- Biển số
- OF-85656
- Ngày cấp bằng
- 18/2/11
- Số km
- 12,636
- Động cơ
- 567,319 Mã lực
Em viết đoạn này:
"Công dân mạng lại ồn lên vụ nhại tiếng, bọn phân biệt kỳ thị vùng miền m.õm vuông lại tiếng bấc tiếng chì, lại bỉ bôi, lại xúc xiểm, rộn hết làng.
Câu thành ngữ: "Chém cha không bằng pha tiếng" lại được trích xuất sử dụng, để bật lại bọn m.õm vuông nhại giọng. Nhưng có vẻ khá nhiều người hiểu chưa đúng về câu nói thậm xưng này.
Câu đó không chỉ dành cho các đối tượng chuyên nhại giọng, bắt chước thổ ngữ địa phương khác vì các lý do khác nhau, kể cả lý do châm chọc, chế giễu ngữ âm của người khác. Câu này thường dùng khi các tiền nhân cảnh báo, răn đe các tha nhân hậu bối khi tha hương không được quên tiếng mẹ đẻ, không được làm pha tạp thổ ngữ nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Việc giữ gìn tiếng nói, thổ ngữ địa phương cũng là cách giữ gìn bản sắc quê hương và làm giàu có thêm kho tàng ngôn ngữ dân tộc, vốn đa sắc màu và chứa đựng các lớp trầm tích văn hoá, được tiếp nối và truyền thừa qua các thế hệ. Nó thể hiện phông văn hoá, tư duy và bản lĩnh mỗi tha nhân, cũng là cách làm giàu có thêm tâm hồn con dân Việt.
Trong khi thế giới văn minh đang đua nhau học tập để trở thành công dân quốc tế, tiến tới một thế giới đa sắc thái, đa văn hoá trên một nền tảng văn minh phổ quát, thì vẫn nẩy nòi ra các thành phần lỗi gien kỳ thị vùng miền. Chúng tự xây ra các "chuồng trại"; các "khu cách ly văn hoá" để giam hãm bản thân vào các vùng tăm tối nhất.
Thật đáng thương! Và còn tệ hại hơn cả "chém cha"
Còn PGS - TS Phạm Văn Tình trên báo Lao động lại giải thích khác, và có vẻ rất nhiều người hiểu theo nghĩa này:
"Hẳn là những ai ý thức được ý nghĩa của lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày đều hiểu rất rõ giá trị của câu tục ngữ này.
Với người Việt, việc tự dưng ai đó lôi tên bố mẹ mình ra để chửi rủa thì đó quả là xúc phạm lớn lao (vì tên tuổi cha mẹ, ông bà, người thân... luôn luôn là một biểu tượng thiêng liêng, cần tôn kính, chỉ được nhắc lại một cách trang trọng). Ấy vậy mà việc “chửi cha” kia vẫn không bằng việc ai đó lại cố tình “pha tiếng” của họ. Pha tiếng ở đây là gì và câu tục ngữ trên có ý nghĩa thế nào? Trong “Từ điển tục ngữ Việt” (NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2010), Nguyễn Đức Dương đã giải thích câu này là: “Chửi cha (người ta) cũng chẳng làm họ khổ tâm bằng cố nhại giọng nói của họ. Hay dùng để chỉ rõ một lẽ thật: “Nhại giọng người ta còn tệ hơn là chửi cha của chính họ”. (tr.225)
Nhại giọng người khác có khi là để trêu chọc vui đùa, nhưng nhiều khi (mà đây mới là vấn đề đáng nói) người ta cố tình nhại giọng để chế giễu, dè bỉu... Khi nhại, người ta cố tình nhắc lại cách phát âm (một vài từ hoặc vài câu) của đương sự bằng cách đay lại, với dụng ý làm rõ nét khu biệt âm thanh của ai đó so với nét chuẩn đang tồn tại. Đó là sự khác biệt của biến thể phương ngữ so với ngôn ngữ một vùng miền nào đấy (mà thường là so với ngôn ngữ toàn dân).
Hành vi “pha tiếng” bằng cách cố tình nhái giọng thổ ngữ của người khác rõ ràng là rất đáng trách, phải hết sức thận trọng. Nếu không rất có thể từ hành động này sẽ dẫn đến sự phản ứng bất thường, thậm chí nguy hiểm. Bởi vì sản phẩm lời nói của mỗi người chính là sự thể hiện rõ nhất cốt cách, nét riêng biệt... của họ. Ta đưa ra chế giễu là chạm vào lòng tự trọng của họ.
Tôi đã có lần chứng kiến một cuộc ẩu đả “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” của một nhóm bạn, khi anh nọ giễu nhại lại câu nói của anh kia: “Ai chả biết, “thời khảng chiển cha mi là du cứt, ngủ lẫn với ròi (thời kháng chiến cha mi là du kích, ngủ lẫn với ruồi)”. Những lời nói như vậy, nhiều khi còn “ác độc” hơn cả một câu chửi. Hãy cẩn thận, dân gian từng có câu “lời nói đọi máu” mà!
Thế mà lạ thay, lại có người cố tình tìm cách “pha tiếng” để làm thân. Tôi có một lần đi công tác cùng với một anh bạn về vùng Hà Tĩnh. Tôi vô cùng ngạc nhiên là khi trở lại quê, thăm bà con làng xóm, anh bạn tôi đột nhiên trở giọng, nói đặc sệt giọng Can Lộc - Hà Tĩnh, vừa nặng vừa mang âm sắc miền Trung. Anh ta cố tình hạ giọng trầm, luyến láy cách phát âm với các bà, các cụ... cứ y như một chàng trai Nghệ Tĩnh chính hiệu.
Nhận ra sự ngỡ ngàng của tôi, anh bạn nọ giải thích rằng, anh cố tình làm như vậy để tạo nên sự hoà đồng với bà con họ tộc. Chứ cứ nói giọng Hà Nội “nhẹ nhàng cơn gió thoảng” thì e rằng lạc điệu quá, tạo khoảng cách, dễ xa nhau mà mất đi sự thân thiết. Tôi nghe và càng nghe càng thấy không ổn. Thứ nhất, là dù có cố công luyện giọng đến mấy, anh bạn tôi cũng không tài nước bắt chước được giọng vùng quê Can Lộc thứ thiệt này. Nó có nét riêng và đó là nét “độc tôn” của họ.
Nghe anh nói, về âm sắc thì “cọc cạch” còn về từ ngữ thì “tréo ngoe” ầm ầm. Bởi vẫn đang tồn tại một khối lượng từ vựng khá lớn không hoàn toàn giống với ngôn ngữ toàn dân (mà Hà Nội đang được coi là tiêu biểu). Không chỉ “mô, chi, răng, rứa” mà còn “mụ, mự, nỏ, chộ, trôốc, rôộc, chấp vả...” và rất nhiều từ ngữ khác là “đặc sản” của vùng này (mà với một thanh niên lớn lên, xa quê từ tấm bé, anh sẽ rất khó có khả năng nhập tâm trong vài ba tháng chứ chưa nói đến vài ba ngày).
Thứ hai, sự cố tình “lên gân” thái quá một cách nói trong cộng đồng ngôn ngữ khá lạ lẫm đã làm cho ngôn từ của anh ta trở nên “dở dơi dở chuột”. Nó mất hẳn sự tự nhiên vốn có mà trở nên gượng gạo, khó nghe. Thành ra, ngay cả những người vô tâm nhất cũng dễ dàng nhận ra anh chàng kia đang “đóng kịch” với dân làng. Không có gì vô duyên hơn là đóng kịch ngôn từ. Nó lạc lõng, vô hồn và mất hẳn sự sinh động vốn có của ngôn ngữ đời thường. Tôi im lặng nghe anh nói mà phát ngán. Chà, “yêu nhau như thế đúng là bằng mười phụ nhau”.
Lại có mấy cô sinh viên trẻ trung xinh đẹp, mới ở quê lên học và ra chợ Hà Nội mặc cả mua hàng. Dù các nàng cố tình bắt chước theo giọng nói Thủ đô (chắc để khỏi lạc điệu và hy vọng mấy bà bán hàng khỏi bắt chẹt) thì cũng chỉ vài ba câu thôi là mẹo kia bị lộ tẩy. Giá cứ trao đổi bình thường bằng chất giọng các cô thường nói (từ “Hà Tây quê lụa” hay từ “Nghệ Tĩnh quê choa”) thì còn nghe được. Đằng này, sự uốn éo “làm duyên” kia chẳng khác gì “lạy ông tôi ở bụi này”. Các bà bán hàng “sành sỏi” ở chợ Cầu Giấy hay Thanh Xuân... vẫn cứ thản nhiên “chém” các nàng (mà có khi còn thẳng tay chém mạnh hơn). Bởi qua cách hành xử ngôn từ vụng về đó, họ đã nhận ra các cô em này đang bị “quê hai lần quê”.
PGS TS PHẠM VĂN TÌNH
Theo các lão nạp thì cách hiểu như thế nào là đúng hơn?
"Công dân mạng lại ồn lên vụ nhại tiếng, bọn phân biệt kỳ thị vùng miền m.õm vuông lại tiếng bấc tiếng chì, lại bỉ bôi, lại xúc xiểm, rộn hết làng.
Câu thành ngữ: "Chém cha không bằng pha tiếng" lại được trích xuất sử dụng, để bật lại bọn m.õm vuông nhại giọng. Nhưng có vẻ khá nhiều người hiểu chưa đúng về câu nói thậm xưng này.
Câu đó không chỉ dành cho các đối tượng chuyên nhại giọng, bắt chước thổ ngữ địa phương khác vì các lý do khác nhau, kể cả lý do châm chọc, chế giễu ngữ âm của người khác. Câu này thường dùng khi các tiền nhân cảnh báo, răn đe các tha nhân hậu bối khi tha hương không được quên tiếng mẹ đẻ, không được làm pha tạp thổ ngữ nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Việc giữ gìn tiếng nói, thổ ngữ địa phương cũng là cách giữ gìn bản sắc quê hương và làm giàu có thêm kho tàng ngôn ngữ dân tộc, vốn đa sắc màu và chứa đựng các lớp trầm tích văn hoá, được tiếp nối và truyền thừa qua các thế hệ. Nó thể hiện phông văn hoá, tư duy và bản lĩnh mỗi tha nhân, cũng là cách làm giàu có thêm tâm hồn con dân Việt.
Trong khi thế giới văn minh đang đua nhau học tập để trở thành công dân quốc tế, tiến tới một thế giới đa sắc thái, đa văn hoá trên một nền tảng văn minh phổ quát, thì vẫn nẩy nòi ra các thành phần lỗi gien kỳ thị vùng miền. Chúng tự xây ra các "chuồng trại"; các "khu cách ly văn hoá" để giam hãm bản thân vào các vùng tăm tối nhất.
Thật đáng thương! Và còn tệ hại hơn cả "chém cha"
Còn PGS - TS Phạm Văn Tình trên báo Lao động lại giải thích khác, và có vẻ rất nhiều người hiểu theo nghĩa này:
"Hẳn là những ai ý thức được ý nghĩa của lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày đều hiểu rất rõ giá trị của câu tục ngữ này.
Với người Việt, việc tự dưng ai đó lôi tên bố mẹ mình ra để chửi rủa thì đó quả là xúc phạm lớn lao (vì tên tuổi cha mẹ, ông bà, người thân... luôn luôn là một biểu tượng thiêng liêng, cần tôn kính, chỉ được nhắc lại một cách trang trọng). Ấy vậy mà việc “chửi cha” kia vẫn không bằng việc ai đó lại cố tình “pha tiếng” của họ. Pha tiếng ở đây là gì và câu tục ngữ trên có ý nghĩa thế nào? Trong “Từ điển tục ngữ Việt” (NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2010), Nguyễn Đức Dương đã giải thích câu này là: “Chửi cha (người ta) cũng chẳng làm họ khổ tâm bằng cố nhại giọng nói của họ. Hay dùng để chỉ rõ một lẽ thật: “Nhại giọng người ta còn tệ hơn là chửi cha của chính họ”. (tr.225)
Nhại giọng người khác có khi là để trêu chọc vui đùa, nhưng nhiều khi (mà đây mới là vấn đề đáng nói) người ta cố tình nhại giọng để chế giễu, dè bỉu... Khi nhại, người ta cố tình nhắc lại cách phát âm (một vài từ hoặc vài câu) của đương sự bằng cách đay lại, với dụng ý làm rõ nét khu biệt âm thanh của ai đó so với nét chuẩn đang tồn tại. Đó là sự khác biệt của biến thể phương ngữ so với ngôn ngữ một vùng miền nào đấy (mà thường là so với ngôn ngữ toàn dân).
Hành vi “pha tiếng” bằng cách cố tình nhái giọng thổ ngữ của người khác rõ ràng là rất đáng trách, phải hết sức thận trọng. Nếu không rất có thể từ hành động này sẽ dẫn đến sự phản ứng bất thường, thậm chí nguy hiểm. Bởi vì sản phẩm lời nói của mỗi người chính là sự thể hiện rõ nhất cốt cách, nét riêng biệt... của họ. Ta đưa ra chế giễu là chạm vào lòng tự trọng của họ.
Tôi đã có lần chứng kiến một cuộc ẩu đả “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” của một nhóm bạn, khi anh nọ giễu nhại lại câu nói của anh kia: “Ai chả biết, “thời khảng chiển cha mi là du cứt, ngủ lẫn với ròi (thời kháng chiến cha mi là du kích, ngủ lẫn với ruồi)”. Những lời nói như vậy, nhiều khi còn “ác độc” hơn cả một câu chửi. Hãy cẩn thận, dân gian từng có câu “lời nói đọi máu” mà!
Thế mà lạ thay, lại có người cố tình tìm cách “pha tiếng” để làm thân. Tôi có một lần đi công tác cùng với một anh bạn về vùng Hà Tĩnh. Tôi vô cùng ngạc nhiên là khi trở lại quê, thăm bà con làng xóm, anh bạn tôi đột nhiên trở giọng, nói đặc sệt giọng Can Lộc - Hà Tĩnh, vừa nặng vừa mang âm sắc miền Trung. Anh ta cố tình hạ giọng trầm, luyến láy cách phát âm với các bà, các cụ... cứ y như một chàng trai Nghệ Tĩnh chính hiệu.
Nhận ra sự ngỡ ngàng của tôi, anh bạn nọ giải thích rằng, anh cố tình làm như vậy để tạo nên sự hoà đồng với bà con họ tộc. Chứ cứ nói giọng Hà Nội “nhẹ nhàng cơn gió thoảng” thì e rằng lạc điệu quá, tạo khoảng cách, dễ xa nhau mà mất đi sự thân thiết. Tôi nghe và càng nghe càng thấy không ổn. Thứ nhất, là dù có cố công luyện giọng đến mấy, anh bạn tôi cũng không tài nước bắt chước được giọng vùng quê Can Lộc thứ thiệt này. Nó có nét riêng và đó là nét “độc tôn” của họ.
Nghe anh nói, về âm sắc thì “cọc cạch” còn về từ ngữ thì “tréo ngoe” ầm ầm. Bởi vẫn đang tồn tại một khối lượng từ vựng khá lớn không hoàn toàn giống với ngôn ngữ toàn dân (mà Hà Nội đang được coi là tiêu biểu). Không chỉ “mô, chi, răng, rứa” mà còn “mụ, mự, nỏ, chộ, trôốc, rôộc, chấp vả...” và rất nhiều từ ngữ khác là “đặc sản” của vùng này (mà với một thanh niên lớn lên, xa quê từ tấm bé, anh sẽ rất khó có khả năng nhập tâm trong vài ba tháng chứ chưa nói đến vài ba ngày).
Thứ hai, sự cố tình “lên gân” thái quá một cách nói trong cộng đồng ngôn ngữ khá lạ lẫm đã làm cho ngôn từ của anh ta trở nên “dở dơi dở chuột”. Nó mất hẳn sự tự nhiên vốn có mà trở nên gượng gạo, khó nghe. Thành ra, ngay cả những người vô tâm nhất cũng dễ dàng nhận ra anh chàng kia đang “đóng kịch” với dân làng. Không có gì vô duyên hơn là đóng kịch ngôn từ. Nó lạc lõng, vô hồn và mất hẳn sự sinh động vốn có của ngôn ngữ đời thường. Tôi im lặng nghe anh nói mà phát ngán. Chà, “yêu nhau như thế đúng là bằng mười phụ nhau”.
Lại có mấy cô sinh viên trẻ trung xinh đẹp, mới ở quê lên học và ra chợ Hà Nội mặc cả mua hàng. Dù các nàng cố tình bắt chước theo giọng nói Thủ đô (chắc để khỏi lạc điệu và hy vọng mấy bà bán hàng khỏi bắt chẹt) thì cũng chỉ vài ba câu thôi là mẹo kia bị lộ tẩy. Giá cứ trao đổi bình thường bằng chất giọng các cô thường nói (từ “Hà Tây quê lụa” hay từ “Nghệ Tĩnh quê choa”) thì còn nghe được. Đằng này, sự uốn éo “làm duyên” kia chẳng khác gì “lạy ông tôi ở bụi này”. Các bà bán hàng “sành sỏi” ở chợ Cầu Giấy hay Thanh Xuân... vẫn cứ thản nhiên “chém” các nàng (mà có khi còn thẳng tay chém mạnh hơn). Bởi qua cách hành xử ngôn từ vụng về đó, họ đã nhận ra các cô em này đang bị “quê hai lần quê”.
PGS TS PHẠM VĂN TÌNH
Theo các lão nạp thì cách hiểu như thế nào là đúng hơn?