- Biển số
- OF-134554
- Ngày cấp bằng
- 14/3/12
- Số km
- 160
- Động cơ
- 372,000 Mã lực
- Tuổi
- 36
Chevrolet là thương hiệu Mỹ, tự hào Mỹ nhưng tại Việt Nam nhãn hiệu trăm tuổi lại đang tìm kiếm sự ủng hộ của khách hàng bằng cách xóa đi những định kiến không tốt từ thời GM Daewoo.
Ngày 12/4, GM Việt Nam tung ra chương trình chăm sóc chưa từng có. Lần đầu tiên một hãng xe Việt Nam miễn phí toàn bộ tiền thay thế phụ tùng, tiền công trong 2 năm cho khách hàng mua xe Chevrolet mới từ 10/4. Đây là chiến thuật quá táo bạo bởi nó tiềm ẩn nguy cơ chi phí vượt tầm kiểm soát, dù có giới hạn số lượng. Nhưng xét trong bối cảnh riêng của GM Việt Nam và sự đóng băng của thị trường thì mức độ rủi ro có thể cân bằng với lợi ích.
Với chương trình này, GM Việt Nam ngầm cam kết chất lượng được cải thiện hơn so với Daewoo. Tiếp đến là tận dụng tâm lý lo ngại của người tiêu dùng với một loạt biểu thuế và phí mới để kích cầu. Cái đích thứ ba là kêu gọi người mua xe quay lại các đại lý bảo hành bảo dưỡng bởi tỷ lệ này của GM rất thấp, chỉ khoảng 60-70%.
Không phải ngẫu nhiên mà GM Việt Nam có những toan tính mạo hiểm. Yếu kém của Vidamco đã làm hai thương hiệu Daewoo và Chevrolet bị ảnh hưởng rất nhiều. Khi Vidamco tung ra chiếc Chevrolet Captiva năm 2006, cả thị trường lên cơn sốt. Không một sản phẩm nào ở Việt Nam, ngoài Toyota, khiến khách hàng phải trả thêm tiền để lấy được xe sớm. Danh sách khách chờ kéo dài từ một tháng tới hai tháng và đỉnh điểm là một năm sau mới nhận xe. Captiva như gà đẻ trứng vàng vào túi đại lý và nhân viên bán hàng.
Nhưng hai năm sau, Captiva tụt dốc. Do doanh số cao khiến chất lượng lắp ráp không đảm bảo. Công nghệ mới làm bộ phận bảo hành lúng túng do chưa quen và dịch vụ sau bán hàng kém khiến người tiêu dùng nhận ra họ đầu tư sai chỗ. Captiva gặp những sai sót rất lạ như bị dột, cửa không đóng được và hệ thống điện dễ gặp trục trặc.
Trong kế hoạch cải tổ toàn bộ hệ thống Daewoo, ngày 12/9/2011, GM toàn cầu đổi tên Vidamco thành GM Việt Nam và kinh doanh dưới nhãn hiệu duy nhất Chevrolet. Cả hệ thống quản trị cũng được làm mới. Vị giám đốc Hàn Quốc Jung In Kim có phong cách đạo mạo, rất ít khi rời chỗ ngồi khi họp báo được thay bằng ông Gaurav Gupta, đến từ Ấn Độ, người thích thuyết trình, trẻ trung và gần gũi.
Từ chỗ là “tập đoàn Hàn Quốc” với đa số các vị trí quản lý là người Hàn, GM Việt Nam đổi sang mô hình đa quốc gia. Trong số đó có kỹ sư Rick Master đến từ Michigan (Mỹ), phụ trách sản xuất theo “tinh thần và chất lượng Mỹ”, như lời giới thiệu của ông Gaurav Gupta.
Sau làn gió cải cách, GM Việt Nam tung ra hàng loạt mẫu xe mới như Captiva 2011, Spark và Orlando - một chiếc xe “rất Mỹ”. Khách hàng và giới truyền thông có thể đăng ký lái thử xe thoải mái, điều hiếm gặp ở Vidamco. Còn Gaurav Gupta ít khi ngồi yên. Ông luôn đi lại, len lỏi giữa khách hàng hay nhà báo ở triển lãm, lễ giới thiệu xe để xem họ nói gì, dù vốn tiếng Việt rất ít.
“Tôi chưa định vị Chevrolet dưới Toyota, Honda hay trên một hãng nào đó. Mục tiêu trước mắt là giúp Chevrolet trở nên thân thuộc với các gia đình”, Gaurav Gupta nói.
Những thay đổi về dịch vụ của GM Việt Nam chưa thực sự rõ nét, bởi phản hồi của khách hàng gần như chưa biển chuyển so với trước kia. Xóa định kiến ở Việt Nam hay bất cứ thị trường nào luôn là điều không dễ dàng.
Nguồn: vnexpress.net
Ngày 12/4, GM Việt Nam tung ra chương trình chăm sóc chưa từng có. Lần đầu tiên một hãng xe Việt Nam miễn phí toàn bộ tiền thay thế phụ tùng, tiền công trong 2 năm cho khách hàng mua xe Chevrolet mới từ 10/4. Đây là chiến thuật quá táo bạo bởi nó tiềm ẩn nguy cơ chi phí vượt tầm kiểm soát, dù có giới hạn số lượng. Nhưng xét trong bối cảnh riêng của GM Việt Nam và sự đóng băng của thị trường thì mức độ rủi ro có thể cân bằng với lợi ích.
Với chương trình này, GM Việt Nam ngầm cam kết chất lượng được cải thiện hơn so với Daewoo. Tiếp đến là tận dụng tâm lý lo ngại của người tiêu dùng với một loạt biểu thuế và phí mới để kích cầu. Cái đích thứ ba là kêu gọi người mua xe quay lại các đại lý bảo hành bảo dưỡng bởi tỷ lệ này của GM rất thấp, chỉ khoảng 60-70%.
Không phải ngẫu nhiên mà GM Việt Nam có những toan tính mạo hiểm. Yếu kém của Vidamco đã làm hai thương hiệu Daewoo và Chevrolet bị ảnh hưởng rất nhiều. Khi Vidamco tung ra chiếc Chevrolet Captiva năm 2006, cả thị trường lên cơn sốt. Không một sản phẩm nào ở Việt Nam, ngoài Toyota, khiến khách hàng phải trả thêm tiền để lấy được xe sớm. Danh sách khách chờ kéo dài từ một tháng tới hai tháng và đỉnh điểm là một năm sau mới nhận xe. Captiva như gà đẻ trứng vàng vào túi đại lý và nhân viên bán hàng.
Nhưng hai năm sau, Captiva tụt dốc. Do doanh số cao khiến chất lượng lắp ráp không đảm bảo. Công nghệ mới làm bộ phận bảo hành lúng túng do chưa quen và dịch vụ sau bán hàng kém khiến người tiêu dùng nhận ra họ đầu tư sai chỗ. Captiva gặp những sai sót rất lạ như bị dột, cửa không đóng được và hệ thống điện dễ gặp trục trặc.
Trong kế hoạch cải tổ toàn bộ hệ thống Daewoo, ngày 12/9/2011, GM toàn cầu đổi tên Vidamco thành GM Việt Nam và kinh doanh dưới nhãn hiệu duy nhất Chevrolet. Cả hệ thống quản trị cũng được làm mới. Vị giám đốc Hàn Quốc Jung In Kim có phong cách đạo mạo, rất ít khi rời chỗ ngồi khi họp báo được thay bằng ông Gaurav Gupta, đến từ Ấn Độ, người thích thuyết trình, trẻ trung và gần gũi.
Từ chỗ là “tập đoàn Hàn Quốc” với đa số các vị trí quản lý là người Hàn, GM Việt Nam đổi sang mô hình đa quốc gia. Trong số đó có kỹ sư Rick Master đến từ Michigan (Mỹ), phụ trách sản xuất theo “tinh thần và chất lượng Mỹ”, như lời giới thiệu của ông Gaurav Gupta.
Sau làn gió cải cách, GM Việt Nam tung ra hàng loạt mẫu xe mới như Captiva 2011, Spark và Orlando - một chiếc xe “rất Mỹ”. Khách hàng và giới truyền thông có thể đăng ký lái thử xe thoải mái, điều hiếm gặp ở Vidamco. Còn Gaurav Gupta ít khi ngồi yên. Ông luôn đi lại, len lỏi giữa khách hàng hay nhà báo ở triển lãm, lễ giới thiệu xe để xem họ nói gì, dù vốn tiếng Việt rất ít.
“Tôi chưa định vị Chevrolet dưới Toyota, Honda hay trên một hãng nào đó. Mục tiêu trước mắt là giúp Chevrolet trở nên thân thuộc với các gia đình”, Gaurav Gupta nói.
Những thay đổi về dịch vụ của GM Việt Nam chưa thực sự rõ nét, bởi phản hồi của khách hàng gần như chưa biển chuyển so với trước kia. Xóa định kiến ở Việt Nam hay bất cứ thị trường nào luôn là điều không dễ dàng.
Nguồn: vnexpress.net