Em bổ xung cho cụ:
- Hồi xửa hồi xưa thì có 2 loại đầu báo tách rời nhau là báo cháy và báo khói, thường người ta sẽ lắp xen kẽ 2 loại đầu báo này trong hệ thống.
Loại báo cháy là phản ứng khi nhiệt độ tăng lên >75 độ C (hình như thế, em không nhớ chính xác lắm
), loại này làm việc kiểu thụ động-không cần cấp nguồn nên dây tín hiệu chỉ cần 2 sợi. Loại báo khói là báo dạng phản ứng hóa học, khi tiếp xúc với khói thì xảy ra phản ứng ở đầu cảm biến....loại này cần cấp nguồn nên có 3 dây. Nếu các cụ để ý thì đầu báo khói có đèn LED báo nguồn, đầu báo cháy thì không.
- Bây giờ có loại tích hợp, một đầu báo làm nhiều nhiệm vụ hơn. Để phát hiện cháy, đầu báo phát hiện bằng bức xạ hồng ngoại, còn báo khói đầu báo phát hiện bằng sự khuyếch tán ánh sáng khi môi trường có khói (hoặc hơi lạ
)
Mấy cái vụ này em nghịch suốt
Tuy nhiên em muốn hỏi hệ chữa cháy tự động là hệ đường ống cứu hóa và bơm cứu hỏa cơ. Hệ thống này thường luôn luôn duy trì áp suất nước trong đường ống (khoảng 8kg thì phải) và các đầu vòi phun. Tại các đầu vòi phun này thường "trong ngành" gọi là hạt nổ. Bình thường thì đầu này bị bịt kín, khi nhiệt độ tăng cao, các hạt này sẽ nổ và nước phung ra từ các đầu phun này.
Trong hệ thống luôn luôn có bơm duy trì áp suất trong đường ống, và đúng chuẩn phải có 2 loại bơm là bơm điện và bơm máy nổ. Em biết khá nhiều khu nhà văn phòng toàn tiết kiệm nên không duy trì máy bơm này (chỉ duy trì lúc kiểm tra thôi
), còn bơm máy nổ thì đinh kỳ phải kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo sẵn sàng hoạt động...tuy nhiên khoản này cũng thường bị cắt, lúc sự cố máy ếch khởi động được