Em xin trích lại một phần bài của cụThông tin càng ít thì càng hiếm,
Câu này nhìn qua thì thấy là hiển nhiên, có lẽ cụ muốn viết thêm về cách tiếp cận nguồn thông tin giá trị, hay chí ít là cách gạn lọc thông tin giá trị
Em xin trích lại một phần bài của cụThông tin càng ít thì càng hiếm,
Cảm ơn cụ!
Hôm nay Bắc bộ chuyển lạnh rồi.
Có mẹt này ngồi khoanh chân mời mấy anh.
Quên mất Nick Thổ môn trauxanh Gangnam ...
hà hà
Cháu cảm ơn cụ đã gọi vào ! Ở đây thì cháu ko dám có gì chia sẻ đâu ạ ! Cháu toàn kinh nghiệm đau thương mất mát thôi ! Còn món mộc tồn kia ...thú thật cháu cai lâu rồi ạ !
Hôm nay Bắc bộ chuyển lạnh rồi.
Có mẹt này ngồi khoanh chân mời mấy anh.
Quên mất Nick Thổ môn trauxanh Gangnam ...
hà hà
Xin cám ơn lời mời của Bác . Có thể Bác và Các Cụ không tin , nhưng Tôi thì động vật 4 chân đã không dùng từ lâu . 2 chân thì Tôi không dùng cũng gần 7 năm . Chỉ còn dùng được các loại cá cỡ nhỏ thôi . To quá cũng chịu thua . Mong rằng có dịp gặp Bác ngoài đời , xin mời Bác và các Cụ mỗi người một ly cà phê . Thổ môn
Hôm nay Bắc bộ chuyển lạnh rồi.
Có mẹt này ngồi khoanh chân mời mấy anh.
Quên mất Nick Thổ môn trauxanh Gangnam ...
hà hà
Lâu nay Lão ... Lặn đâu mất tiêu vậy ? Công việc thế nào ? Có thêm được BÀ nào không ?Cảm ơn cụ!
Em đang ngồi với bình Sâm cầm Kỳ nhông này đây:
Cụ tung hỏa mù thế thì công nhân nó sợ phát khiếp là đúng rồi.Trong nghề của tôi có có bí quyết làm cứng và tăng độ bền vật liệu là quan trọng nhất, biết cái này là kiếm cơm ăn hoài không hết. Nhưng để giữ bí quyết đó, nó chỉ có 4 loại hóa chất thôi, nhưng tôi chế thêm thành 15 loại tất cả, rồi phải chế thiết bị chuyên dụng để lọc bớt và làm bốc hơi 1 số loại trong đó, đến khâu cuối cùng thì chỉ còn hỗn hợp của 4 chất kia hòa tan trong dung môi và muối kết tủa. Nếu để sót muối này pha vô qui trình sản xuất thì vật liệu cứng, bền nhưng không đẹp vì dính tạp chất.
Đi 1 vòng phức tạp hóa vấn đề lên để quay lại từ đầu!
Công việc bí mật của tôi chỉ đơn giản là đóng cửa phòng thí nghiệm lại, dùng vải mịn lọc bỏ kết tủa vài lần! Chỉ có vậy mà phải bay từ nước ngoài về! Lính tráng không biết gì tưởng là sếp phải làm việc gì đó ghê gớm, nhưng ai biết chỉ đơn giản là lọc kết tủa! Mà lính tráng ở khâu này thì dùng toàn mù chữ, ngu lâu dốt bền khó đào tạo. Nên nhiều lúc tức muốn chết luôn mà phải chịu vì chính mình bày vẽ ra 1 quy trình phức tạp mà!
Nếu không vì nồi cơm thì ôm làm quái gì, mệt muốn chết luôn! Tôi cũng muốn đi chơi cho khỏe, đâu có muốn đang ở đảo Bali nghỉ ngơi ngoạn cảnh thì phải bay cái vù về nhà để "lọc kết tủa", 1 công việc vô duyên nhất!
Cho nên, từ tôi, tôi suy ra bí quyết thật ra là cái đơn giản nhất nhưng không ai ngờ tới, mọi người thường bám theo cái phức tạp rối rắm rồi bị nhốt trong đó không có lối thoát. Tại vì sự thật nó quá đơn giản, dễ mò ra quá cho nên phải phức tạp hóa nó. Cho nên, cái gì mà càng có vẻ phức tạp thì bản chất là đơn giản nhất, đơn giản đến không ngờ.
Hầy! 15 loại hóa chất, mỗi loại bạn cho nó 1 hàm lượng với nồng độ và thứ tự pha! Mà toàn miệng nói tay làm, có thánh cũng chẳng nhớ nỗi cái nào là cái nào! Có lần tôi chỉ lính mình làm thử, làm xong lần đó nó quên sạch chất A hàm lượng bao nhiêu ml, chất C pha trước A hay sau A! Chỉ lo nhớ ba cái hàm lượng, nồng độ, tỉ lệ và thứ tự tào lao đó thì có căng mắt ra mà nhìn cũng chẳng để ý được cái yếu quyết của người ta nằm ở đâu!
Cảm ơn lão quan tâm!Lâu nay Lão ... Lặn đâu mất tiêu vậy ? Công việc thế nào ? Có thêm được BÀ nào không ?
Đọc còm này của cụ mà cháu như được mở mắt, nếu mà trước đây cháu được gặp cụ hay được đọc những dòng này thì có lẽ sự khởi nghiệp của cháu không bị ngưng ngang nửa chừngHỏi thật hay đùa vậy bạn?
Nhưng mà trên tinh thần chia sẽ, hy vọng những chia sẽ của tôi sẽ hạn chế tiền học phí cho các bạn khởi nghiệp, rút ngắn giai đoạn mò mẫm không biết cái mình đang làm là đúng hay sai. Và trên hết là có thể khơi dậy hứng khởi lập nghiệp của các bạn trẻ khác. Nên tôi xem như cái đầu đề để trả lời chung cho các bạn khởi nghiệp.
Vì vấn đề cũng khá quan trọng với người khởi nghiệp: VỐN
Mình cứ nghĩ cứ 1 mỗi doanh nghiệp tạo ra ít nhất 5-10 công ăn việc làm. Nhiều doanh nghiệp thì xã hội ổn định, phồn vinh, ít trộm cắp, tệ nạn, tiêu dùng tăng lên, thị trường lớn hơn. Nhiều doanh nghiệp thành công thì xã hội giàu có. Đạo Thần Tài là làm lợi cho mình trước rồi đời hưởng ké theo là vậy hê hê. Cái này là quy luật tự nhiên.
Quay lại chủ đề.
Tín chấp đáng bao nhiêu tiền? Cái này dựa vào uy tín người đi vay, có thể không đáng 1 xu, có thể là vô giá.
Tôi biết có 1 ông bạn làm trading, ổng có thể mua cả container hàng ở nước ngoài với thời gian trả chậm 60 ngày đến 90 ngày, có nhà máy còn cho đến 120 ngày. Khi bán hàng thì ổng thu tiền cọc trước 50%, giao hàng thu tiền hết.
1 container hàng trị giá 200.000USD, bán ra 220.000USD, ngày 1/3 ổng đặt hàng, và nhận tiền đặt cọc 110.000USD từ khách hàng. Ngày 15/3 hàng về tới cảng, ổng bán hàng thu về 110.000 USD nữa. Ngày mà ổng thanh toán cho nhà máy ở nước ngoài là 1/6. Với 110.000 USD đầu tiên cứ tính lãi suất ngân hàng tương đương 2,3 tỉ, để 3 tháng rưỡi thì hưởng lãi 53 triệu. Thêm 110.000 USD đợt 2 thì được thêm 50 triệu nữa. Đó là cách tính đơn giản nhất.
Còn với người làm ăn, thì đâu có gửi ngân hàng mà xoay vốn tiếp. Cứ 1 vòng là 10% và xoay 15 ngày, thì 3 tháng xoay được 6 vòng vốn, cứ cho là 4 vòng thôi là 40%.
Vậy tín chấp đáng giá bao nhiêu? Vô giá đúng không?
Nhưng làm sao mà nhà máy ở tận nước ngoài lại cho ổng thiếu như vậy? Cái này là uy tín! Thông thường khi kinh doanh lâu, người ta sẽ cho mình công nợ, người ta cho mình sự tiện dụng thì mình đừng biến nó thành lạm dụng để chiếm dụng vốn người ta quá đáng, làm được như vậy thì uy tín từ từ tạo dựng lên. Phần lớn người khởi nghiệp đều phạm sai lầm này, biến sự tiện dụng thành lạm dụng, cuối cùng bị cạch mặt, đi đâu mua hàng cũng phải trả bằng tiền mặt.
Còn 1 sai lầm nữa với các bạn khởi nghiệp. Đa phần câu hỏi tôi nhận được là làm cách nào để có vốn? Thực ra phần lớn người khởi nghiệp đều 2 bàn tay trắng, và làm ăn thì vốn không biết bao nhiêu mới đủ nếu nó cứ nở ra hoài. Cho nên đặt vấn đề vốn chưa phải là đúng lắm.
Vốn là nằm ngay chính nhà cung cấp của bạn. Và khả năng sử dụng được đồng vốn đó là do khả năng tạo dựng uy tín của bạn.
Tuyệt đối không được mất lòng nhà cung cấp. Nhiều người cứ nghĩ khách hàng là quan trọng nhất, quan trọng hơn nhà cung cấp, nên có 1 cái order là quay qua lên mặt với nhà máy. Sai lầm! Nên nhớ "trăm người bán, vạn người mua", người này không mua có người khác mua, nhưng mà khó chọn được nguời cung cấp hàng cho mình lắm, giá cả tốt, chất lượng ổn định, có công nợ, dễ tìm lắm sao?
Có nhiều khách hàng bị tôi đuổi thẳng cẳng, có vài cái order làm như khách hàng lớn lắm, đến nhà máy lên mặt với tôi. Nói xin lỗi, tôi cho họ mượn tiền chứ họ không cho tôi mượn tiền. Về bản chất, tôi cho họ mượn vốn làm ăn, nên tôi có quyền chọn người mà tôi cho mượn vốn, chứ họ không có quyền chọn tôi.
Ở giai đoạn khởi nghiệp thường thiếu VỐN. Và chẳng có ngân hàng nào cho mượn đâu vì bạn mới quá, cho nên 1 trong những yếu tố khởi nghiệp thành công là phải có nhà cung cấp hậu thuẫn.
Quan điểm của em hơi khác cụ một chút.Sử dụng nhân tài là 1 nan đề lớn đây. Con ong chúa nó không thể tự đi kiếm mật mà phải nhờ ong thợ.
Người có tâm và trung thành lại thường là người không giỏi đến mức có thể giao được việc lớn. Một phần vì tính cạnh tranh trung bình, phần khác an phận nên trung thành.
Người có tài có thể giao được việc thì thường có chí (có thể có tâm hay không), sớm muộn gì thì cũng sẽ tách lập giang sơn. Nhờ được họ nhưng chỉ 1 thời gian.
Người nhà thì ô hô ai tai
Loại người thứ 1 theo từ đầu sang giai đoạn tăng trưởng thường không thích loại người thứ 2. Loại người thứ 2 thì thường phải outsource trong giai đoạn phát triển.
Vừa sử dụng được loại người thứ 2 vừa kiềm chế được họ, vừa làm chậm tiến trình độc lập của họ không phải dễ. Nhìn mấy em mới vào tâm thế hừng hực, làm việc không tiếc công, không cần Overtime, mình biết chắc là hạng người có chí, và không tính toán, vừa có chí vừa siêng năng và vừa không tính toán thì khi đủ lực họ dễ gì ở yên khi tài năng và phẩm chất đều hội tụ đủ. Cố gắng chống lại quá trình phát triển độc lập và khả năng làm chủ của mấy em đó cũng là phản lại quy luật tự nhiên thôi, chẳng thể làm được lâu dài đâu. Phải tìm 1 giải pháp khác, để người ta muốn làm giàu cho người ta thì cũng làm giàu cho mình. Trước mắt chưa nghĩ ra, nhưng hiện trạng thì tạm thời giữ nguyên, dùng được đến đâu hay đến đó
Tìm 1 người làm việc cho mình như chính mình làm, mà phải có tài, có tâm thì không phải dễ. Dưới tay mình có 4 viên ngọc quý như vậy. Nhưng đời còn dài, còn quá sớm để nói trước. Hiện tại công thức bí mật vẫn nằm trong tay mình, đến khâu bí mật nhất mình vẫn phải tự tay làm. Nhiều lúc đang ở nước ngoài phải bay gấp về làm cái công đoạn bí mật nhất rồi bay đi trở lại. Muốn chuyển giao cho họ thì lại sợ khi biết xong cái cuối cùng này thì ngọc quý cũng bị người ta ra giá cao mua mất. Đến 95% công nghệ đã giao rồi, chỉ còn 5% sống còn này thôi, giao nữa thì rủi ro quá.
Vấn đề không phải là tiền, nếu đãi ngộ tốt mà giữ chân nhân tài vĩnh viễn thì sẳng sàng làm. Nhưng....ai mà chẳng muốn có 1 giang sơn riêng, chuyện thành bại tính sau. Hay như ông nào nói electron đủ năng lượng là đi liền, cái này là quy luật và nhờ vậy mới có dòng điện mình xài.
Khi nhu cầu căn bản được thỏa mãn như lương cao, cũng chỉ thỏa mãn 1 thời gian rồi đến địa vị. Khi địa vị được thỏa mãn rồi 1 thời gian sau sẽ tới danh vọng. Khi danh vọng được thỏa mãn rồi thì trước sau gì cũng đòi độc lập. Cái thang nhu cầu chỉ có đi lên chứ không có đi xuống.
Nhức đầu nhỉ! Nan đề đấy! Không chuyển giao thì không rảnh tay làm cái khác, mà chuyển giao xong, cái khác chưa hoàn thành thì phải bận tay quay qua đối phó phong trào ly khai hê hê.
Không trọng dụng loại người thứ 2 thì mình cực, nhưng trọng dụng loại người thứ 2 thì sớm muộn cũng có nạn chia năm xẻ bảy.
Nhân tài cần 1 môi trường để phát huy khả năng, đó là 1 cách nhìn. Còn 1 cách nhìn thứ 2 nữa là khi khả năng đó được phát huy hết cở thì sớm muộn gì con tằm cũng sẽ xé kén mà chui ra, cũng như con chim sẽ mổ vỏ mà ra ngoài. Sau thời gian tập bay, tập săn mồi đến khi thành thục rồi thì thế nào mà không muốn có 1 khoảng trời riêng.
Ước gì nhân tài nào cũng giống ông bạn phạm tội lớn, sợ mất việc nhỉ! Cái gì cũng có 2 mặt của nó anh Xikar à.
Loại 3 của anh tôi xếp chung vào loại 1.Quan điểm của em hơi khác cụ một chút.
Về cơ bản, nhân sự em có thể chia ra làm 3 dạng như sau:
Dạng 1: những người có chí nhớn, muốn sau này ra ngoài tự làm cái của mình (có thể là sản phẩm mới hoặc doanh nghiệp mới). Những người này ưu điểm là rất khỏe, nhưng nhược điểm thì là sẽ không gắn bó lâu.
Dạng 2: những người chỉ muốn gắn bó với một vị trí hoặc một công việc nhất định. Dạng này thì số lượng rất đông nhưng có xu hướng chuyên môn hóa. Cá biệt có 1 vài cá thể thì có cả tâm & tầm để trở thành lãnh đạo (CxO).
Dạng 3: những người muốn đi theo 1 ai đó để học hỏi chứ không có nhu cầu phải lên làm người đứng đầu.
Như vậy, để tìm kiếm được người gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và hoạch định được vị trí ổn định thì cần xác định được nhân sự đó thuộc dạng nào. Với dạng 1, họ rất thiện chiến và sẽ giúp mình làm được những công việc rất khó mà người dạng 2,3 phải mất rất nhiều thời gian để xử lý. Đổi lại, dạng 2,3 khó kiếm được người rất khỏe nhưng có thể giữ được sự gắn bó của họ với mình bằng cơ chế, văn hóa và tầm nhìn.
Kinh nghiệm này thật tuyệt vời. Em cũng ý thức được việc này nhưng khi gặp khó thì mình cũng đành phải nói khó với nhà cung cấp.Hỏi thật hay đùa vậy bạn?
Nhưng mà trên tinh thần chia sẽ, hy vọng những chia sẽ của tôi sẽ hạn chế tiền học phí cho các bạn khởi nghiệp, rút ngắn giai đoạn mò mẫm không biết cái mình đang làm là đúng hay sai. Và trên hết là có thể khơi dậy hứng khởi lập nghiệp của các bạn trẻ khác. Nên tôi xem như cái đầu đề để trả lời chung cho các bạn khởi nghiệp.
Vì vấn đề cũng khá quan trọng với người khởi nghiệp: VỐN
Mình cứ nghĩ cứ 1 mỗi doanh nghiệp tạo ra ít nhất 5-10 công ăn việc làm. Nhiều doanh nghiệp thì xã hội ổn định, phồn vinh, ít trộm cắp, tệ nạn, tiêu dùng tăng lên, thị trường lớn hơn. Nhiều doanh nghiệp thành công thì xã hội giàu có. Đạo Thần Tài là làm lợi cho mình trước rồi đời hưởng ké theo là vậy hê hê. Cái này là quy luật tự nhiên.
Quay lại chủ đề.
Tín chấp đáng bao nhiêu tiền? Cái này dựa vào uy tín người đi vay, có thể không đáng 1 xu, có thể là vô giá.
Tôi biết có 1 ông bạn làm trading, ổng có thể mua cả container hàng ở nước ngoài với thời gian trả chậm 60 ngày đến 90 ngày, có nhà máy còn cho đến 120 ngày. Khi bán hàng thì ổng thu tiền cọc trước 50%, giao hàng thu tiền hết.
1 container hàng trị giá 200.000USD, bán ra 220.000USD, ngày 1/3 ổng đặt hàng, và nhận tiền đặt cọc 110.000USD từ khách hàng. Ngày 15/3 hàng về tới cảng, ổng bán hàng thu về 110.000 USD nữa. Ngày mà ổng thanh toán cho nhà máy ở nước ngoài là 1/6. Với 110.000 USD đầu tiên cứ tính lãi suất ngân hàng tương đương 2,3 tỉ, để 3 tháng rưỡi thì hưởng lãi 53 triệu. Thêm 110.000 USD đợt 2 thì được thêm 50 triệu nữa. Đó là cách tính đơn giản nhất.
Còn với người làm ăn, thì đâu có gửi ngân hàng mà xoay vốn tiếp. Cứ 1 vòng là 10% và xoay 15 ngày, thì 3 tháng xoay được 6 vòng vốn, cứ cho là 4 vòng thôi là 40%.
Vậy tín chấp đáng giá bao nhiêu? Vô giá đúng không?
Nhưng làm sao mà nhà máy ở tận nước ngoài lại cho ổng thiếu như vậy? Cái này là uy tín! Thông thường khi kinh doanh lâu, người ta sẽ cho mình công nợ, người ta cho mình sự tiện dụng thì mình đừng biến nó thành lạm dụng để chiếm dụng vốn người ta quá đáng, làm được như vậy thì uy tín từ từ tạo dựng lên. Phần lớn người khởi nghiệp đều phạm sai lầm này, biến sự tiện dụng thành lạm dụng, cuối cùng bị cạch mặt, đi đâu mua hàng cũng phải trả bằng tiền mặt.
Còn 1 sai lầm nữa với các bạn khởi nghiệp. Đa phần câu hỏi tôi nhận được là làm cách nào để có vốn? Thực ra phần lớn người khởi nghiệp đều 2 bàn tay trắng, và làm ăn thì vốn không biết bao nhiêu mới đủ nếu nó cứ nở ra hoài. Cho nên đặt vấn đề vốn chưa phải là đúng lắm.
Vốn là nằm ngay chính nhà cung cấp của bạn. Và khả năng sử dụng được đồng vốn đó là do khả năng tạo dựng uy tín của bạn.
Tuyệt đối không được mất lòng nhà cung cấp. Nhiều người cứ nghĩ khách hàng là quan trọng nhất, quan trọng hơn nhà cung cấp, nên có 1 cái order là quay qua lên mặt với nhà máy. Sai lầm! Nên nhớ "trăm người bán, vạn người mua", người này không mua có người khác mua, nhưng mà khó chọn được nguời cung cấp hàng cho mình lắm, giá cả tốt, chất lượng ổn định, có công nợ, dễ tìm lắm sao?
Có nhiều khách hàng bị tôi đuổi thẳng cẳng, có vài cái order làm như khách hàng lớn lắm, đến nhà máy lên mặt với tôi. Nói xin lỗi, tôi cho họ mượn tiền chứ họ không cho tôi mượn tiền. Về bản chất, tôi cho họ mượn vốn làm ăn, nên tôi có quyền chọn người mà tôi cho mượn vốn, chứ họ không có quyền chọn tôi.
Ở giai đoạn khởi nghiệp thường thiếu VỐN. Và chẳng có ngân hàng nào cho mượn đâu vì bạn mới quá, cho nên 1 trong những yếu tố khởi nghiệp thành công là phải có nhà cung cấp hậu thuẫn.
Thoạt tiên em cũng nghĩ dạng 3 với dạng 1 trùng nhau; nhưng điểm khác nhau cơ bản nhất là dạng 1 họ không quan tâm ai là người hướng dẫn họ, hôm nay có thể là ông chủ này, ngày mai có thể là doanh nghiệp kia... Động lực lớn nhất của họ là tự xây dựng riêng 1 vương quốc riêng, nơi mà họ làm chủ.Loại 3 của anh tôi xếp chung vào loại 1.