Tự long năm nay diễn hai vai chửi hai thằng.
Thằng vff ngu lơ ngu láo, và thằng vpf bầu kiên, lấy bóng đá mà kinh doanh. Bựa nhất là câu nói "anh thưởng cho các chú buổi đi chơi hôm nay. Ngày mai có trận quan trọng...các chú nhất định phải....thua". Ha ha đúng là quá hài
Cụ ơi thía mà nó chửi thằng nào đi Air blade là chém gió chứ thằng kiên nó đi bentley nó *** chém. Chắc bác Tự Long nhà mình đi Air blade đây. Nhờ các cụ vào thẩm thông tin giùm em cái.
============================
Bầu Kiên: “chém gió” giỏi như… Táo thể thao?
(GDVN) - Có một điều dễ nhận thấy, đó là kể từ thời điểm Super League khởi tranh, bầu Kiên chưa làm được nhiều điều để thay đổi bóng đá Việt.
Đấng cứu thế bất đắc dĩ
Chuyện chống người thi hành công vụ không phải là mới vì trong xã hội luôn có những kẻ không được giáo dục để tuân thủ luật pháp. Nhưng một khi nó xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi nơi, điều đó chứng tỏ quần chúng đang ở trong trạng thái bức xúc vì một hay nhiều vấn đề nào đó.
Bạn ủng hộ ai?
Bầu Kiên và Công ty VPF VFF và Công ty AVG
Thường những người chịu quá nhiều bức xúc thì họ dễ trở nên trực tính, nói thẳng hơn và hành động cũng quyết liệt hơn. Mà một khi họ đã nói thẳng, thì họ sẽ bỏ hết những sự dè chừng mà nói hết ra những gì mình nghĩ và nhận thấy cho dù không có chứng cứ để chứng minh.
Đó chính là trường hợp của ông bầu Nguyễn Đức Kiên khi diễn ra hội nghị tổng kết mùa giải V-League 2011 của VFF. Bầu Kiên, phần vì tức khí chuyện HN.ACB bị trọng tài xử ép rồi rớt hạng, phần vì thấy thái độ lập lờ che đậy những dấu hiệu tiêu cực của VFF, đã không ngần ngại mà cướp diễn đàn và vạch ra những điều mà người làm bóng đá lẫn khán giả Việt Nam thấy.
Bầu Kiên có phải là người giỏi "chém gió"?
Từ đó mà suy, ông bầu tóc bạc này chưa chắc đã là thiên tài hay đấng cứu thế của bóng đá Việt Nam. Đỉnh điểm của sự bức xúc đã khiến bầu Kiên làm to mọi chuyện, hay nói đúng hơn, ông đã nói ra những điều mà chúng ta nhận thấy nhưng không dám (không được) nói. Ông có đủ lực và đủ gan để nói, lại đang trong lúc tức khí, do đó bài phát biểu “lịch sử” ấy ra đời một cách tất yếu.
Thế cho nên, một khi dư luận đã bắt được cơ hội từ sự kiện này, chúng ta đã tôn bầu Kiên lên thành đấng cứu thế, vì chúng ta coi đó là hy vọng cuối cùng để cứu một V-League đã thối rữa. Bầu Kiên, cho dù có thể đã lường trước sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận, cũng không thể ngờ mình lại được đưa lên một vị trí mà ông chưa sẵn sàng để đảm trách.
Mà nếu bầu Kiên có dự tính từ trước, ông cũng thừa biết rằng mình chưa thể ngay lập tức thoát khỏi cái bóng quá lớn của VFF, tổ chức được FIFA và AFC công nhận. Rồi còn cả Bộ VHTT&DL, Tổng cục TDTT và cả một tá các cơ quan lẫn doanh nghiệp có liên quan khác (mà trong đó có AVG).
Việc VPF được thành lập để đảm trách vai trò tổ chức Super League 2012 thực ra không phải là một nước cờ hay của bầu Kiên, nhưng ông vẫn làm vì sự trông đợi của dư luận và nhiều yếu tố khác. Lý do là bởi vì VPF đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được Tổng cục TDTT lẫn Bộ VHTT&DL thông qua quy chế bóng đá chuyên nghiệp, mà nguyên nhân được đưa ra là vì có quá nhiều điểm chưa đủ cơ sở pháp lý để được đưa vào vận hành.
Chính vì lý do đó mà nhiều luật sư đã nhận xét rằng VPF đang ở thế yếu về mặt pháp lý. Nếu nó được thành lập muộn hơn nhưng với một quy chế được thông qua và áp dụng cho mùa giải 2013, chắc chắn bầu Kiên sẽ làm được nhiều hơn cho bóng đá Việt. Thời gian tuy có muộn, nhưng sự khởi đầu sẽ thuận lợi.
Nhưng nếu VPF được thành lập vào năm 2013 như tôi gợi ý, e rằng bầu Kiên khi đó đã bị coi là kẻ nói phét. Nên nhớ rằng chính người hâm mộ bóng đá nước nhà đã đặt kỳ vọng lên vai của bầu Kiên, mà chúng ta ngày nay không còn đủ kiên nhẫn để thông cảm cho những người làm bóng đá mà chúng ta trông đợi nữa. Falko Goetz là nạn nhân điển hình và gần nhất.
Châu chấu đá xe
Nhân nói đến Falko Goetz, chúng ta nói tới VFF. Có thể khẳng định Liên đoàn bóng đá Việt Nam là tổ chức gây ra nhiều tiếng thở dài nhất cho người yêu túc cầu nước nhà mỗi khi nhắc đến, không chỉ vì cái cung cách hoạt động ì ạch, lắm lỗi và nhiều khuất tất của nó, mà còn bởi cho dù nó kém cỏi như vậy nhưng lại là… Liên đoàn.
Nó cũng giống như chuyện bầy tôi giỏi nhưng vua hèn vậy. Cho dù vua là biểu tượng của nền độc lập một dân tộc, nhưng không có nghĩa vua không thể là người dở. Lịch sử chứng minh rằng triều vua nào có nhiều loạn lạc thì ông vua thời đó, hoặc là hèn đớn, hoặc là vô đạo. VFF cũng như vậy, nếu không muốn gọi là “hôn quân”.
Nhưng, đã làm vua thì có quyền lực tối thượng. Mà cái quyền lực tối thượng ấy không dễ gì rời khỏi tay một ông vua một cách dễ dàng và tự nguyện cả. Bầu Kiên muốn làm cách mạng bóng đá Việt Nam, ông phải tách khỏi cái bóng của VFF. Nhưng khổ nỗi quyền lực của VFF là quá lớn, nó có được sự hậu thuẫn của rất nhiều tổ chức khác, vậy thì thế nào? (VPF trên thực tế hiện chỉ là một công ty tổ chức sự kiện được cổ đông VFF thuê để điều hành Super League).
Chỉ VPF là chưa đủ để ngăn chặn những chuyện như thế này xảy ra
Mà trong bối cảnh như thế, những người trực tính dù có quyết thay đổi mọi thứ cũng dễ lâm vào cảnh lực bất tòng tâm. Mà nói được nhưng không làm được, “ra đường trẻ con nó khinh” (trích lời Xuân Bắc).
Vậy thì, rốt cuộc ta có coi bầu Kiên là kẻ giỏi “chém gió” không?
Đã mấy vòng trôi qua nhưng Super League do VPF điều hành, cho dù thực ra đã có sự tiến bộ tương đối về chất lượng (thể hiện qua số bàn thắng), vẫn đang thể hiện một bộ mặt khá cũ kỹ. Pháo vẫn được đốt ở Lạch Tray, Huy Hoàng ăn đạp ở sân Vinh, kèm theo đó là một vài điểm nhấn về bạo lực lẫn chuyện muôn thưở về trọng tài. Super League 2012 dù mới trải qua vài vòng đầu đã giống như V-League của 2011 (và của nhiều năm trước đó nữa).
Nhưng xin được nhấn mạnh, những chuyện đó không mới, thậm chí nó đã được xuất hiện từ lúc V-League chưa ra đời và bầu Kiên còn chưa đến mức làm mưa làm gió trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chúng là di sản mà VFF và cả nền bóng đá nói riêng lẫn nền thể thao nói chung đã để lại cho chúng ta. Chuyện đá bẩn đã xuất hiện từ lúc Công an Hà Nội và Thể Công còn quần thảo trên sân Hàng Đẫy, chuyện bán độ đã được dân tình xì xào từ lúc Thế hệ Vàng thất bại trên sân nhà trước Singapore ở Tiger Cup 1998. Có cái gì trong số đó mới được VPF đẻ ra không? Hoàn toàn không.
Nó cũng giống như chuyện Barack Obama lên làm Tổng thống Mỹ năm 2008 vậy, phải kế thừa những tàn tích sót lại từ nhiệm kỳ của Geogre W. Bush, từ khủng hoảng tài chính cho đến tình trạng bế tắc ở Iraq. Chẳng cái gì do vị tổng thống da màu này tạo ra cả, nhưng ông vẫn bị đổ trách nhiệm lên đầu.
Để cải tạo lại một cái gì đó to lớn, quan trọng, ta sẽ phải mất nhiều năm để thực hiện, và thời gian sẽ cho câu trả lời chính xác liệu ta có làm được điều mình nói không. Còn vai diễn Táo thể thao của nghệ sĩ Tự Long trong Gặp nhau cuối năm 2012, đó đơn giản chỉ là nhằm mua vui trong giờ phút đón giao thừa, và giúp chúng ta nhớ lại một con người đã khiến toàn quốc phải thức tỉnh về thực trạng của bóng đá.
Chắc chắn bầu Kiên không "chém gió", vì ông đi xe Bentley, không phải... Air Blade
Không ai có thể phán ông Nguyễn Đức Kiên là người tốt, nhưng chắc chắn ông không bao giờ “chém gió”. Xe của ông là xe hơi Bentley, chứ ông chưa bao giờ đi… Air Blade.