- Biển số
- OF-201893
- Ngày cấp bằng
- 13/7/13
- Số km
- 48
- Động cơ
- 322,280 Mã lực
Thời gian gần đây, nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm đã xảy ra và một nguyên nhân được nhiều người giả sử hoặc tin vào, là việc lái xe đã luống cuống, không xử lý được tình huống hoặc nhầm ga và phanh…. THực trạng đó nói lên rằng việc thi sát hạch lái xe hiện nay không giúp ích nhiều cho việc lái ở ngoài đường. Và trên thực tế, thi sát hạch lái xe ô tô chỉ là việc điều khiển xe ở tốc độ chậm trong sa hình.
Trong bài viết này, chúng ta cùng phân tích mục tiêu và các ý tưởng cải tiến kỳ thi lái xe để làm nó an toàn hơn.
Trước hết, chúng ta hãy cùng xem xét mục đích của cuộc thi sát hạch lái xe. Hãy đặt câu hỏi: vì sao cần phải qua sát hạch mới được cấp bằng lái, sao không để mọi người cứ tự do lái ngoài đường khỏi cần cấp bằng, tự mò lái cũng được có sao đâu? Và thực tế là có nhiều người tự mò lái được.
Câu trả lời đúng sẽ phải là: cuộc thi lái xe được tổ chức để kiểm tra khả năng lái xe AN TOÀN và HỢP LÝ.
Người ta có thể tự mò và biết lái xe, bởi vì việc điều khiển để một chiếc xe chạy không phải là quá khó, nhất là xe tự động thì chỉ cần ngồi lên xe đạp ga là đi được ngay. Cái mà chúng ta cần sát hạch KHÔNG PHẢI là để đảm bảo là người đó BIẾT LÁI,LÁI GIỎI mà để đảm bảo rằng người đó lái AN TOÀN và HỢP LÝ.
An toàn đương nhiên là tối quan trọng, nhưng hợp lý cũng cần thiết vì nếu không thì quá lo an toàn người lái xe sẽ lái chậm và gây tắc đường, hoặc khi lái qua ngã ba ngã tư mà cứ chậm chậm cho nó an toàn thì cản trở giao thông.
Sau khi đã thống nhất rằng mục tiêu của cuộc thi lái xe là AN TOÀN và HỢP LÝ thì chúng ta cùng xem lại cuộc thi lái xe hiện nay và nghiên cứu cải tiến nó. Điều này có nghĩa là khi thi lái, người đi thi coi như ĐÃ BIẾT LÁI RỒI, vài chỉ bị kiểm tra xem lái có AN TOÀN, HỢP LÝ không thôi.
Bài đầu tiên khi thi lái hiện nay, là nhường đường ở chỗ người đi bộ. Đây là bài thi hết sức kỳ cục, vô lý. Vì không có người đi bộ mà vẫn phải dừng lại. Trong thực tế, nếu ko có người đi bộ mà bạn dừng lại, thì nguy hiểm vì xe sau sẽ dễ dàng tưởng bạn đi thẳng và húc vào bạn. Không những thế, nó sẽ gây tắc đường một cách không cần thiết.
Đổi mới: phải lái ở ngoài đường, nếu có người đi bộ thực sự mới dừng lại, không thì thôi, nhưng khi đến gần chỗ người đi bộ, cán bộ sat hạch ngồi cạnh sẽ kiểm tra xem người lái xe có sẵn sàng dừng không, có quan sát hai bên đường không. (chân nhấc khỏi bàn đạp ga đặt hờ trên bàn đạp phanh, đầu lắc hai bên quan sát).
Khởi động xe giữa dốc. Bài này không gây mất an toàn nhiều lắm (xe đang ở tốc độ chậm), vì nếu khi lái bạn trượt lên dốc thì có thể làm lại, nhưung vẫn phải thi vì lên dốc chậm không chuẩn, chết máy nhiều lần sẽ gây tắc đường và ức chế cho xe khác. Bài này chỉ kiểm tra tính HỢP LÝ, chứ ít có yếu tố AN TOÀN
Vào nơi đỗ: cái cần kiểm tra ở đây là khả năng quan sát và kiểm soát tốc độ lùi. Đầu người lái xe sẽ phải quay về phía đang lùi, tín hiệu phải bật đúng, tốc độ hợp lý.
Qua đèn đỏ, căn đường thẳng: các bài này cần thiết cho an toàn.
Giao nhau với đường sắt: không thực tế, tương tự như bài người đi bộ. KHông cần dừng nếu ko có tàu. Cái cần kiểm tra là: đầu người lái xe phải lắc qua lại kiểm tra hai bên, chân nhả ga đặt hờ lên phanh (nhưng không phanh, chỉ để sẵn).
Thay đổi số trên đường bằng: không có ích nhiều đối với an toàn, vì như trên đã phân tích, đây là cuộc thi AN TOÀN, và người đó BIẾT LÁI RỒI.
Như vậy, chúng ta thấy bài thi hiện nay thiếu quá nhiều yếu tố AN TOÀN và HỢP LÝ. Thay vào đó, dường như chúng ta đang chú trọng yếu tố BIẾT LÁI.
Các tiêu chí cần bổ sung:
1)Quan sát: trong quá trình lái, cán bộ sát hạch sẽ xem người lái xe có thỉnh thoảng nhìn gương không (đầu phải thỉnh thoảng nhìn vào gương trái, giữa phải)
2)Qua đường, chuyển làn : khi qua đường, chuyển làn người lái xe phải chứng minh là mình thực hiện các bước: nhìn gương, bật tín hiệu, quay đầu về phía sau nhìn qua vai và đánh lái.
3)Lái lùi: người lái xe trước khi lái lùi sẽ phải quan sát xung quanh, và trong quá trình lùi phải quay hoàn toàn đầu về phía lùi (không được chỉ dùng gương để lùi), và liên tục lắc đầu nhìn ra 2 bên.
4)Dừng xe: người lái xe cần chứng minh là mình nhìn vào gương giữa (hơi ngẩng đầu), đạp phanh một quãng đường đủ dài đảm bảo các lái xe sau nhìn thấy đèn phanh mới dừng. (tức là phải chuẩn bị dừng đủ dài chứ ko phải dừng đột ngột)
Thực tế cũng chứng minh rằng người trẻ và ít kinh nghiệm gây ra nhiều tai nạn hơn người lái già dặn. Do vậy, cần phải có một quy trình sao cho người lái có thể tích luỹ kinh nghiệm dần dần và được theo dõi cẩn thận.
Từ các phân tích trên, chúng ta có thể đề xuất cải tiến quá trình sát hạch và cấp bằng lái như sau:
1) Cuộc thi lái xe phải thực hiện ngoài đường trên các tình huống có thật. Phải có 1 người chấm ngồi cạnh và kiểm tra các yếu tố an toàn: quan sát, qua đường, chuyển làn, nhường đường, lái lùi, qua đèn, dừng xe. Tất nhiên cả tốc độ giới hạn.
2)Ít nhất tập lái 1 năm mới cho thi.
3)Ít nhất 22 tuổi mới cấp bằng đầy đủ.
Thay đỏi về quy trình sẽ như sau:
1)Người đủ 17 tuổi có thể thi lý thuyết và được cấp một bằng gọi là “Bằng tập lái”
2)NGười này có thể học lái trong 1 năm, với bất kỳ ai có bằng lái đầy đủ 1 năm. Nhưng khi ra đường phải luôn có 1 người khác có kinh nghiệm 1 năm đi kèm ngồi cạnh hỗ trợ. Tất nhiền, mọi tai nạn hoặc va chạm, người lái phải chịu trách nhiệm. (Do đó chắc chắn họ sẽ phải tập rồi mới dám ra đường). Xe tập lái tất nhiên phải có biển TẬP LÁI.
3)Sau 1 năm có thể thi lái xe và được cấp bằng: “Lái thực tập 1”. Lúc này người lái sẽ không cần phải có người hỗ trợ, nhưng sẽ không được lái ban đêm (từ 23h-5h sáng), không có rượu bia (nồng độ luôn =0). Nếu vi phạm, thời gian thực tập lái sẽ tăng lên 1 năm. Người có bằng “Lái thực tập 1” sẽ phải dán lên kính xe chữ “1” ý nghĩa là mới được cấp bằng 1 năm, ít kinh nghiệm để người khác biết mà tránh và nhường.
4)Sau 2 năm nữa, được phép đăng ký cấp bằng “Lái thực tập 2”, nếu không vi phạm lỗi nào. Được phép lái ban đêm, nhưng nồng độ cồn giới hạn vẫn =0. Người “Lái thực tập 2” sẽ phải dán lên kính xe số “2” để báo người khác biết mình đã có kinh nghiệm nhưng chưa đủ tự do lái.
5)Sau 1 năm, nếu không có gì xảy ra, người lái xe được cấp bằng lái đầy đủ. nồng độ cồn sẽ được phép như hiện nay.
Như vậy, ít nhất người lái xe phải đạt 22 tuổi và trải qua rất nhiều kinh nghiệm mới được lái tự do. Nhưng đồng thời quy trình cũng vấn tạo điều kiện cho mọi người tích luỹ kinh nghiệm lái, tập dần phản xạ an toàn.
Cuối cùng cần luôn luôn nhấn mạnh mục đích cuộc thi lái xe là AN TOÀN chứ KHÔNG PHẢI LÀ BIẾT LÁI.
Trong bài viết này, chúng ta cùng phân tích mục tiêu và các ý tưởng cải tiến kỳ thi lái xe để làm nó an toàn hơn.
Trước hết, chúng ta hãy cùng xem xét mục đích của cuộc thi sát hạch lái xe. Hãy đặt câu hỏi: vì sao cần phải qua sát hạch mới được cấp bằng lái, sao không để mọi người cứ tự do lái ngoài đường khỏi cần cấp bằng, tự mò lái cũng được có sao đâu? Và thực tế là có nhiều người tự mò lái được.
Câu trả lời đúng sẽ phải là: cuộc thi lái xe được tổ chức để kiểm tra khả năng lái xe AN TOÀN và HỢP LÝ.
Người ta có thể tự mò và biết lái xe, bởi vì việc điều khiển để một chiếc xe chạy không phải là quá khó, nhất là xe tự động thì chỉ cần ngồi lên xe đạp ga là đi được ngay. Cái mà chúng ta cần sát hạch KHÔNG PHẢI là để đảm bảo là người đó BIẾT LÁI,LÁI GIỎI mà để đảm bảo rằng người đó lái AN TOÀN và HỢP LÝ.
An toàn đương nhiên là tối quan trọng, nhưng hợp lý cũng cần thiết vì nếu không thì quá lo an toàn người lái xe sẽ lái chậm và gây tắc đường, hoặc khi lái qua ngã ba ngã tư mà cứ chậm chậm cho nó an toàn thì cản trở giao thông.
Sau khi đã thống nhất rằng mục tiêu của cuộc thi lái xe là AN TOÀN và HỢP LÝ thì chúng ta cùng xem lại cuộc thi lái xe hiện nay và nghiên cứu cải tiến nó. Điều này có nghĩa là khi thi lái, người đi thi coi như ĐÃ BIẾT LÁI RỒI, vài chỉ bị kiểm tra xem lái có AN TOÀN, HỢP LÝ không thôi.
Bài đầu tiên khi thi lái hiện nay, là nhường đường ở chỗ người đi bộ. Đây là bài thi hết sức kỳ cục, vô lý. Vì không có người đi bộ mà vẫn phải dừng lại. Trong thực tế, nếu ko có người đi bộ mà bạn dừng lại, thì nguy hiểm vì xe sau sẽ dễ dàng tưởng bạn đi thẳng và húc vào bạn. Không những thế, nó sẽ gây tắc đường một cách không cần thiết.
Đổi mới: phải lái ở ngoài đường, nếu có người đi bộ thực sự mới dừng lại, không thì thôi, nhưng khi đến gần chỗ người đi bộ, cán bộ sat hạch ngồi cạnh sẽ kiểm tra xem người lái xe có sẵn sàng dừng không, có quan sát hai bên đường không. (chân nhấc khỏi bàn đạp ga đặt hờ trên bàn đạp phanh, đầu lắc hai bên quan sát).
Khởi động xe giữa dốc. Bài này không gây mất an toàn nhiều lắm (xe đang ở tốc độ chậm), vì nếu khi lái bạn trượt lên dốc thì có thể làm lại, nhưung vẫn phải thi vì lên dốc chậm không chuẩn, chết máy nhiều lần sẽ gây tắc đường và ức chế cho xe khác. Bài này chỉ kiểm tra tính HỢP LÝ, chứ ít có yếu tố AN TOÀN
Vào nơi đỗ: cái cần kiểm tra ở đây là khả năng quan sát và kiểm soát tốc độ lùi. Đầu người lái xe sẽ phải quay về phía đang lùi, tín hiệu phải bật đúng, tốc độ hợp lý.
Qua đèn đỏ, căn đường thẳng: các bài này cần thiết cho an toàn.
Giao nhau với đường sắt: không thực tế, tương tự như bài người đi bộ. KHông cần dừng nếu ko có tàu. Cái cần kiểm tra là: đầu người lái xe phải lắc qua lại kiểm tra hai bên, chân nhả ga đặt hờ lên phanh (nhưng không phanh, chỉ để sẵn).
Thay đổi số trên đường bằng: không có ích nhiều đối với an toàn, vì như trên đã phân tích, đây là cuộc thi AN TOÀN, và người đó BIẾT LÁI RỒI.
Như vậy, chúng ta thấy bài thi hiện nay thiếu quá nhiều yếu tố AN TOÀN và HỢP LÝ. Thay vào đó, dường như chúng ta đang chú trọng yếu tố BIẾT LÁI.
Các tiêu chí cần bổ sung:
1)Quan sát: trong quá trình lái, cán bộ sát hạch sẽ xem người lái xe có thỉnh thoảng nhìn gương không (đầu phải thỉnh thoảng nhìn vào gương trái, giữa phải)
2)Qua đường, chuyển làn : khi qua đường, chuyển làn người lái xe phải chứng minh là mình thực hiện các bước: nhìn gương, bật tín hiệu, quay đầu về phía sau nhìn qua vai và đánh lái.
3)Lái lùi: người lái xe trước khi lái lùi sẽ phải quan sát xung quanh, và trong quá trình lùi phải quay hoàn toàn đầu về phía lùi (không được chỉ dùng gương để lùi), và liên tục lắc đầu nhìn ra 2 bên.
4)Dừng xe: người lái xe cần chứng minh là mình nhìn vào gương giữa (hơi ngẩng đầu), đạp phanh một quãng đường đủ dài đảm bảo các lái xe sau nhìn thấy đèn phanh mới dừng. (tức là phải chuẩn bị dừng đủ dài chứ ko phải dừng đột ngột)
Thực tế cũng chứng minh rằng người trẻ và ít kinh nghiệm gây ra nhiều tai nạn hơn người lái già dặn. Do vậy, cần phải có một quy trình sao cho người lái có thể tích luỹ kinh nghiệm dần dần và được theo dõi cẩn thận.
Từ các phân tích trên, chúng ta có thể đề xuất cải tiến quá trình sát hạch và cấp bằng lái như sau:
1) Cuộc thi lái xe phải thực hiện ngoài đường trên các tình huống có thật. Phải có 1 người chấm ngồi cạnh và kiểm tra các yếu tố an toàn: quan sát, qua đường, chuyển làn, nhường đường, lái lùi, qua đèn, dừng xe. Tất nhiên cả tốc độ giới hạn.
2)Ít nhất tập lái 1 năm mới cho thi.
3)Ít nhất 22 tuổi mới cấp bằng đầy đủ.
Thay đỏi về quy trình sẽ như sau:
1)Người đủ 17 tuổi có thể thi lý thuyết và được cấp một bằng gọi là “Bằng tập lái”
2)NGười này có thể học lái trong 1 năm, với bất kỳ ai có bằng lái đầy đủ 1 năm. Nhưng khi ra đường phải luôn có 1 người khác có kinh nghiệm 1 năm đi kèm ngồi cạnh hỗ trợ. Tất nhiền, mọi tai nạn hoặc va chạm, người lái phải chịu trách nhiệm. (Do đó chắc chắn họ sẽ phải tập rồi mới dám ra đường). Xe tập lái tất nhiên phải có biển TẬP LÁI.
3)Sau 1 năm có thể thi lái xe và được cấp bằng: “Lái thực tập 1”. Lúc này người lái sẽ không cần phải có người hỗ trợ, nhưng sẽ không được lái ban đêm (từ 23h-5h sáng), không có rượu bia (nồng độ luôn =0). Nếu vi phạm, thời gian thực tập lái sẽ tăng lên 1 năm. Người có bằng “Lái thực tập 1” sẽ phải dán lên kính xe chữ “1” ý nghĩa là mới được cấp bằng 1 năm, ít kinh nghiệm để người khác biết mà tránh và nhường.
4)Sau 2 năm nữa, được phép đăng ký cấp bằng “Lái thực tập 2”, nếu không vi phạm lỗi nào. Được phép lái ban đêm, nhưng nồng độ cồn giới hạn vẫn =0. Người “Lái thực tập 2” sẽ phải dán lên kính xe số “2” để báo người khác biết mình đã có kinh nghiệm nhưng chưa đủ tự do lái.
5)Sau 1 năm, nếu không có gì xảy ra, người lái xe được cấp bằng lái đầy đủ. nồng độ cồn sẽ được phép như hiện nay.
Như vậy, ít nhất người lái xe phải đạt 22 tuổi và trải qua rất nhiều kinh nghiệm mới được lái tự do. Nhưng đồng thời quy trình cũng vấn tạo điều kiện cho mọi người tích luỹ kinh nghiệm lái, tập dần phản xạ an toàn.
Cuối cùng cần luôn luôn nhấn mạnh mục đích cuộc thi lái xe là AN TOÀN chứ KHÔNG PHẢI LÀ BIẾT LÁI.