[Funland] Chia sẻ không khí Tết đến Xuân về và Du xuân của các cụ các mợ

remann

Xe tải
Biển số
OF-818137
Ngày cấp bằng
26/8/22
Số km
279
Động cơ
25,983 Mã lực
Em vẫn thèm tiếng pháo và chơi pháo, kí ức ấy k bao giờ quên
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,467
Động cơ
320,831 Mã lực
Tuổi
58
Nếu cái lọ hình chữ nhật nằm thì perfect ạ.
Tuyền hoa thân mềm, cuống ngâm nước, bình như trên hoặc tròn cao, cân đối vẫn đẹp nhất.
Bình thấp vuông, bày theo kiểu Nhật không hợp, mợ đưa thử xem.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,467
Động cơ
320,831 Mã lực
Tuổi
58

Nhimtiu

Xe lăn
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
10,170
Động cơ
571,777 Mã lực
Ảnh cuối đẹp từng mini mét ạ. Năm một lần mà gói bánh chưng bằng tay là cao thủ rồi.
Trước em cũng đc bà già dạy gói bánh nên gói đc bằng tay cụ ạ. Bánh gói tay chặt hơn gói khuôn.
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
16,647
Động cơ
331,087 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN

Tết tết tết
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,380
Động cơ
3,263,278 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dáng người Yểu Điệu mảnh mai
Xứng danh Thục Nữ trang đài , xấu đâu ?
Thơ, văn ý hợp tâm đầu
Mồm hoa chuẩn chỉ từng câu từng lời
Có thể nhầm lẫn Ki ơi
Nhưng nhầm không dễ , Ki thời nhớ cho...kkk
Yeudieuthucnu nàng ơi, về nhận thơ này :D
 

Yeudieuthucnu

Xe tải
Biển số
OF-813258
Ngày cấp bằng
27/5/22
Số km
470
Động cơ
5,715 Mã lực

Yêu xe VF

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-824228
Ngày cấp bằng
22/12/22
Số km
359
Động cơ
5,309 Mã lực
Tuổi
53
Nơi ở
Hà nội
Giả vờ giỏi lắm Tài nghe
Biết thừa không phải (vẫn) hò vè nọ kia
Muốn tăm thì cứ việc tia
Mắc gì em lại làm bia cho Kỳ
Thỉnh thoảng lẫn tí , lạ chi
Dù sao cũng vẫn là dì đẹp xinh
Tăm tia không để xếp hình
Bởi mê câu chữ lung linh ngọt ngào
Mến tài bỗng nảy ước ao
Xuân này được quất 2 đào Sếp + Ki
Vẫn rất nghi ...kkk
 
Chỉnh sửa cuối:

Yeudieuthucnu

Xe tải
Biển số
OF-813258
Ngày cấp bằng
27/5/22
Số km
470
Động cơ
5,715 Mã lực
Thỉnh thoảng lẫn tí , lạ chi
Dù sao cũng vẫn là dì đẹp xinh
Tăm tia đâu để xếp hình
Bởi mê câu chữ lung linh ngọt ngào
Mến tài bỗng nảy ước ao
Xuân này được quất 2 đào Sếp + Ki
Vẫn rất nghi ...kkk
Sao Tài cứ mãi đa nghi
Em không sánh được với dì ấy đâu :)
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,380
Động cơ
3,263,278 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sao Tài cứ mãi đa nghi
Em không sánh được với dì ấy đâu :)
Chữ : nghi xin xóa khỏi đầu
Mặc dù vẫn thấy giống nhau vô cùng
GiờTài thành sở hữu chung
2 nàng chia lịch mà dùng , Sếp nha...kkk
Khen Tài rất khéo làm thơ
Sao việc đã rõ, lại vờ phân vân
Nàng thời yểu điệu giai nhân
Mụ Ki ngược ngạo khéo cân cả làng
Nàng thời ăn nói dịu dàng
Mụ Ki xét nhẹ cũng hàng trảm phong
Nàng thời thắt đáy lưng ong
Mụ Ki tốt bụng lăn vòng lại nhanh
Hoa chanh thơm ngát Vườn chanh
Bắp chuối héo rũ, mời Tài nhanh về Vườn :D
 

Yêu xe VF

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-824228
Ngày cấp bằng
22/12/22
Số km
359
Động cơ
5,309 Mã lực
Tuổi
53
Nơi ở
Hà nội
Khen Tài rất khéo làm thơ
Sao việc đã rõ, lại vờ phân vân
Nàng thời yểu điệu giai nhân
Mụ Ki ngược ngạo khéo cân cả làng
Nàng thời ăn nói dịu dàng
Mụ Ki xét nhẹ cũng hàng trảm phong
Nàng thời thắt đáy lưng ong
Mụ Ki tốt bụng lăn vòng lại nhanh
Hoa chanh thơm ngát Vườn chanh
Bắp chuối héo rũ, mời Tài nhanh về Vườn :D
Chuối Tài tươi rói ngồng vươn
Dây leo quấn quýt bò trườn sum suê
Mỗi dì 1 vẻ , hay nhề
Bù nhau cũng đủ làm phê ngất Tài
Thật lòng luyến ái cả 2
Béo tròn , dáng liễu trang đài đều ưng
Động đào 2 khóa niệm Vừng
Khóa Ki khóa Sếp tưng tưng mở liền
Xuân này tròn cuộc đoàn viên
Hứa cày 2 khoảnh tịch điền tả tơi ...kkk
 

Jôn sần

Xe lăn
Người OF
Biển số
OF-29999
Ngày cấp bằng
25/2/09
Số km
14,082
Động cơ
1,519,902 Mã lực
hungalpha : Chã có thích bài Chiều Biên Giới không ạ? Xưa em nghe trên radio mà giờ thỉnh thoảng vẫn nghe lại với giọng ca Trọng Tấn.



Sẽ còn mãi một "Chiều biên giới"
Thứ Tư, 16/02/2022 06:28
Email

Mùa xuân năm Kỷ Mùi (1979) lúc 4 giờ 17 phút sáng 17 tháng 2, giữa lúc nhân dân Hoàng Liên Sơn đang ngủ ngon thì bất thình lình hàng loạt đạn đại bác từ phía Bắc dội tới làm khắp biên giới bốc lửa ngùn ngụt. Hàng loạt quả đại bác thi nhau trút xuống thị xã Lào Cai, Cốc Lếu, nhằm thẳng các cơ quan, nhà máy… Một cuộc chiến đấu mới - cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc - của quân và dân ta đã chính thức bắt đầu. Cũng trong thời điểm này, một cuộc chiến chống quân xâm lược bằng âm nhạc do các nhạc sĩ phát động cũng bắt đầu hình thành.
Trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, giai điệu hào hùng của ca khúc "Chiến đấu vì độc lập tự do" của nhạc sĩ Phạm Tuyên là bài hát được phát đi phát lại nhiều lần: “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới...”. Cùng với đó, nhiều bài hát khác ra đời như thúc giục, hiệu triệu toàn dân nhất tề xông lên chống quân xâm lược.
Những ca khúc hào hùng trong giai đoạn đó sau nay được gọi bằng cái tên rất đẹp là “dòng nhạc biên giới”. Nhạc biên giới ra đời, không chỉ là những ca khúc hào hùng mà còn rất nhiều bài hát chan chứa chất lãng mạn, thi vị, chở đầy những tâm tư tình cảm của người lính nơi tuyến đầu khói lửa.
“Nhạc biên giới” cũng được xem như là “nhân chứng lịch sử” về một giai đoạn bi thương nhưng rất đỗi hào hùng trong lịch sử chống quân xâm lược của dân tộc ta. “Nòng súng thép, dán câu thơ, ý thơ thật hay là thơ Lý Thường Kiệt”, “Giặc dùng đạn bom thì ta quyết trả đạn bom”…
Trong số nhiều ca khúc về "dòng nhạc biên giới” thì Chiều biên giới của nhạc sĩ Trần Chung là bản tình ca về chiến tranh biên giới lãng mạn nhất khi phổ thơ từ bài thơ của nhà thơ được mệnh danh là “cây bút miền biên cương” người dân tộc Dáy - Lò Ngân Sủn:
Chiều biên giới em ơi!
Có nơi nào xanh hơn.
Như chồi xanh cỏ biếc.
Như rừng cây của lá. Như tình yêu đôi ta

Chiều biên giới được mở đầu bằng giai điệu nhẹ nhàng trên nền lời thơ đầy lãng mạn. Đó là một buổi chiều biên giới xanh biếc, êm đềm với chồi non cỏ biếc đã làm trái tim của người lính lay động nhớ về “tình yêu đôi ta”.

Nhạc sĩ Trần Chung là tác giả phần nhạc của ca khúc Chiều biên giới.
Bài hát ra đời trong chiến tranh, nhưng tuyệt nhiên trong ca từ không có tiếng súng, tiếng hô xung phong, tiếng pháo giặc dội vào trận địa. Tất cả lắng đọng, thi vị êm đềm nhưng một chiều yên ả ở làng quê nào đó:
Em ơi có nơi nào đẹp hơn
Chiều biên giới khi mùa đào hoa nở
Khi mùa sở ra cây
Lúa lượn bậc thang mây
Mùi tỏa ngát hương bay...

Thế nhưng phía sau cái bình yên đó là quân thù đang rình rập, là máu, là nước mắt, là những nòng súng chĩa về quân thù và và những con người sẵn sàng chết để bảo vệ biên cương tổ quốc.
Chuyện kể rằng, vào năm 1980, thầy giáo trẻ người dân tộc Dáy - Lò Ngân Sủn xem văn công phục vụ bộ đội ở một điểm tựa biên giới phía Bắc và nghe được bài Chiều trên bến cảng - ca khúc nói về miền biển đã tạo cảm hứng cho ông viết bài thơ về vùng biên giới quê hương mình - nơi mà nhà thơ chứng kiến bao nhiêu đau thương mất mát khi quân xâm lược Trung Quốc tràn vào. Không lâu sau đó bài thơ Chiều biên giới được ông sáng tác và gửi đi. Bài thơ lần đầu đăng tải trên chuyên mục Thơ của báo Nhân Dân.

Nhà thơ Lò Ngân Sủn là tác giả thơ. (Ảnh là tranh kí họa nhà thơ)
Tưởng chừng như bài thơ sẽ chìm khuất trên trang báo, thế nhưng, tình cờ nhạc sĩ Trần Chung (tác giả của những ca khúc nổi tiếng Bài ca Trường Sơn, Đêm Trường Sơn nhớ Bác, Cô gái hội Lim, Tiếng gọi sông Đà) phát hiện được bài thơ này và phổ thành bài hát cùng tên.
Sự hội ngộ thơ - nhạc đã cho ra đời một tác phẩm thành công nhất trong sự nghiệp cho cả hai người. Chiều biên giới của Trần Chung và Lò Ngân Sủn sau đó được phát trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, giai điệu, lời ca đã lay động trái tim của hàng triệu thính giả trên cả nước. Bài hát cũng thúc giục các chiến sĩ nơi tuyến đầu biên giới vững tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương Tổ quốc.
Cũng cần nhớ rằng năm 1980, khi Chiều biên giới ra đời, tuyến biên giới phía Bắc của nước ta vẫn chưa hề bình yên, quân thù vẫn rình rập nã pháo vào Vị Xuyên, Hà Giang, những trận chiến giành nhau từng điểm cao vẫn giằng co ác liệt kéo dài đến 10 năm nữa mới chấm dứt. Trong khoảng thời gian đó, biết bao nhiêu xương máu của đồng bào chiến sĩ đã đổ xuống để bảo vệ vùng trời biên giới bình yên và thơ mộng như Lò Ngân Sủn đã mô tả:
Chiều biên giới em ơi!
Có nơi nào đẹp hơn
Khi mùa đào hoa nở
Khi mùa sở ra cây
Lúa lượn bậc thang mây
Mùa tỏa ngát hương bay

Cuộc chiến chống quân xâm lược bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân ta đã trôi qua gần nửa thế, bài hát Chiều biên giới cũng có những thăng trầm theo dòng thời cuộc, lúc được ca lên da diết và có những khi trầm lắng. Thế nhưng sức sống của giai điệu lời ca vẫn âm thầm tồn tại trong lòng công chúng. Bài hát đã thành một phần trong dòng chảy lịch sử của đất nước.
Mỗi năm, cứ vào dịp tháng 2, nghe lại giai điệu đẹp đẽ lãng mạn của bài hát chúng ta vừa tự hào, vừa rưng rưng nhớ lại một thời hào hùng của thế hệ cha anh đã chiến đấu hi sinh để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Bên sông Nho Quế, Hà Giang. Ảnh: NXT
Làm sao có thể quên được những năm tháng bi hùng của đất nước khi hàng triệu chàng trai cô gái tuổi vừa mười tám, đôi mươi tạm khép lại những hẹn hò mang ba lô cầm súng hành quân ra tiền tuyến chiến đấu chống quân xâm lược bảo vệ biên giới. Có những người mãi mãi nằm lại dọc tuyến biên giới phía Bắc bên những cánh rừng bạt ngàn hoa sim tím... Nhân dân, Tổ quốc mãi mãi không bao giờ quên các anh các chị...
Thế hệ sau này sẽ mãi nhớ những “chiều biên giới” được chuyển tải qua thơ, qua nhạc.
TIỂU VŨ
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
31,070
Động cơ
3,310,318 Mã lực
hungalpha : Chã có thích bài Chiều Biên Giới không ạ? Xưa em nghe trên radio mà giờ thỉnh thoảng vẫn nghe lại với giọng ca Trọng Tấn.



Sẽ còn mãi một "Chiều biên giới"
Thứ Tư, 16/02/2022 06:28
Email

Mùa xuân năm Kỷ Mùi (1979) lúc 4 giờ 17 phút sáng 17 tháng 2, giữa lúc nhân dân Hoàng Liên Sơn đang ngủ ngon thì bất thình lình hàng loạt đạn đại bác từ phía Bắc dội tới làm khắp biên giới bốc lửa ngùn ngụt. Hàng loạt quả đại bác thi nhau trút xuống thị xã Lào Cai, Cốc Lếu, nhằm thẳng các cơ quan, nhà máy… Một cuộc chiến đấu mới - cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc - của quân và dân ta đã chính thức bắt đầu. Cũng trong thời điểm này, một cuộc chiến chống quân xâm lược bằng âm nhạc do các nhạc sĩ phát động cũng bắt đầu hình thành.
Trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, giai điệu hào hùng của ca khúc "Chiến đấu vì độc lập tự do" của nhạc sĩ Phạm Tuyên là bài hát được phát đi phát lại nhiều lần: “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới...”. Cùng với đó, nhiều bài hát khác ra đời như thúc giục, hiệu triệu toàn dân nhất tề xông lên chống quân xâm lược.
Những ca khúc hào hùng trong giai đoạn đó sau nay được gọi bằng cái tên rất đẹp là “dòng nhạc biên giới”. Nhạc biên giới ra đời, không chỉ là những ca khúc hào hùng mà còn rất nhiều bài hát chan chứa chất lãng mạn, thi vị, chở đầy những tâm tư tình cảm của người lính nơi tuyến đầu khói lửa.
“Nhạc biên giới” cũng được xem như là “nhân chứng lịch sử” về một giai đoạn bi thương nhưng rất đỗi hào hùng trong lịch sử chống quân xâm lược của dân tộc ta. “Nòng súng thép, dán câu thơ, ý thơ thật hay là thơ Lý Thường Kiệt”, “Giặc dùng đạn bom thì ta quyết trả đạn bom”…
Trong số nhiều ca khúc về "dòng nhạc biên giới” thì Chiều biên giới của nhạc sĩ Trần Chung là bản tình ca về chiến tranh biên giới lãng mạn nhất khi phổ thơ từ bài thơ của nhà thơ được mệnh danh là “cây bút miền biên cương” người dân tộc Dáy - Lò Ngân Sủn:
Chiều biên giới em ơi!
Có nơi nào xanh hơn.
Như chồi xanh cỏ biếc.
Như rừng cây của lá. Như tình yêu đôi ta

Chiều biên giới được mở đầu bằng giai điệu nhẹ nhàng trên nền lời thơ đầy lãng mạn. Đó là một buổi chiều biên giới xanh biếc, êm đềm với chồi non cỏ biếc đã làm trái tim của người lính lay động nhớ về “tình yêu đôi ta”.

Nhạc sĩ Trần Chung là tác giả phần nhạc của ca khúc Chiều biên giới.
Bài hát ra đời trong chiến tranh, nhưng tuyệt nhiên trong ca từ không có tiếng súng, tiếng hô xung phong, tiếng pháo giặc dội vào trận địa. Tất cả lắng đọng, thi vị êm đềm nhưng một chiều yên ả ở làng quê nào đó:
Em ơi có nơi nào đẹp hơn
Chiều biên giới khi mùa đào hoa nở
Khi mùa sở ra cây
Lúa lượn bậc thang mây
Mùi tỏa ngát hương bay...

Thế nhưng phía sau cái bình yên đó là quân thù đang rình rập, là máu, là nước mắt, là những nòng súng chĩa về quân thù và và những con người sẵn sàng chết để bảo vệ biên cương tổ quốc.
Chuyện kể rằng, vào năm 1980, thầy giáo trẻ người dân tộc Dáy - Lò Ngân Sủn xem văn công phục vụ bộ đội ở một điểm tựa biên giới phía Bắc và nghe được bài Chiều trên bến cảng - ca khúc nói về miền biển đã tạo cảm hứng cho ông viết bài thơ về vùng biên giới quê hương mình - nơi mà nhà thơ chứng kiến bao nhiêu đau thương mất mát khi quân xâm lược Trung Quốc tràn vào. Không lâu sau đó bài thơ Chiều biên giới được ông sáng tác và gửi đi. Bài thơ lần đầu đăng tải trên chuyên mục Thơ của báo Nhân Dân.

Nhà thơ Lò Ngân Sủn là tác giả thơ. (Ảnh là tranh kí họa nhà thơ)
Tưởng chừng như bài thơ sẽ chìm khuất trên trang báo, thế nhưng, tình cờ nhạc sĩ Trần Chung (tác giả của những ca khúc nổi tiếng Bài ca Trường Sơn, Đêm Trường Sơn nhớ Bác, Cô gái hội Lim, Tiếng gọi sông Đà) phát hiện được bài thơ này và phổ thành bài hát cùng tên.
Sự hội ngộ thơ - nhạc đã cho ra đời một tác phẩm thành công nhất trong sự nghiệp cho cả hai người. Chiều biên giới của Trần Chung và Lò Ngân Sủn sau đó được phát trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, giai điệu, lời ca đã lay động trái tim của hàng triệu thính giả trên cả nước. Bài hát cũng thúc giục các chiến sĩ nơi tuyến đầu biên giới vững tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương Tổ quốc.
Cũng cần nhớ rằng năm 1980, khi Chiều biên giới ra đời, tuyến biên giới phía Bắc của nước ta vẫn chưa hề bình yên, quân thù vẫn rình rập nã pháo vào Vị Xuyên, Hà Giang, những trận chiến giành nhau từng điểm cao vẫn giằng co ác liệt kéo dài đến 10 năm nữa mới chấm dứt. Trong khoảng thời gian đó, biết bao nhiêu xương máu của đồng bào chiến sĩ đã đổ xuống để bảo vệ vùng trời biên giới bình yên và thơ mộng như Lò Ngân Sủn đã mô tả:
Chiều biên giới em ơi!
Có nơi nào đẹp hơn
Khi mùa đào hoa nở
Khi mùa sở ra cây
Lúa lượn bậc thang mây
Mùa tỏa ngát hương bay

Cuộc chiến chống quân xâm lược bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân ta đã trôi qua gần nửa thế, bài hát Chiều biên giới cũng có những thăng trầm theo dòng thời cuộc, lúc được ca lên da diết và có những khi trầm lắng. Thế nhưng sức sống của giai điệu lời ca vẫn âm thầm tồn tại trong lòng công chúng. Bài hát đã thành một phần trong dòng chảy lịch sử của đất nước.
Mỗi năm, cứ vào dịp tháng 2, nghe lại giai điệu đẹp đẽ lãng mạn của bài hát chúng ta vừa tự hào, vừa rưng rưng nhớ lại một thời hào hùng của thế hệ cha anh đã chiến đấu hi sinh để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Bên sông Nho Quế, Hà Giang. Ảnh: NXT
Làm sao có thể quên được những năm tháng bi hùng của đất nước khi hàng triệu chàng trai cô gái tuổi vừa mười tám, đôi mươi tạm khép lại những hẹn hò mang ba lô cầm súng hành quân ra tiền tuyến chiến đấu chống quân xâm lược bảo vệ biên giới. Có những người mãi mãi nằm lại dọc tuyến biên giới phía Bắc bên những cánh rừng bạt ngàn hoa sim tím... Nhân dân, Tổ quốc mãi mãi không bao giờ quên các anh các chị...
Thế hệ sau này sẽ mãi nhớ những “chiều biên giới” được chuyển tải qua thơ, qua nhạc.
TIỂU VŨ
Nhạc đỏ nhưng trữ tình
Em cũng như cụ, rất thích bài này
Cảm ơn cụ
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
31,070
Động cơ
3,310,318 Mã lực
Em nhớ ngày bé là mẹ em mua lá mùi này, 30 tết đun nồi nước thật to để tắm. Rồi sáng mồng 1 đun để rửa mặt. Mùi rất thơm. Giờ thì chắc ít người còn dùng.
DB9442AF-9880-4CBB-9ABD-DA9F6612AA9A.jpeg
Những ngày Tết em luôn đun những cây mùi già này
Phần rửa mặt, phần pha nước tắm, nhưng cũng có khi cứ để đó cho thơm nhà :)

Bộ 3 mùi Tết với em là: mùi hương trầm, mùi cây mùi già và mùi thuốc pháo mà chính xác là mùi ngòi pháo
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top