi viết bài này không nhằm mục đích quảng cáo mà chỉ mong chia sẻ kinh nghiệm và phổ biến kiến thức mà tôi có may mắn tích lũy được. Chú ý là kinh nghiệm của tôi có ít nhiều khác biệt với F1 của các cụ mợ vì tôi sang Mỹ theo diện định cư và học trò của tôi là người Trung Quốc theo học cấp 3 công lập (cả hệ Gaokao lẫn quốc tế AP/A-Level/IB) tại Trung Quốc đại lục và cấp 3 tư thục tại Mỹ. Tuy vậy, có khá nhiều điểm tương đồng giữa học sinh Việt Nam và Trung Quốc nên hi vọng là chia sẻ sau đây sẽ có ích cho các cụ mợ ở đây.
Mùa hè sau năm lớp 10, tôi tìm thấy quyển sách What High Schools Don't Tell You (And Other Parents Don't Want You toKnow): Create a Long-Term Plan for Your 7th to 10th Grader for Getting into the Top Colleges ở thư viện.Bác Uchihakula cho em hỏi với. Bác tham gia kỳ thi Olympic Sinh Học của Mỹ là do trường cử đi hay tự mình đăng ký?
Chứng chỉ A-Level có giá trị quốc tế và được xem tương đương hoặc cao hơn điểm thi AP trong một số môn đặc biệt là với điểm A* khi được xem xét bởi các đại học Mỹ. Tuy vậy, thường thì các trường cấp 3 cung cấp chương trình A-Level sẽ thường hướng học sinh du học ở các nước thuộc khối thịnh vượng chung (Commonwealth countries: Vương Quốc Anh, Úc, Canada, New Zealand, v.v.) hơn là Mỹ và bộ phận hướng dẫn du học của trường đó thường (Không phải luôn luôn) ít có kinh nghiệm với việc ứng tuyển vào đại học Mỹ.Cụ bác uyên thâm cụ cho em hỏi trương trình Cambridge đang triển khai .... cấp tiểu học, trung học .. có ổn không ạ
Ngưỡng mộ cả 2 bố con nhà cụ. 3 quyển hôm nọ cụ giới thiệu em đã mua cho con bé nhà em rồi. Con em thì từ năm ngoái bắt đầu tham gia đội tuyển toán của trường đi thi học sinh giỏi toán của bang. Em sẽ động viên nó duy trì tham gia hy vọng cái đó tăng phần làm đẹp hồ sơ. Em mong cụ chia sẻ thật nhiều để bọn em được nhờ. Đa tạ cụ.Mùa hè sau năm lớp 10, tôi tìm thấy quyển sách What High Schools Don't Tell You (And Other Parents Don't Want You toKnow): Create a Long-Term Plan for Your 7th to 10th Grader for Getting into the Top Colleges ở thư viện.
- Link amazon: www.amazon.com/What-Schools-Other-Parents-toKnow/dp/0452289521
- (Không tìm thấy ebook miễn phí ở trang tôi thường dùng)
Trong sách có nhắc đến các kỳ thi Olympiads cũng như các kỳ thi hoạt động khác có thể tham gia. Quyển này xuất bản năm 2008 nên bây giờ lạc hậu nhiều rồi.
Năm lớp 11, tôi bắt đầu học AP Biology và tôi bàn về USABO với giáo viên dạy môn này đề nghị trường bảo trợ để tôi đi thi. Rồi sau đó thì tôi bắt đầu tự ôn luyện (đọc sách Campbell Biology 7th ed và dùng các sách ôn tập AP Biology khác). Năm lớp 11 tôi chỉ qua được vòng 1 (Semi-finalist ~ vào được top 500 quốc gia). Trong trường chỉ có một mình tôi đi thi.
Sang năm lớp 12, tôi tiếp tục tự ôn tập với nhiều tài liệu hơn (chủ yếu vẫn là lý thuyết như năm lớp 11 vì trường tôi là trường công không có cơ sở vật chất tốt cũng như đội tuyển chuyên nghiệp), vượt qua vòng 1 rồi vòng 2 (Finalist ~ top 20, và là đại diện duy nhất của bang tôi ở năm đó). Đến đầu tháng 6 thì cùng các Top 20 khác tập trung đôi tuyển tại Purdue University ôn tập và trải qua các kỳ thi lý thuyết và thực hành để chọn ra top 4 để tham dự International Biology Olympiad 25th (2010) tại Hàn Quốc. Trong top 20 năm đó, có hai học sinh đến từ Menlo School (CA), một học sinh đến từ University of Chicago Laboratory High (IL), hai đến từ Stuyvesant High (NY), v.v. Chúng tôi được hướng dẫn bởi hai cựu huy chương vàng IBO (lúc đó một đang học tại Harvard và một tại Yale) cũng như đội ngũ giáo sư tại Purdue và viên chức ở CEE (Center for Excellence in Education - tổ chức phi lợi nhuận hợp tác với chính phủ và các trường để tổ chức các chương trình nghiên cứu và học thuật khoa học). Hiện giờ trong tủ sách ở nhà tôi còn giữ một bản sách Campbell Biology 8th ed được tặng bởi Purdue, trong đó có chữ ký của bốn học sinh trong top 4 và một số TOP 20 năm đó).
Năm lớp 12, tôi cũng cố chiêu mộ một vài học sinh giỏi sinh học khác trong trường để lập nhóm ôn tập nhưng cũng không thành. Chỉ có 2 học sinh khác cùng tham gia thi vòng 1 với tôi nhưng không vào được top 500.
* Tôi được nhận vào Williams College vào mùa thu năm 2009, trước khi có kết quả semi-finalist và finalist của USABO năm lớp 12. Tôi nghĩ được nhận chủ yếu vì khả năng ngoại ngữ của mình (Việt, Pháp, Anh, Tây Ban Nha), luận văn ứng tuyển, và thư giới thiệu của giáo viên AP Biology và US History Honors. Để bài khác tôi sẽ viết về thư giới thiệu làm hồ sơ ứng tuyển đại học.
Dù sao thì không có thành tích thi Olympiad cũng không sao, năm tôi tốt nghiệp có hai đứa bạn thân của tôi được nhận vào MIT và UPenn. Đứa người Myanmar (dân nhập cư sau tôi 1 năm) vào MIT hiện đang học MD-PhD in Chemistry trong chương trình liên thông Harvard-MIT. Đứa vào UPenn (dân VN nhập cư hồi tiểu học) thì hiện đang điều hành công ty ở Hàn Quốc. Ba chúng tôi có kết quả vào đại học tốt nhất trong hơn 500 học sinh khóa đấy của trường tôi.
Vâng em cám ơn cụ .. .. nghĩa là trương trình thử nghiệm 7 trường cam cấp II xễ rất khó khăn để đạt A level... theo em hiểu Như vậy.Chứng chỉ A-Level có giá trị quốc tế và được xem tương đương hoặc cao hơn điểm thi AP trong một số môn đặc biệt là với điểm A* khi được xem xét bởi các đại học Mỹ. Tuy vậy, thường thì các trường cấp 3 cung cấp chương trình A-Level sẽ thường hướng học sinh du học ở các nước thuộc khối thịnh vượng chung (Commonwealth countries: Vương Quốc Anh, Úc, Canada, New Zealand, v.v.) hơn là Mỹ và bộ phận hướng dẫn du học của trường đó thường (Không phải luôn luôn) ít có kinh nghiệm với việc ứng tuyển vào đại học Mỹ.
Chứng chỉ A-Level có giá nhưng vấn đề là làm thế nào để đạt được điểm cao trong chứng chỉ đó (A hoặc A*). Nếu nhập khẩu chương trình của nước ngoài vào nhưng chất lượng giáo viên kém, sĩ số học sinh trong một lớp quá đông, công cụ dạy học và sách vở thiếu, thiếu sự đôn đốc học tập của cha mẹ và giáo viên thì cũng khó có cơ hội đạt điểm cao với A-Level. Do vậy, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ về chất lượng dạy học và cơ sở vật chất của trường bất kể giáo trình được dạy là gì.
* Giáo trình IB (International Baccalaureate) được kiểm soát gắt gao cả về mặt nội dung giáo trình, giáo viên, và cơ sở vật chất bởi tổ chức IB quốc tế. Do vậy với các trường được cấp phép giảng dạy IB, phụ huynh có thể yên tâm hơn về mặt chất lượng. Đáng tiếc là cũng vì lý do đó nên IB mới chỉ được dạy ở 8 trường quốc tế ở Việt Nam và học phí vượt xa khả năng của phần lớn gia đình Việt.