[Funland] Chỉ bàn về kinh tế, xã hội Trung Quốc

DIT

Xe điện
Biển số
OF-600754
Ngày cấp bằng
25/11/18
Số km
2,137
Động cơ
184,770 Mã lực
Tuổi
38
Giờ ngừoi ta không bàn nhiều về chuyện TQ vượt Mỹ nữa. Gần như không thể nữa rồi. Bây giờ bàn chuyện TQ sẽ làm gì ở vị trí “kẻ về nhì vĩ đại” và sẽ khoanh “không gian sinh tồn” của mình ở vùng nào. Theo các diễn biến hiện tại thì có lẽ TQ “xin” khu vực ĐNA.
TQ muốn vượt qua mỹ phải hạ bệ dc đồng usd, chính quyền biden nhiệm kì vừa rồi có chiêu in tiền để tăng gdp, lạm phát thì chia cho toàn TG.
 

huyhung123

Xe điện
Biển số
OF-42755
Ngày cấp bằng
9/8/09
Số km
2,806
Động cơ
482,009 Mã lực
nâng thuế thì giá nó cao hơn thôi chứ đâu phải không có hàng , như máy giặt người ta mua hàng tàu vì rẻ , giờ mua lg , samsung
Tất cả cơ bản đều sx ở TQ hoặc dùng linh kiện TQ thôi cụ ơi. Ví dụ 1 đôi giày, quần áo cho đến cái xe máy, xe oto, đồ gia dụng, điện máy... thì cơ bản linh kiện TQ cả.
 

cuongtelecoms

Xe buýt
Biển số
OF-328062
Ngày cấp bằng
22/7/14
Số km
717
Động cơ
300,045 Mã lực
Cụ giải thích rõ nội dung này được không ạ?
Về mặt lý thuyết, đại loại là các quốc gia, dân tộc, khi là đối tác hay cao hơn nữa là đồng minh cùng nhau thì phải chia sẻ với nhau điểm chung gì đó đúng không cụ? Phải chung lợi ích, hoặc gần gụi nhau về dân tộc, văn hóa, tôn giáo... Những điểm chia sẻ đấy càng nằm trong sâu thẳm, "gốc" thì càng bền vững và lâu dài. Ngược lại, những lợi ích nhìn thấy ngay trước mắt thì có thể lại nhanh biến mất và không tồn tại lâu dài và cũng như khó có thể mang tính rộng khắp được. Các quốc gia phương tây, về mặt dân tộc thì người Pháp khác với người Đức và khác với người Mỹ, về mặt lợi ích thì đôi khi mâu thuẫn nhau. Nhưng, họ chia sẻ niềm tin tôn giáo nên sẽ dễ dàng hợp tác với nhau hơn. Nhóm Mỹ - Anh - Úc - Canada lại có những gắn bó về tôn giáo và dân tộc (và hệ quả là văn hóa, luật pháp...) chặt chẽ hơn các quốc gia phương tây còn lại. Tất nhiên, đấy chỉ là một quan điểm nhưng nó cũng có tính phù hợp nhất định.
Giống như em với cụ, khi nói chuyện với một người TQ hoặc Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ dễ hiểu và đồng cảm hơn một người Trung Đông hay phương tây vì chia sẻ văn hóa tương đồng.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,477
Động cơ
623,300 Mã lực
Cái cụ nói chính là sai lầm chiến lược của Tập Cận Bình đấy ợ.

Năm 1990 Đăng Tiểu Bình đã đặt ra 4 chữ "Thao quang dưỡng hối", tức là che giấu cả ưu và nhược, tóm lại là ẩn mình toàn diện. Đây là 1 trong những chiến lược đã đưa TQ lên vị trí thứ 2.

Nhưng năm 2014, sau khi lên ngôi thì Tập lại thay đổi chiến lược, quyết lộ mình ra thế giới, so kè với Mỹ và Ph Tây. Nó làm cho Mỹ nóng mắt và quyết xử lý, từ đó mới có hiện trạng như ngày nay.

Sau khi bị liên tục Trump và Biden gây sự thì Tập đã biết hơn và trở lại "Thao quang dưỡng hối", nhưng bây giờ thì Mỹ không tin nữa và chắc chắn quyết làm đến cùng.

Với đồng minh đàn em như Nhật mà chỉ đe dọa ngôi vị kinh tế, Mỹ đã dìm cho không ngóc đầu được. Nói gì đến TQ đối đầu Mỹ cả kinh tế, chính trị và quân sự.
Cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra nên cũng chưa chắc là lỗi của Tập. Nhiều khi cũng là bài truyền thông của Mỹ để dọn đường dư luận nhằm đánh Tàu.
 

bat_kha_tu_nghi

Xe điện
Biển số
OF-345567
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
2,657
Động cơ
317,464 Mã lực
Về mặt lý thuyết, đại loại là các quốc gia, dân tộc, khi là đối tác hay cao hơn nữa là đồng minh cùng nhau thì phải chia sẻ với nhau điểm chung gì đó đúng không cụ? Phải chung lợi ích, hoặc gần gụi nhau về dân tộc, văn hóa, tôn giáo... Những điểm chia sẻ đấy càng nằm trong sâu thẳm, "gốc" thì càng bền vững và lâu dài. Ngược lại, những lợi ích nhìn thấy ngay trước mắt thì có thể lại nhanh biến mất và không tồn tại lâu dài và cũng như khó có thể mang tính rộng khắp được. Các quốc gia phương tây, về mặt dân tộc thì người Pháp khác với người Đức và khác với người Mỹ, về mặt lợi ích thì đôi khi mâu thuẫn nhau. Nhưng, họ chia sẻ niềm tin tôn giáo nên sẽ dễ dàng hợp tác với nhau hơn. Nhóm Mỹ - Anh - Úc - Canada lại có những gắn bó về tôn giáo và dân tộc (và hệ quả là văn hóa, luật pháp...) chặt chẽ hơn các quốc gia phương tây còn lại. Tất nhiên, đấy chỉ là một quan điểm nhưng nó cũng có tính phù hợp nhất định.
Giống như em với cụ, khi nói chuyện với một người TQ hoặc Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ dễ hiểu và đồng cảm hơn một người Trung Đông hay phương tây vì chia sẻ văn hóa tương đồng.
Nhưng các quốc gia như TQ - Nhật Bản - Hàn Quốc đang trong trạng thái đối đầu mặc dù chung nhiều yếu tố như cụ nói!
 

connguatrungsinh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-862255
Ngày cấp bằng
27/6/24
Số km
273
Động cơ
2,551 Mã lực
Tuổi
34
Em có 1 căn bên New Zealand cũng tăng hơn 60% nhờ các anh TQ.
Căn nhà kiểu ngoại ô bên UC của Bà Chị ruột em mua để cho mấy SV thuê, kiểu đầu tư nhỏ lẻ mua lâu lắm ngoại ô nên giá rẻ. Mấy năm chả tăng lên đồng nào, nhưng từ khi dân TQ đổ bộ qua, Bà bảo tăng lên hơn 50% mà ko có mà mua. Bà sock đúng nghĩa luôn, do căn Ngoại ô bùn tẻ mùa quýt nó lên ai ngờ nó lên ác ra!
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,477
Động cơ
623,300 Mã lực
Căn nhà kiểu ngoại ô bên UC của Bà Chị ruột em mua để cho mấy SV thuê, kiểu đầu tư nhỏ lẻ mua lâu lắm ngoại ô nên giá rẻ. Mấy năm chả tăng lên đồng nào, nhưng từ khi dân TQ đổ bộ qua, Bà bảo tăng lên hơn 50% mà ko có mà mua. Bà sock đúng nghĩa luôn, do căn Ngoại ô bùn tẻ mùa quýt nó lên ai ngờ nó lên ác ra!
Đất Úc rộng lớn, người thưa còn người TQ thì đông và có xu hướng lan toả ra những vùng đất mới, không phải bây giờ mà từ hàng mấy trăm năm trước rồi. Việc người TQ xâm nhập vào Úc là chuyện tất yếu sẽ diễn ra, không thể đảo ngược được.
 

cuongtelecoms

Xe buýt
Biển số
OF-328062
Ngày cấp bằng
22/7/14
Số km
717
Động cơ
300,045 Mã lực
Nhưng các quốc gia như TQ - Nhật Bản - Hàn Quốc đang trong trạng thái đối đầu mặc dù chung nhiều yếu tố như cụ nói!
Cái yếu tố chia sẻ (dân tộc, văn hóa...) kia nó chỉ là một cơ sở để dễ dàng hợp tác, gắn bó thôi cụ, không phải cứ như vậy thì sẽ là đồng minh. Pháp và Anh hay bản thân trong nước Anh trước đây (Anh và Scotland..) vẫn đánh nhau suốt. Hay các nước A Rập cùng hồi giáo vẫn đánh nhau mà cụ. Mỹ và Anh cũng đã từng đánh nhau nhưng khi không còn mâu thuẫn lãnh thổ thì hợp tác rất chặt chẽ vì chia sẻ cả yếu tố dân tộc lẫn tôn giáo và văn hóa, luật pháp...
TQ- Nhật - Hàn... gần nhau và có mâu thuẫn về lãnh thổ, đã từng đô hộ nhau nên đang đối đầu. Nếu giải quyết được các vấn đề này thì về lâu dài, sẽ dễ chia sẻ được tương lai chung (trong nhiều thời kỳ trong lịch sử, các nước có quan hệ khá gắn bó, hợp tác và tương trợ với nhau).
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
2,973
Động cơ
336,269 Mã lực
Cái yếu tố chia sẻ (dân tộc, văn hóa...) kia nó chỉ là một cơ sở để dễ dàng hợp tác, gắn bó thôi cụ, không phải cứ như vậy thì sẽ là đồng minh. Pháp và Anh hay bản thân trong nước Anh trước đây (Anh và Scotland..) vẫn đánh nhau suốt. Hay các nước A Rập cùng hồi giáo vẫn đánh nhau mà cụ. Mỹ và Anh cũng đã từng đánh nhau nhưng khi không còn mâu thuẫn lãnh thổ thì hợp tác rất chặt chẽ vì chia sẻ cả yếu tố dân tộc lẫn tôn giáo và văn hóa, luật pháp...
TQ- Nhật - Hàn... gần nhau và có mâu thuẫn về lãnh thổ, đã từng đô hộ nhau nên đang đối đầu. Nếu giải quyết được các vấn đề này thì về lâu dài, sẽ dễ chia sẻ được tương lai chung (trong nhiều thời kỳ trong lịch sử, các nước có quan hệ khá gắn bó, hợp tác và tương trợ với nhau).
Em đã xem bình luận trên và bình luận này thì em thấy không thuyết phục lắm.
Em nghĩ sở dĩ họ chia sẻ bởi họ nằm chung trong khối liên minh Châu Âu. Thứ nữa là do gốc gác gần. Xem lại lịch sử em thấy công dân của các nước Châu Âu có sự di cư và kết hôn lẫn nhau, chính điều này tạo ra một chủng tộc gần gũi, dễ tạo cho họ sự chia sẻ với nhau hơn.
 

kopok

Xe tải
Biển số
OF-861057
Ngày cấp bằng
9/6/24
Số km
264
Động cơ
3,021 Mã lực
Tuổi
28
Về mặt lý thuyết, đại loại là các quốc gia, dân tộc, khi là đối tác hay cao hơn nữa là đồng minh cùng nhau thì phải chia sẻ với nhau điểm chung gì đó đúng không cụ? Phải chung lợi ích, hoặc gần gụi nhau về dân tộc, văn hóa, tôn giáo... Những điểm chia sẻ đấy càng nằm trong sâu thẳm, "gốc" thì càng bền vững và lâu dài. Ngược lại, những lợi ích nhìn thấy ngay trước mắt thì có thể lại nhanh biến mất và không tồn tại lâu dài và cũng như khó có thể mang tính rộng khắp được. Các quốc gia phương tây, về mặt dân tộc thì người Pháp khác với người Đức và khác với người Mỹ, về mặt lợi ích thì đôi khi mâu thuẫn nhau. Nhưng, họ chia sẻ niềm tin tôn giáo nên sẽ dễ dàng hợp tác với nhau hơn. Nhóm Mỹ - Anh - Úc - Canada lại có những gắn bó về tôn giáo và dân tộc (và hệ quả là văn hóa, luật pháp...) chặt chẽ hơn các quốc gia phương tây còn lại. Tất nhiên, đấy chỉ là một quan điểm nhưng nó cũng có tính phù hợp nhất định.
Giống như em với cụ, khi nói chuyện với một người TQ hoặc Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ dễ hiểu và đồng cảm hơn một người Trung Đông hay phương tây vì chia sẻ văn hóa tương đồng.
Cụ chuẩn
Nhìn vào các cuộc thập tự chinh, thì các quốc gia Châu Âu liên kết mạnh nhất khi cùng chiến đấu dưới lá cờ tôn giáo (kito giáo)
Đến đầu thế kỷ 20, khi kitô giáo vượt trội và phát triển so với hòi giáo thì kitô giáo không còn bị đe dọa bởi kẻ thù chung (lúc này hồi giáo bị tụt lại phía sau) thì mới quay ra oánh nhau
Chỉ duy nhất Nhật Bản là quốc gia phi kitô giáo trong hội g7- nhưng lại là đệ tử ruột của mỹ
 

cuongtelecoms

Xe buýt
Biển số
OF-328062
Ngày cấp bằng
22/7/14
Số km
717
Động cơ
300,045 Mã lực
Cụ chuẩn
Nhìn vào các cuộc thập tự chinh, thì các quốc gia Châu Âu liên kết mạnh nhất khi cùng chiến đấu dưới lá cờ tôn giáo (kito giáo)
Đến đầu thế kỷ 20, khi kitô giáo vượt trội và phát triển so với hòi giáo thì kitô giáo không còn bị đe dọa bởi kẻ thù chung (lúc này hồi giáo bị tụt lại phía sau) thì mới quay ra oánh nhau
Chỉ duy nhất Nhật Bản là quốc gia phi kitô giáo trong hội g7- nhưng lại là đệ tử ruột của mỹ
Nhật "là đệ tử ruột của mỹ" chỉ từ 1945 tới nay thôi cụ, chỉ khoảng 70 năm và rất ngắn trong lịch sử thế giới.
 

losedow

Xe tải
Biển số
OF-822088
Ngày cấp bằng
6/11/22
Số km
382
Động cơ
238,362 Mã lực
TQ là nước lớn, cạnh ta, không thể không bàn, k hiểu chuyện về họ.
Em cũng có nhận định giống cụ về các nội dung cụ nói.
Em nhận thấy, ở cạnh Nhật có Hàn, có Đài, và thậm chí TQ, xa thì Thái, Sing có sự ảnh hưởng của Nhật mà giàu. Sự trỗi dậy như JP là hoà bình.
Nhưng sự trỗi dậy của TQ không hoà bình cho lắm và các vấn đề nội tại nên em thấy họ sẽ khó vượt Mỹ, và khó lên mức thu nhập bình quân đầu người cỡ 30k, mà mức đó là cũng cao rồi.
Có thể sẽ xảy ra thập kỷ ( nhiều thập kỷ trì trệ).
Khi GDP thấp, có thể tăng trưởng cao. Nhưng đến lúc nào đó sẽ khó.
TQ có nhiều đặc điểm khác biệt nên thời điểm đó cũng khác các nước khác.
China's_real_GDP_growth_by_decade.svg.png's_real_GDP_growth_by_decade.svg.png
Cụ nói thế nào chứ em thấy Nhật trỗi dậy không hoà bình cho lắm đâu ạ.
1000001835.png
 

cuongtelecoms

Xe buýt
Biển số
OF-328062
Ngày cấp bằng
22/7/14
Số km
717
Động cơ
300,045 Mã lực
Em đã xem bình luận trên và bình luận này thì em thấy không thuyết phục lắm.
Em nghĩ sở dĩ họ chia sẻ bởi họ nằm chung trong khối liên minh Châu Âu. Thứ nữa là do gốc gác gần. Xem lại lịch sử em thấy công dân của các nước Châu Âu có sự di cư và kết hôn lẫn nhau, chính điều này tạo ra một chủng tộc gần gũi, dễ tạo cho họ sự chia sẻ với nhau hơn.
Ngoài dân tộc thì tôn giáo nữa cụ. Bản thân những quốc gia như Nam Tư cũ giờ chia năm, xẻ bảy thì nhìn sâu vào bên trong thì các quốc gia đó cũng khác biệt lớn về dân tộc hoặc tôn giáo (Ki tô giáo Roma với chính thống giáo phương Đông, và đạo hồi). Và cái "gốc gác gần" cụ nói thì cũng dễ dẫn tới cái tôn giáo nó cũng dễ là chia sẻ thôi cụ.
Nhưng nếu chỉ dựa vào dân tộc thì không trả lời được sao người Ba Lan sẽ nghiêng về Tây Âu hơn là nghiêng về Nga/Đông Âu. Về mặt dân tộc, người Ba Lan so với người Đức hay người Nga, em nghĩ sự khác biệt là như nhau. Em không nhìn thấy tại sao người Ba Lan có nhiều người thân ở Tây Âu hơn ở Nga. Nhìn địa lý, họ cũng nằm giữa phương Tây và phương Đông (bên này là Đức, bên kia là Nga). Nhưng nhìn vào tôn giáo của dân Ba Lan, về lâu dài, họ sẽ không thể nghiêng về Đông Âu được vì hầu hết dân số họ theo công giáo Roma.
Còn yếu tố cụ nói về việc chung trong "khối liên minh châu Âu" thì khối này cũng thành lập gần đây và với em, nó là một phần hệ quả của cái chia sẻ về dân tộc và tôn giáo thôi. Nếu khác biệt quá lớn thì không có cơ sở nào để tham gia vào khối này vì sẽ còn nhiều tranh cãi nảy sinh từ sự khác biệt do hai điểm trên.
Không phải ngẫu nhiên mà lúc nào người ta cũng nói tới vấn đề dân tộc (hay sắc tộc) và tôn giáo vì nó thường là nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc chiến tranh/mẫu thuẫn trong lịch sử thế giới. Và cũng chính nó là "cơ sở", là "gốc" của các liên minh về kinh tế, chính trị hay quân sự trong lịch sử.
Nói như vậy cũng để khẳng định, nếu như TQ muốn lên số một, thay thế vai trò của Mỹ hiện tại thì ngoài kinh tế hay quân sự, vấn đề văn hóa cũng sẽ đóng vai trò rất quan trọng đấy. Tất nhiên, nó sẽ là câu chuyện trăm năm, vài trăm năm chứ không phải là câu chuyện chục năm. Bản chất, nước Mỹ thống trị thế giới cũng mới chỉ tạm tính là trăm năm (191x trở lại đây) nhưng trước đấy, siêu cường số một thế giới trong hơn hai trăm năm là Anh quốc (thế kỷ 18-19), cũng chia sẻ chung với Mỹ về cả dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo (em tạm tính là Anh giáo với Tin Lành là rất gần gũi), luật pháp...
 
Chỉnh sửa cuối:

fan Bayern

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-863457
Ngày cấp bằng
13/7/24
Số km
533
Động cơ
3,543 Mã lực
Ngoài dân tộc thì tôn giáo nữa cụ. Bản thân những quốc gia như Nam Tư cũ giờ chia năm, xẻ bảy thì nhìn sâu vào bên trong thì các quốc gia đó cũng khác biệt lớn về dân tộc hoặc tôn giáo (Ki tô giáo Roma với chính thống giáo phương Đông, và đạo hồi). Và cái "gốc gác gần" cụ nói thì cũng dễ dẫn tới cái tôn giáo nó cũng dễ là chia sẻ thôi cụ.
Nhưng nếu chỉ dựa vào dân tộc thì không trả lời được sao người Ba Lan sẽ nghiêng về Tây Âu hơn là nghiêng về Nga/Đông Âu. Về mặt dân tộc, người Ba Lan so với người Đức hay người Nga, em nghĩ sự khác biệt là như nhau. Em không nhìn thấy tại sao người Ba Lan có nhiều người thân ở Tây Âu hơn ở Nga. Nhìn địa lý, họ cũng nằm giữa phương Tây và phương Đông (bên này là Đức, bên kia là Nga). Nhưng nhìn vào tôn giáo của dân Ba Lan, về lâu dài, họ sẽ không thể nghiêng về Đông Âu được vì hầu hết dân số họ theo công giáo Roma.
Còn yếu tố cụ nói về việc chung trong "khối liên minh châu Âu" thì khối này cũng thành lập gần đây và với em, nó là một phần hệ quả của cái chia sẻ về dân tộc và tôn giáo thôi. Nếu khác biệt quá lớn thì không có cơ sở nào để tham gia vào khối này vì sẽ còn nhiều tranh cãi nảy sinh từ sự khác biệt do hai điểm trên.
Không phải ngẫu nhiên mà lúc nào người ta cũng nói tới vấn đề dân tộc (hay sắc tộc) và tôn giáo vì nó thường là nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc chiến tranh/mẫu thuẫn trong lịch sử thế giới. Và cũng chính nó là "cơ sở", là "gốc" của các liên minh về kinh tế, chính trị hay quân sự trong lịch sử.
Chuẩn cụ, cùng niềm tin tôn giáo thì họ mới tin nhau kết đoàn được. Còn khi không cùng niềm tin tôn giáo (duy tâm) thì quan hệ chỉ dựa trên lợi ích (duy vật), không có bạn và thù vĩnh viễn.
 

cuongtelecoms

Xe buýt
Biển số
OF-328062
Ngày cấp bằng
22/7/14
Số km
717
Động cơ
300,045 Mã lực
Hàn tôn giáo giống Mỹ, Nhật tôn giáo khác tàu.
Vâng. Trung - Nhật - Hàn có những khác biệt. Nhưng về văn hóa, em khẳng định là cả ba quốc gia có chia sẻ tính tương đồng khá cao. Không phải ngẫu nhiên các quốc gia này đều được gọi là "Sinophere" (Singapore và nước mình cũng rất giống). Đấy là những sự thật, không thể phủ nhận và về lâu dài, nó vẫn ảnh hưởng lớn tới mối quan hệ của các quốc gia, giữa người dân và giữa các doanh nghiệp.
 

bat_kha_tu_nghi

Xe điện
Biển số
OF-345567
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
2,657
Động cơ
317,464 Mã lực
Tóm tắt:
Chính quyền: Dân số già tăng. Nguy cơ vỡ quỹ lương hưu. Tăng tuổi nghỉ hưu.
Chính quyền đang xoay xở tìm cách giải quyết tình trạng già hoá dân số. Chưa có giải pháp phù hợp.
Người dân: phản đối tăng tuổi. Lý do: người trẻ đang khó kiếm việc sẽ khó hơn vì nhiều người lao động, lại còn khuyến khích sinh thêm con. Người già k muốn lao động thêm.
https://vneconomy.vn/trung-quoc-tang-tuoi-nghi-huu-de-tranh-vo-quy-luong-huu.htm
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,508
Động cơ
408,741 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhưng các quốc gia như TQ - Nhật Bản - Hàn Quốc đang trong trạng thái đối đầu mặc dù chung nhiều yếu tố như cụ nói!
Các nước Đông Á rất khó hòa thuận với nhau, thậm chí cả khi cùng một hệ tư tưởng. Như Hàn và Nhật hiện tại, chế độ chính trị và đồng minh chủ yếu đều y như nhau (Mỹ/Ph tây) nhưng vẫn thù nhau chết thôi.

Không phải vì khác biệt tôn giáo mà do tính thù dai và cố chấp của người Ph Đông.

Các nước Ph Tây cũng từng đối đầu sống mái, như cuộc Chiến tranh trăm năm của Anh-Pháp hay gần nhất là WW2. Nhưng khác với người Đông Á, chiến tranh qua đi là thôi. Và nếu thua trận thì họ thẳng thắn chịu thua, hoặc nếu có lỗi thì họ nhận lỗi (như Đức sau WW2).

Còn Đông Á thì sai không chịu nhận, thù không chịu quên. Như Nhật, nhất định không thừa nhận đã xâm lược và tàn sát ở Đông Á và ĐNA, còn đưa các lính phát xít Nhật vào đền thờ. Hay Hàn quốc năm nào cũng đòi Nhật bồi thường mặc dù Nhật đã bồi thường từ mấy chục năm trước. Thế thì Đông Á sẽ không bao giờ hòa thuận được.
 

fan Bayern

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-863457
Ngày cấp bằng
13/7/24
Số km
533
Động cơ
3,543 Mã lực
Vâng. Trung - Nhật - Hàn có những khác biệt. Nhưng về văn hóa, em khẳng định là cả ba quốc gia có chia sẻ tính tương đồng khá cao. Không phải ngẫu nhiên các quốc gia này đều được gọi là "Sinophere" (Singapore và nước mình cũng rất giống). Đấy là những sự thật, không thể phủ nhận và về lâu dài, nó vẫn ảnh hưởng lớn tới mối quan hệ của các quốc gia, giữa người dân và giữa các doanh nghiệp.
Không em không nghĩ vậy, Nhật bản theo Thần đạo, tư duy khác hẳn Nho giáo. Hàn Quốc theo Tin lành tư duy khác hoàn toàn Nho giáo.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top