- Biển số
- OF-81455
- Ngày cấp bằng
- 30/12/10
- Số km
- 380
- Động cơ
- 418,280 Mã lực
mình chạy mấy chục km mà có thấy gì đâu,chỉ hơi ấm ấm thôi chứ chả nóng tí nào trừ khi sờ vào pô và cái bưởng côn!
Mình nghĩ là chọn vành có chất liệu mát hơnCái Click nó sài lốp có xăm(Ruột)đấy cụ ơi.Người nhà tôi đi cái Click cứ bị vá lại ruột sau hoài(Vá lại cả lỗ đã vá rồi mới bực chứ).Giờ tôi mới phát hiện ra...không lẽ là do nguyên nhân nóng quá của bánh sau???Nhiều khi tôi mượn kéo cả 100km/h,giờ nhớ lại sợ quá.
Nguyên nhân & cách khắc phục vụ này như nào đây các cụ ớiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
e ko biết nóng ntn nhưng em ứ dám sờ bánh tàu hoả đâu ýCụ mới biết một mà không biết hai, mới lo một mà chưa lo hai. Ý em nói là cụ mới sờ lốp xe máy mà chưa sờ thử lốp ô tô, đặc biệt là bánh tàu hỏa nữa thì càng kinh cụ ợ.
Theo ngu ý của em thì em thấy chắc tại xe ga bánh sau nó sát máy thành 1 cụm nên nhiệt tỏa ra ăn hết vào lốp
còn xe số máy ở đằng trước nên chả nóng j cả
Ý kiến của 2 bạn này là chính xác + lốp nằm gần động cơ quá mà hệ thống làm mát không phải bằng dung dịch. Mấy xe tay ga của Nhật hồi trước cũng bị như thế (spacy) bây giờ có đỡ hơn nhiều rồiChính xác là do cái động cơ xe ga và hệ thống bánh sau nó nằm thành một khối nên nó truyền nhiệt từ động cơ ra vành sau --> nóng lốp.
Chuyện này là bình thường, không có gia phải xoắn cả
Để giải quyết vấn đề này thì từ năm 1903 người ta đã nghiên cứu ra lốp không săm rồi cụ nhé!Ý kiến của 2 bạn này là chính xác + lốp nằm gần động cơ quá mà hệ thống làm mát không phải bằng dung dịch. Mấy xe tay ga của Nhật hồi trước cũng bị như thế (spacy) bây giờ có đỡ hơn nhiều rồi
Có bạn nói là do ma sát với mặt đường hay bị cạ phanh... là không đúng
Chẳng nhà sản xuất nào muốn điều này, có điều họ chưa tìm ra cách khắc phục thôi, bánh xe là cao su khi bị nóng lâu như thế nó sẽ lão hóa (lưu hóa cao su) nên chóng phải thay lốp, nếu không thay lốp đúng kỳ hạn thì bùm thật chứ chả chơi
Cấu tạoTôi nói chưa giải quyết được hiện tượng làm nóng lốp, chứ không nói lốp không xăm được làm ra như thế nào và cấu tạo của nó
Tôi đi chiếc spacy đầu tiên vào năm 1997 (tính đến bây giờ là 14 năm rồi), lốp xe là tubeless và hồi đó vẫn mua được vỏ tubeless tại Việt Nam
em thấy nguyên cụm động cơ, bố nồi, v.v.v đều năm ngay sát cái đùm sau mà tay ga toàn chơi mâm đúc nên truyền nhiệt xuống niềng là đúng rồi. Còn xe số nguyên khúc trước cách phía sau cả đoạn dây sên dài thì ko nóng là đúng rồi, xe số mà bác chạm vào mang cá cũng phỏng như chơiNhiều bác nói chuẩn rồi, bánh sau nóng chủ yếu là vì động cơ của scooter chủ yếu làm mát bằng không khí tức là nó có các cánh gió để không khi chạy qua sẽ hút theo nhiệt, dòng không khí khi chạy qua máy sẽ ấm lên và phả trực tiếp vào bánh sau mà cao su cũng là chất giữ nhiệt tốt nên bánh xe sẽ hơi nóng, trời càng nóng thì bán xe sẽ càng nóng vì động cơ cần trao đổi nhiệt nhiều hơn. Kết cấu của xe scooter có bánh sau gắn trực tiếp vào hệ thống truyền động và động cơ cũng là một yếu tố.
Các bác mở nắp ca-pô xe hơi khi máy chạy thì sẽ thấy khoang máy nóng ran do hơi từ két nước phả ra và tất cả các bộ phận dẫn nhiệt như nhựa, cao su, sắt thậm chí cả dây điện cũng đều nóng bỏng tay mặc dù chúng không nối trực tiếp với động cơ mà chỉ bị hấp nhiệt từ két nước thôi.
Bài này của cụ làm em thêm mở mang trí tuệ,rất bổ ích,lý thú.Để giải quyết vấn đề này thì từ năm 1903 người ta đã nghiên cứu ra lốp không săm rồi cụ nhé!
Nhưng lốp không săm mới du nhập vào VN trong khoảng 5 năm trở lại đây.
Ích lợi của lốp không săm Hiện tại tất cả các loại xe con trên thị trường đều đã sử dụng lốp không săm. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng biết những tiện lợi mà lốp không săm có thể mang lại.
Lốp không săm được phát minh từ năm 1903 nhưng mãi đến năm 1954, nhà sản xuất xe hơi Mỹ Packard (đã ngừng sản xuất từ 1958) mới đưa được vào sản xuất đại trà. Tuy nhiên, lốp không săm cũng chỉ mới du nhập vào Việt Nam khoảng năm 13 năm trước đây theo một số xe Camry nhập Mỹ và một vài mác xe "tư bản" khác.
Lốp không săm chỉ bắt đầu phổ biến rộng rãi tại Việt Nam trong khoảng 5 năm trở lại đây. Cho đến nay ngoại trừ các xe trọng tải lớn, gần như không còn chiếc xe nào trong dòng xe hạng nhỏ sử dụng lốp có săm. Cùng AutoPro phân tích tại sao lốp không săm lại được "chuộng" như vậy.
Cấu tạo
Đối với lốp có săm trong điều kiện hoạt động ở cường độ cao, độ ma sát của lốp với đường tăng cao sinh nhiệt năng lớn. Lý do chủ yếu vì bề mặt mặt ngoài của săm tiếp xúc với bề mặt trong của lốp sẽ tạo ma sát khi xe chuyển động và sinh nhiệt. Chính vì thế nhiệt độ sẽ tăng lên cho cả lốp và săm trong điều kiện hoạt động nặng tải và thời gian dài.
Nhiệt độ cao là nguyên nhân gây lão hóa, giảm tuổi thọ của lốp có săm. Trong khi đó, lốp không săm được cấu tạo dầy hơn nhưng chỉ là một lớp lốp nên loại bỏ được yếu tố ma sát sinh nhiệt do có săm. Hơn nữa, phía mặt trong của lốp không săm được phủ một lớp chịu nhiệt và chống thẩm thấu không khí điều đó khiến cho lốp không săm thất thoát hơi chậm hơn.
Mặt cắt thiết diện của lốp có săm(trái), lốp không săm (phải)
Trong các trường hợp xe vận hành với tốc độ cao hoặc khi xe nghiêng vào cua, kết cấu má lốp của lốp không săm do được thiết kế để tránh biến dạng nhiều sẽ giúp xe hoạt động êm ái và ổn định hơn.
Kết cấu má lốp của lốp có săm (dưới) ổn định và đàn hồi tốt hơn có săm (trên)An toàn
Ngoài ra, lốp có săm do ma sát sinh ra giữa lốp và săm nên làm tổn hao năng lượng nhiều hơn dẫn đến việc xe sẽ tốn nhiên liệu hơn. Các nghiên cứu của các hãng lốp hàng đầu như Dunlop, Michelin còn chỉ ra rằng lốp không săm có khả năng tiết kiệm nhiên liệu do có chỉ số lực cản lăn và độ rung nhỏ hơn rất nhiều so với lốp có săm - do cân bằng động của lốp có săm kém vì kết cấu phức tạp trong khi lốp không săm là một khối thống nhất, chế tạo dễ đạt tính chính xác hơn.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với anh Dũng, Giám đốc đại lý Michelin Ngọc Khánh. Anh Dũng cho biết:
“Độ chênh lệch số vòng quay trên cùng một quãng đường cố định của lốp có săm và không có săm gọi là độ ba-ti-lê. Ví dụ: Để đi hết một quãng đường lốp phải quay hết 100 vòng trên lý thuyết mới hoàn thành. Nhưng thực tế lốp có săm quay chỉ được có 95 vòng nhưng đồng hồ công-tơ-mét vẫn báo là xe đã hoàn thành đúng đoạn đường có khoảng cách đó. Nhưng với lốp không săm, số vòng quay sẽ cao hơn vào khoảng 98, 99 vòng. Như vậy trong cùng một lượng nhiên liệu bỏ ra lốp không săm đạt hiệu quả cao hơn. Cá biệt trong một số cuộc thử nghiệm gần đây trên xe tải, xe buýt cho thấy: Lốp bố thép không săm tiết kiệm nhiên liệu cho xe tải đến 12,73%, xe buýt là 16,96% so với lốp có săm”.
Anh Dũng cho biết thêm: “Lốp có săm có 2 ưu điểm hiện tại ở Việt Nam là: Thứ nhất là khả năng chở nặng. Hầu hết các xe trọng tải lớn ở Việt Nam hiện tại vẫn đang dùng lốp có săm. Các quy định ở Việt Nam về việc chở quá tải còn khá lỏng lẻo dẫn đến tình trạng hầu hết các xe trọng tải lớn đều chở quá quy định. Dẫn đến lốp có săm là sự lựa chọn hoàn hảo cho việc này. Một chiếc lốp có săm có thể chở quá trọng lượng cho phép đến 4, 5 lần. Ngoài ra, thêm 1 lý do nữa là rẻ tiền hơn”.
Các trường hợp rủi ro nhất đối với lốp chủ yếu là do dính đinh và các vật nhọn.
Mặc dù khá nhiều lợi thế nhưng chi phí sản xuất vành đúc la-răng đạt tiêu chuẩn giữ hơi tốt sẽ khiến giá thành la răng lớn hơn trước kia
Đối với lốp có săm sau khi dính đinh thường hết hơi rất nhanh; ở các trường hợp xe chạy tốc độ cao nếu lốp thủng sẽ đặc biệt nguy hiểm do vết đinh bị ngoáy rộng vì sự xê dịch giữa lốp và săm khiến lốp hết hơi nhanh chóng.
Ngược lại, với lốp không săm, đinh luôn được găm luôn ở lốp và gây thất thoát hơi rất ít khiến cho quá trình xuống hơi rất chậm đủ khoảng thơi gian an toàn để lái xe có thể làm chủ tình huống. Trong hầu hết trường hợp, lái xe còn có thể đi chiếc lốp đã dính đinh đến nơi vá lốp.
Lưu ý: Khi phát hiện lốp xe không săm bị dính đinh, đừng rút đinh; cứ để nguyên và đi bình thường đến nơi gần nhất có thể vá lốp. Lốp không săm có thể vận hành với áp suất hơi thấp hơn rất nhiều so với loại có săm và sẽ không xảy ra tình trạng vò lốp như ở lốp có săm.
Theo AutoPro
bác này nói chí phảiem thấy nguyên cụm động cơ, bố nồi, v.v.v đều năm ngay sát cái đùm sau mà tay ga toàn chơi mâm đúc nên truyền nhiệt xuống niềng là đúng rồi. Còn xe số nguyên khúc trước cách phía sau cả đoạn dây sên dài thì ko nóng là đúng rồi, xe số mà bác chạm vào mang cá cũng phỏng như chơi
Sau 1 thời gian các bác vào cho ý kiến này nọ kia,em túm lại việc bánh sau các xe tay ga nóng bất bình thường là như này:
1-Bánh sau liền khối với bộ chuyền động mà đống này khi làm việc nó sản ra nhiều nhiệt.
2-Bánh sau cùng nằm liền kề với động cơ & hướng xả nhiệt của động cơ nên tất nhiên chịu rất nhiều nhiệt khi động cơ hoạt động.
3-Đa phần xe tay ga được trang bị mâm đúc mà mâm đúc thì chuyền nhiệt,giữ nhiệt nhiều,nhanh hơn tới lốp.
1+2+3=>Vì vậy lốp sau rất nóng khi xe chạy đường dài???
Đây là sự không tránh khỏi của xe tay ga,có thể gọi là lỗi thiết kế chăng???Nếu là lỗi thiết kế,biết đâu sau này các hãng xe cho ra các đời các con xe sau xẽ không còn bị như vậy nữa.
Còn hiện tại,theo thiểu ý của em:Chúng ta-Những người đang sử dụng xe tay ga-một khi đã biết cái điểm yếu thì tìm cách khắc phục nếu là thiên tài,còn không thiên tài có lẽ đa số chúng ta có thể làm:
-Kiểm tra thường xuyên áp xuất lốp(Lốp xẹp sẽ tạo ra nhiều nhiệt hơn xo với lốp bơm căng khi ma xát với mặt đường).
-Kiểm tra thường xuyên xem bố phanh sau có cạ đĩa hay đùm sau hay không(Khi bị cạ bố thì nhiệt sẽ được sản sinh ra).
=>Như vậy chúng ta không tạo thêm tác nhân làm cho bánh sau quá nóng gây thêm giảm độ an toàn,ổn định cho xế yêu.
Có bác nào thêm cáo ý thì tiếp tục nhe,em cám ơn nhiều!!!