Ngày xưa em ít qua tâm đến giầy, nhưng càng về già thấy giầy nó càng quan trọng. Ví dụ cụ nặng 70kg, thì mỗi chân cụ nó chịu 35kg rồi. Trọng lượng cơ thể của cụ nó dồn hết lên đôi giầy. Giầy nó bảo vệ chân như lốp bảo vệ ô tô ý, ngoài ra chân cụ hay mất nhiệt nên giầy nó sẽ giữ nhiệt cho cơ thể không bị lạnh chân. Vì vậy có thể nói giầy quan trọng hơn quần áo.
Ở đây em bàn về giầy da thôi nhé, cái khó nhất của làm giầy da là làm cái khuôn giầy, trong nghề gọi là làm cái last. Mỗi dân tộc có đặc tính chân nó khác nhau nên khuôn giầy sẽ khác nhau. Em có đôi giầy nhập, dáng rất đẹp nhưng em không đi được vì mu chân của em nó thấp, đi vào nó cứ bị trống phần trên, lỏng lẻo rất khó chịu. Từ đó em không dám chơi giầy tây mua trên mạng nữa, cứ có giầy thật đi thử chắc chắn mới dám mua.
Giầy nó phải phù hợp với môi trường, nếu cụ làm văn phòng thì nên chọn loại da trơn như kiểu da bê đẹp,bền mà sang trọng. Còn làm việc outdoor, thì nên chơi da bò, đế da hoặc đế creeps sẽ bền hơn.
Đế giầy là bộ phận quan trọng liên quan: Hiện nay phần lớn đều dùng dế cao su, nhưng mà cụ nào đã đi đế da rồi thì thấy nó thật sự khác biệt, đẳng cấp, không hôi chân như đế cao su. Em thì thích đế da may kiểu Goodyear kiểu này vừa giữ phom giầy, đi lâu sẽ tạo phom chân đi rất thích, không hôi chân.
Một lưu ý nữa là các cụ nên bảo dưỡng giầy: Trước đây em nghĩ đối với giầy da chỉ cần đánh xi là được, nhưng sự thật không phải thế. Xi đánh giầy bình thường như Kiwi, Aromax chỉ làm bóng bề mặt giầy thôi, quan trọng là phải giữ được phom giầy. Lúc nào tháo giầy ra các cụ nên cho ít giấy báo vào đấy để giữ phom giầy, để giầy không bị nhăn, gẫy mũi. Nếu bảo dưỡng tốt một đôi giầy có thể đi được 5 năm, thậm trí hơn các cụ nhé.
Về chỗ mua giầy: Ở Hà Nội có nhiều cửa hàng bán giầy như của CNET, lafoce, nairodi ... chỗ Viện nghiên cứu da giầy cũng có giầy cao cấp giá 2-3 triệu cái này em không dám tư vấn cụ nên đến tận nơi để tìm hiểu, lựa chọn. Chúc cụ có được đôi giầy tốt