Bất động sản Tây Hồ Tây – sự phát triển mạnh mẽ 2018 – 2020
Mệnh danh là "vùng đất đáng sống bậc nhất Hà Nội" hay "khu nhà giàu của Thủ đô", Tây Hồ Tây trở thành đích đến của nhiều nhà đầu tư...
Tây Hồ: Vùng đất địa thế phong thủy tốt nhất tại Hà Nội
Nếu như Thăng Long là tinh hoa của đất Việt, thì Hồ Tây lại là nơi tinh hoa trong cái tinh hoa ấy.
Cái này em không nói thêm, góp cho các bác bài viết về phong thủy Tây Hồ
Đọc thêm tại:
http://caobaquat.com.vn/?cao-ba-quat=ban-can-biet&id=766&bi-mat-phong-thuy-linh-thieng-cua-ho-tay--ngay-ca-cao-bien-cung-khong-the-pha-giai.html
Tây Hồ: Mật độ cư dân thấp nhất, mật độ cây xanh và mặt nước là lớn nhất các quận nội thành
Trong bảng là diện tích và dân số các quận được tính đến thời điểm 2018. Tây Hồ có diện tích đứng thứ 6 trong các quận nhưng số lượng dân cư lại đứng thứ 11, chỉ sau duy nhất Ba Đình.
Theo như bảng tính như trên thì Top 6 các quận có mật độ dân số ít nhất theo thứ tự là Ba Đình, Long Biên, Hà Đông, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.
Tính theo các quận nội thành cũ, được coi là trung tâm phát triển kinh tế lâu đời có Tây Hồ, Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng thì Tây Hồ là quận có mật độ dân số thấp nhất: Chỉ 5443 người/ 1 km2 trong khi có thể nhìn thấy các quận khác đều trên 20 ngàn người / 1 km2. Từ đó cho thấy tiềm năng của khu vực Tây Hồ cũng rất lớn.
Tây Hồ Tây là sở hữu hơn 500 ha mặt nước hồ tự nhiên và hàng chục ha không gian cây xanh từ hệ thống công viên lớn như công viên Hòa Bình, công viên Hữu Nghị, công viên Đoàn Ngoại giao, công viên dự án Tây Hồ Tây…
Mật độ dân số ít còn thể hiện ở hàng loạt dự án trọng điểm của thành phố như Ciputra, Ngoại Giao Đoàn, Tây Hồ Tây với mật độ nhà ở cho cư dân chỉ chiếm không quá 20% mật độ xây dựng.
Có thể nói, Tây Hồ chính là khu đất có giá trị VÀNG đối với người dân thủ đô cũng như nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bất động sản Tây Hồ Tây 2018: Sóng hạ tầng đẩy tiềm năng bất động sản
Theo chủ trương phát triển của TP. Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 thì khu vực phía Tây sẽ đón hàng loạt trụ sở các bộ ban ngành hàng đầu gồm 13 Đại sứ quán, 6 bộ ngành chính phủ bao gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây Dựng… di dời về đây.
Cùng với đó, Chính phủ sẽ nâng cấp, mở rộng hàng loạt các tuyến giao thông huyết mạch như đường Phạm Văn Đồng, đường Võ Chí Công. Đường sắt đô thị số 2 kết nối qua các KĐT lớn Tây Hồ Tây – Đoàn Ngoại Giao đang được triển khai. Tại khu vực này, cầu Nhật Tân đã đi vào hoạt động cùng đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài cũng giúp giao thông thuận tiện về các ngả khác nhau của thành phố.
Bên cạnh hạ tầng tốt, khu vực Tây Hồ Tây còn có công viên Hòa Bình, công viên Đoàn Ngoại Giao, quảng trường Tây hồ Tây… mang lại cảnh quan xanh hài hòa. Từ đó, khu vực Tây Hồ Tây ở hiện tại được thừa hưởng khả năng kết nối thuận tiện tới các quận trung tâm, trong tương lai là trung tâm hành chính mới, được ví như một “đô thị hạt nhân” của Hà Nội.
Bài toán về cơ sở hạ tầng đã cho đáp án về tiềm năng tăng trưởng của bất động sản, Nhiều KĐT đã và đang hình thành được hưởng lợi từ bản đồ quy hoạch tương lai này. Tiêu biểu có KĐT Nam Thăng Long (Ciputra), dự án Embassy Garden, khu đô thị Đoàn Ngoại giao, KĐT Tây Hồ Tây…
Quy tụ những dự án “xanh – sạch – lớn”
Nhắc đến dải đất ven Hồ Tây, người ta nghĩ ngay đến mảnh đất “đắc tài, đắc lộc, vượng phong thủy”, khu vực được ví như nơi “đất lành chim đậu” hiếm có tại Thủ đô Hà Nội. Nhờ sở hữu địa thế vàng, sự ưu ái từ thiên nhiên, cùng quy hoạch tốt mà khu vực lân cận Hồ Tây, đặc biệt là Tây Hồ Tây không chỉ được chọn là nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan ban ngành, đại sứ quán, công ty nước ngoài, mà còn có sức lôi cuốn mạnh mẽ với giới đầu tư BĐS khi quy tụ hàng loạt dự án đẳng cấp bậc nhất tại Hà Nội.
Nổi lên như một “hiện tượng” trên thị trường BĐS khoảng hơn 10 năm trước, Khu đô thị (KĐT) quốc tế đầu tiên tại Hà Nội – Ciputra với diện tích rộng gần 400ha, cung cấp ra thị trường BĐS 50 tòa chung cư và 2500 căn biệt thự. Đây là khu đô thị quốc tế kiểu mẫu mang hơi hướng sống xanh, đẳng cấp mà nhiều cư dân Hà Thành và người ngoại quốc lựa chọn an cư.
Hay như Starlake Tây Hồ Tây do Deawooo E&C đầu tư và phát triển có quy mô 192ha được lựa chọn để phát triển thành KĐT đa chức năng, trung tâm hành chính – kinh tế – văn hóa mới của Hà Nôi, nơi đặt trụ sở của 8 cơ quan ban ngành cơ yếu chính phủ như bộ tài chính, bộ công thương… và hàng loạt các tập đoàn kinh tế lớn.
Cũng tại khu vực này, KĐT Ngoại Giao Đoàn có diện tích rộng 62,8ha được mệnh danh thủ phủ ngoại giao mới của Thành phố nơi quy tụ 13 đại sứ quán, và các cơ quan ban ngành quốc tế, đưa đẳng cấp sống của giới thượng lưu Hà thành lên một tầm cao mới.
Không chỉ phát triển nhà ở, cảnh quan, mà tiện ích cũng được chú trọng đầu tư tại Tây Hồ Tây. Theo đó, Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) cũng đã hoàn thành thương vụ đầu tư hơn 300 triệu USD để xây dựng và vận hành “đại siêu thị” Ciputra Hanoi Mail sau khi mua lại của Chủ đầu tư Nam Thăng Long. Dự án có quy hoạch lên đến 200.000 m2 và được định vị trở thành tổ hợp mua sắm lớn nhất Hà Nội.
Những siêu dự án đã, đang, và sẽ hình thành này góp phần đưa Tây Hồ Tây vươn lên khẳng định vị thế là khu vực đáp ứng tiêu chí môi trường, chất lượng và đẳng cấp sống số một tại Hà Nội.
Trong khi nhu cầu sống xanh đang có xu hướng tăng lên, nguồn cung lại hạn hẹp thì BĐS Tây Hồ Tây đã tạo ra định nghĩa chuẩn mực nhất về một cuộc sống chất lượng mà nhiều người hằng mơ ước. Nhiều dự án “chuẩn xanh” trên những mảnh đất trống cuối cùng tại Tây Hồ Tây đang được triển khai xây dựng, không chỉ vẽ nên một cuộc sống đẳng cấp cho cư dân Hà thành mà còn nắm giữ tiềm năng cho thuê căn hộ vô cùng lớn.
6th Element – dự án chung cư cao cấp đầu tiên sẽ bàn giao tại Tây Hồ Tây năm 2019. Dự án có diện tích xanh lớn nhất trong các dự án tại Hà Nội.
Sự đầu tư mạnh mẽ của các đơn vị trong nước và nước ngoài vào trục Cầu Nhật Tân – Nội Bài
Trong giai đoạn từ năm 2018 - 2020, trục Nhật Tân - Nội Bài được coi là cửa ngõ của thế giới đến với Thủ đô Hà Nội sẽ đón hàng loạt công trình hạ tầng tầm cỡ thế giới.
Đầu tiên phải kể đến là
dự án công viên Kim Quy, có quy mô khoảng 190ha, nằm tại thôn Ngọc Chi, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, được Sun Group động thổ.
Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn I là 4.600 tỷ đồng, được Sun Group mô tả là “kết tinh giữa những nét văn hóa đặc sắc ngàn đời của vùng đất Cổ Loa và sự hiện đại của mô hình Universal Studios, Disneyland nổi tiếng toàn cầu”.
Đây là một trong 5 công viên đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế trong tổng số 25 công viên mà Hà Nội dự tính xây dựng trong tương lai
Tiếp đó, dự án
Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia lớn thứ 5 thế giới do Tập đoàn Vingroup khởi công, nằm tại điểm giao của 3 xã Xuân Canh, Mai Lâm và Đông Hội (huyện Đông Anh).
Với quy mô hơn 90 ha, dự án có hơn 550.000 m2 xây dựng công trình trong nhà và ngoài trời bao gồm các phân khu chức năng chính như: khu triển lãm trong nhà và ngoài trời, trung tâm xúc tiến thương mại, trung tâm hội nghị và các khu phụ trợ khác như khách sạn 5 sao 52 tầng, trung tâm thương mại…
Dự án có thiết kế độc đáo, mô phỏng hình ảnh đóa sen mãn khai rực rỡ. Trung tâm hội nghị và 8 khu triển lãm sẽ được xây dựng theo dạng hình tròn, tạo ra một không gian mở. 2 khu triển lãm rộng 10.000 m2 sẽ được nối với nhau bằng một tòa nhà hình vòng có tên gọi là Concourse.
Dự án
Khu Công viên phần mềm (xã Nguyên Khê, Tiên Dương và thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội), diện tích khoảng 781.448 m2, dự kiến gần 20.000 cán bộ, chuyên gia làm việc tại đây.
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 24.000 tỷ đồng do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư.
Ngoài ra, trong năm 2018 hai dự án lớn đặc biệt quan trọng của khu vực này cũng sẽ được động thổ xây dựng: Nhà hát Opera tầm cỡ quốc tế (một biểu tượng kiến trúc giống như nhà hát “con sò" - Sydney Opera House - của người Úc, tại vị trí 58 Quảng An, Tây Hồ trước đây là khách sạn Tây Hồ) và siêu thành phố thông minh 4 tỷ USD với tháp tài chính 108 tầng cao nhất Thủ đô (do liên doanh Tập đoàn BRG và các đối tác Nhật Bản đầu tư).
Hai bên bờ sông Hồng từ Cầu Nhật Tân – Nội Bài sắp hình thành khu đô thị thông minh Asia City
hanoi có quy mô khủng đến 2000ha, dự kiến năm 2020 sẽ khởi công, do BRG và 20 công ty của Nhật cùng đầu tư phát triển.
Hàng loạt những lý do rất hấp dẫn ở trên, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Bất động sản Tây Hồ Tây lại phát triển cực kỳ mạnh mẽ trong thời gian từ giờ đến 2020. Thời điểm này, hàng loạt các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đã và đang ráo riết tìm cho mình các bất động sản tại Tây Hồ.