- Biển số
- OF-452478
- Ngày cấp bằng
- 11/9/16
- Số km
- 650
- Động cơ
- 129,159 Mã lực
Cụ quá tinh thông về hóa học, em chuốc rượu cụKCN hoặc NaCN nói chung là gốc Cyanua (CN)-1 có trong:
1) măng tươi
2) sắn (miền nam gọi là củ mì)
Tuỳ thuộc vào thổ nhưỡng, nơi trồng sắn mà hàm lượng Cyanua (CN)-1 có nhiều hay ít. trồng ở vườn thì ít, trồng ở trên đồi, nhất là đồi trước đây trồng lim, còn sót rễ lim thì hàm lượng cao hơn, nhất là vụ trồng đầu tiên
Cyanua (CN)-1 nằm nhiều ở vỏ sắn và khi sắn chảy nhựa. Khi luộc lên, Cyanua (CN)-1 bay đi, nên độ nguy hiểm không còn nữa, nếu dính phải cũng chỉ là say sắn (như… say nắng thôi mà)
Măng tre tươi có hàm lượng Cyanua (CN)-1 không nhỏ, nhưng khi luộc lên thì Cyanua (CN)-1 bay đi, nên cũng chẳng đáng ngại
Nói chung cả măng và sắn ít khi gây ra chết người
Klq: dung dịch Coban Sulfua cyanua có màu đỏ, tất nhiên là độc rồi, tèo thì khỏi bàn
Nhưng dung dịch loãng thì lại là thuốc bổ
Ngày xưa các cụ thấy bán thuốc bổ ống tiêm B12, có màu đỏ hồng nhạt ở hiệu thuốc, B12 gọi theo tiếng Pháp là "Bê Đui"
Bê Đui ghi hàm lượng 50 gamma, 100 gamma…. nghĩa là dung dịch tiêm đó có hàm lượng 50 miligam, 100 miligam trong MỘT LÍT DUNG DỊCH
Ống thuốc tiêm của cụ thể tích 5 ml (5 cc) thì lượng "chất độc" chỉ có 5/1000 của 50 mg (hoặc 100 mg) tức 250/1 triệu (hoặc 500/1 triệu) gam thôi
Các cụ thấy nhà thuốc lãi chưa