- Biển số
- OF-1685
- Ngày cấp bằng
- 24/9/06
- Số km
- 3,279
- Động cơ
- 603,147 Mã lực
- Tuổi
- 50
- Website
- www.autopart.vn
Theo em hiểu bác đang nói về hạng Cơ bản của VOC Hạng thi không có tời.Em cũng đồng quan điểm với bác No và bác GL về đường khô. Bác Gaz69 cố gắng thiết kế vài đường leo trèo, dốc thật tức + đất mềm, không cần có bùn, làm sao cho các cầu thủ phải tìm điểm đặt bánh chuẩn, phát huy hết kỹ năng lái xe địa hình, hạn chế dùng công cụ hỗ trợ. Em tin là cùng 1 đường, không dùng công cụ hỗ trợ thì không phải ai cũng chạy phát qua ngay được, kể cả chân to và xe khỏe.
Cái đường không phải ai cũng chạy 1 phát qua được là đường số 2 - không cần dốc .
Trong trường hợp muốn làm 1 cái đường để có khóa vi sai mới đi được , em nghĩ chỉ có dốc tức như bài 4,chứ chế tạo 1 đường xếp đá to nói thì dễ . Ai xếp? Đá chọn cỡ bao nhiêu? Ai bê về xếp? Mất bao nhiêu time?Và tốn bao nhiêu tiền?
Quan điểm của em ( có thể sai sót ) khi nghĩ về đường thi offroad : Đường tự nhiên ,hạn chế nhân tạo để biểu diễn kỹ năng hoặc phô diễn trang bị.Cuộc thi không nên là nơi phô diễn trang bị sẵn có. Sau 10 năm nữa ai cũng có khóa, tời ...........lúc đó ta sẽ nghĩ ra loại đường thế nào để phân biệt 100 cầu thủ trang bị như nhau???
Cái đường có khóa vi sai chạy nhanh hơn không có khóa chính là cãi rãnh ở Đồng mô bác ạ.Ở giải đầu tiên VOC , ai cũng nói nếu không có khóa không qua được đó. Ở giải này ai cũng nói chỉ xe thương binh bánh thò mới đi được bài 6 .
Theo em điểm hấp dẫn nhất là cách giải quyết vấn đề , thay vì trông chờ trang bị . Tại sao nhà Vuốt Báo bỏ 10p bê đá lấp hố ? Tại sao Galloper lên được cái xe mắc lại cái cầu sau để không tời được?..............Nếu bác làm đường hoàn toàn theo tính toán, khi đó chỉ có 1 cách giải duy nhất : trang bị .
Nếu bác nào có khả năng miêu tả cái đường bác muốn, em sẵn lòng tìm cách hiện thực hóa nó ở VOC 2012 và cùng xem cách các đội thi giải quyết vấn đề.