[VHGT] Cháu vừa khiếu nại thành công lỗi vượt phải ở QL18, km38

ngotiteo

Xe điện
Biển số
OF-123598
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
3,180
Động cơ
412,540 Mã lực
Nơi ở
1000 Road
em hóng lấy kinh nghiệm :D
 

thanhtrung_hsgs

Xe tải
Biển số
OF-475307
Ngày cấp bằng
6/12/16
Số km
204
Động cơ
199,770 Mã lực
Cụ nói đúng,như trường hợp của e mấy tháng trước,khi có quyết định xử phạt hành chính e mới gửi đơn khiếu nại,xxx bảo rằng sao không có ý kiến thắc mắc sớm để còn dễ giải quyết...
Cụ này chính là cụ khiếu nại vụ tín hiệu vàng ở HP đây phải ko? Vụ đấy ae cũng hô hào khản cả cổ đấy; cụ thì ko đầu ko cuối thế là ko đc đâu đấy nhá!? Kết quả cuối cùng là ntn hả cụ? Xxx có qđ giải quyết kn hay ko? Tại sao khi lấy đc giấy tờ r thì cụ ko có hồi âm cụ thể cho mọi ng biết?
 

drbinh

Xe hơi
Biển số
OF-304161
Ngày cấp bằng
7/1/14
Số km
123
Động cơ
305,230 Mã lực
E cũng nói trong thớt rồi mà,về sau xxx rỗ ngon rỗ ngọt e rôi trả giấy tờ,hòa cả làng,mình mất thời gian đi lại thôi...hic
 

Hungtantien

Xe buýt
Biển số
OF-180957
Ngày cấp bằng
19/2/13
Số km
542
Động cơ
341,530 Mã lực
Cụ nên phân biệt kn về hành vi lập bb VPHC và kn bb VPHC!?

- kn bb VPHC là sai luật; (như chủ thớt)

- kn về hành vi lập bb VPHC: 1 do xxx ko đc giao nhiệm vụ nhưng vẫn cố tình lập bb, 2 do xxx biết lx ko có lỗi nhưng vẫn cố tình lập bb. Xxx đc giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát TTATGT thì đc phép lập bb VPHC, khi lập bb thì chả xxx nào nói là lx ko vi phạm nhưng tôi vẫn lập bb cả!? Cho nên lx cho rằng xxx lập bb ko đúng thì chỉ có thể làm đơn giải trình mà thôi.

Như trường hợp của cụ chủ, thì kn bb VPHC thì khiếu nại cái j? Lx cho là ko vi phạm mà xxx vẫn lập bb? Nhưng xxx lại cho là lx vi phạm nên xxx lập bb là đúng!? Đúng hay sai thì lx chỉ có thể làm đơn giải trình thôi, chứ ko thể làm đơn khiếu nại đc, vì như thế là sai luật.
Đồng ý với cụ về việc khiếu nại BB VPHC là chưa đúng quy định, vì theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý VPHC thì:
- Trong BB VPHC có câu: "Cá nhân/Tổ chức vi phạm gửi văn bản yêu cầu được giải trình đến ông/bà ............................................. trước ngày ... tháng ... năm .......... để thực hiện quyền giải trình."
- Còn trong QĐ XPVPHC mới có câu: "Ông (Bà)/Tổ chức bị xử phạt có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật."
 
Chỉnh sửa cuối:

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Đồng ý với cụ về việc khiếu nại BB VPHC là chưa đúng quy định, vì theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý VPHC thì:
- Trong BB VPHC có câu: "Cá nhân/Tổ chức vi phạm gửi văn bản yêu cầu được giải trình đến ông/bà ............................................. trước ngày ... tháng ... năm .......... để thực hiện quyền giải trình."
- Còn trong QĐ XPVPHC mới có câu: "Ông (Bà)/Tổ chức bị xử phạt có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật."
Cụ bị nhầm ạ.

“Giải trình” là dùng lời nói hoặc viết và các căn cứ kèm theo để cung cấp, giải thích, làm rõ ý kiến về một việc gì đó cho đối tượng khác biết. “Khiếu nại” là một phần cụ thể của “giải trình”, mang ý nghĩa hẹp hơn của “giải trình”.

Bất kỳ lúc nào, với bất kỳ vụ việc nào, mọi công dân (chưa bị tước quyền) đều có quyền “giải trình” theo khoản 2 điều 8 Hiến pháp “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.

Vậy công dân thực hiện quyền “khiếu nại” khi nào? Trả lời: Bất kỳ khi nào phát hiện thấy có dấu hiệu “trái pháp luật”.

Khoản 1 điều 30 Hiến pháp: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

Hành vi lập biên bản VPHC đối với công dân không phạm lỗi theo quy định của pháp luật là “việc làm trái pháp luật” của người có thẩm quyền được giao nhiệm vụ lập biên bản. Công dân bị xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp có quyền “khiếu nại”.

Còn tại sao mẫu biên bản VPHC trong NĐ81/2013/NĐ-CP, một văn bản dưới luật ghi quyền “giải trình” đã được thừa nhận hiển nhiên trong Hiến pháp thì nhà em chưa rõ...?! :)) Nhưng ghi thừa nội dung không có nghĩa là được suy diễn cấm công dân, thực hiện quyền “khiếu nại” theo Hiến pháp và Luật khiếu nại.
 

mingjun

Xe tăng
Biển số
OF-94641
Ngày cấp bằng
9/5/11
Số km
1,198
Động cơ
411,191 Mã lực
Em chạy ql18 cũng mòn lốp, trái phải lung tung rồi mà chưa gặp lỗi này bao giờ nhỉ? Xxx hải dương hay vịn lỗi này ở đường 5 cũ và nếu gặp cứng như cụ thì lại buông.
 

Hungtantien

Xe buýt
Biển số
OF-180957
Ngày cấp bằng
19/2/13
Số km
542
Động cơ
341,530 Mã lực
Cụ bị nhầm ạ.

“Giải trình” là dùng lời nói hoặc viết và các căn cứ kèm theo để cung cấp, giải thích, làm rõ ý kiến về một việc gì đó cho đối tượng khác biết. “Khiếu nại” là một phần cụ thể của “giải trình”, mang ý nghĩa hẹp hơn của “giải trình”.

Bất kỳ lúc nào, với bất kỳ vụ việc nào, mọi công dân (chưa bị tước quyền) đều có quyền “giải trình” theo khoản 2 điều 8 Hiến pháp “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.

Vậy công dân thực hiện quyền “khiếu nại” khi nào? Trả lời: Bất kỳ khi nào phát hiện thấy có dấu hiệu “trái pháp luật”.

Khoản 1 điều 30 Hiến pháp: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

Hành vi lập biên bản VPHC đối với công dân không phạm lỗi theo quy định của pháp luật là “việc làm trái pháp luật” của người có thẩm quyền được giao nhiệm vụ lập biên bản. Công dân bị xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp có quyền “khiếu nại”.

Còn tại sao mẫu biên bản VPHC trong NĐ81/2013/NĐ-CP, một văn bản dưới luật ghi quyền “giải trình” đã được thừa nhận hiển nhiên trong Hiến pháp thì nhà em chưa rõ...?! :)) Nhưng ghi thừa nội dung không có nghĩa là được suy diễn cấm công dân, thực hiện quyền “khiếu nại” theo Hiến pháp và Luật khiếu nại.
Vâng, có thể em nhầm...
Nhưng theo em, cứ gửi cái văn bản giải trình trước (nếu cần thì đề nghị làm cho em cái giấy biên nhận),sau đó mà xxx vẫn ban hành QĐ xử phạt em mới khiếu nại...
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
1. Căn cứ tiêu chuẩn “Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế” (TCVN 4054:2005) và tiêu chuẩn “Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế” (TCXDVN 104:2007); Căn cứ quy chuẩn “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” (QCVN 41:2016/BGTVT):

- Quy định chiều rộng 1 làn đường (chiều rộng 1 làn xe cơ giới) từ 2,75m đến 3,75m.

- Đường đôi có dải phân cách giữa cố định, mỗi chiều có ít nhất từ 2 làn xe cơ giới trở lên.




Trong hình của cụ chủ topic có dải phân cách giữa cố định:



- Trường hợp khoảng cách giữa 2 vạch kẻ dọc đường sai kích thước, hẹp hơn tối thiểu (2,75m) hoặc rộng hơn tối đa (3,75m), “làn đường siêu hẹp” hoặc “làn đường siêu rộng”, thì vạch kẻ đã không còn được sử dụng đúng quy định để phân chia làn đường.

- Trường hợp không có vạch kẻ phân làn hoặc có nhưng vạch đã bị mờ, thì dải phân cách giữa là báo hiệu duy nhất cho biết mỗi chiều có ít nhất từ 2 làn xe cơ giới trở lên.

Trong cả 2 trường hợp trên, nếu lái xe có hành vi chạy trên vạch (không đi trong 1 làn), hành vi đi sai làn hoặc hành vi vượt phải thì không bị xử phạt vì sự kiện bất khả kháng. Báo hiệu sai là vi phạm của những người kẻ vạch, là trách nhiệm của các cơ quan quản lý đường bộ:

- Không bảo đảm cho hệ thống báo hiệu trên đường được đầy đủ, thống nhất và rõ ràng. Không kịp thời bổ sung, sửa chữa, thay thế báo hiệu bị mất, hư hỏng, mờ hoặc chưa đúng với quy định.

Nguyên nhân đường thiếu hoặc thừa vạch là do đơn vị thi công kẻ sai, chỉ cần kiểm tra lại các hợp đồng thi công và hồ sơ thiết kế là phát hiện ra ngay. Bên tư vấn thiết kế đường không dám làm sai vì hồ sơ và bút tích được lưu lại, vẽ sai để kiếm ăn như nuốt lưỡi câu.

Nguyên nhân vạch kẻ bị hỏng, bị mờ nhanh là do đường bám bụi bẩn không được vệ sinh thường xuyên, vật liệu sơn phủ không đảm bảo chất lượng, cộng thêm hoạt động của các phương tiện giao thông… như máy đánh giấy ráp khổng lồ chà xát mặt đường cả ngày lẫn đêm.

Có cả nguyên nhân khác, ví dụ trường hợp QL1 đoạn Ninh Bình – Vinh, từ hồi đường này mới hoàn thành mở rộng nâng cấp có thêm dải phân cách giữa, được hơn 1 năm xuất hiện những con lươn khổng lồ trồi lên xẻ dọc đường do xe quá tải và chất lượng đường kém. Một số đoạn vạch kẻ phân làn bị biến mất không phải do 2 nguyên nhân trên, mà kỳ lạ thay, người ta xử lý các con lươn bằng cách dùng máy cào phần mặt đường bị nhô lên... và cào luôn cả vạch kẻ.

Đối với các phương tiện khi lưu thông, các nguyên nhân trên vẫn không làm thay đổi thiết kế đã được phê duyệt và mục đích giao thông của con đường: thông suốt, an toàn, hiệu quả. Hình động dưới đây là ví dụ so sánh vạch kẻ bỗng nhiên biến mất, hành vi giao thông vẫn không bị thay đổi:


(còn tiếp)
 

freehug

Xe máy
Biển số
OF-329457
Ngày cấp bằng
1/8/14
Số km
99
Động cơ
284,520 Mã lực
Hôm trước em cũng bị vịn như cụ chủ, hôm nay đọc mới vỡ ra nhiều, cám ơn cụ chủ
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
(Tiếp)

2. Liền 2 ngày 15 và 16/10/2016 trên trang tin Dân trí có đăng 2 bài với tiêu đề: “Núp bụi cây bắn tốc độ”: Bộ Công an khẳng định hoá trang là cần thiết; “Muốn phục bắt tội phạm thì phải hóa trang, phải ẩn nấp”

Đã 4 tháng trôi qua, sự việc chìm nghỉm như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Trong lĩnh vực giao thông, CSGT có hai chức năng là “phòng” và “chống” vi phạm. “Chống” là xử lý hành vi vi phạm đã xảy ra, “phòng” là ngăn ngừa không để xảy ra hành vi vi phạm.

Khi thực hiện chức năng “chống” vi phạm, CSGT được giao nhiệm vụ hóa trang, ẩn nấp… như nội dung trả lời PV Dân trí của thiếu tướng Trần Thế Quân - Phó cục trưởng Cục pháp chế và Cải cách tư pháp (Bộ Công an) về kiến nghị của cử tri An Giang.

Khi thực hiện chức năng “phòng” vi phạm, CSGT được giao nhiệm vụ “báo hiệu”, có hiệu lực cao nhất được nêu tại Điều 4 Quy chuẩn 41/2016: “Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu”, được hướng dẫn quy định cụ thể tại điều 6, 7, 8, 9 QC41/2016. Áp dụng chủ yếu trong các trường hợp báo hiệu khác bị mất, hư hỏng, mờ hoặc gây hiểu nhầm, hiểu sai, không thống nhất... Đối với những tình huống này CSGT phải đứng công khai, đủ tầm nhìn, giữ vai trò thay thế các báo hiệu bất cập để điều khiển giao thông.

Biển báo khu đông dân cư nhiều nơi xuống cấp và khuất tầm nhìn, phạm vi hiệu lực quá dài bất hợp lý ở đoạn nhà cửa hai bên đường thưa thớt, cánh đồng mênh mông, mặt đường thì thoáng đẹp... tạo thành 1 cái “bẫy” về tốc độ, gây bức xúc cho người tham gia giao thông. Các nhân vật trên báo đã quên nhắc tới chức năng vô cùng quan trọng là “phòng” ngừa vi phạm, người dân có cơ sở để nghĩ rằng CSGT đã cố tình ẩn nấp sau những cái “bẫy” báo hiệu.

Trước quốc nạn tham nhũng cộng với sự tham lam đến tàn độc của những con sâu gặm tiền, người dân bắt đầu lên tiếng và có hành động phản kháng các hoạt động tội phạm dàn dựng để “bẫy” người (CSGT Sao Đỏ Hải Dương thả chim mồi, Chuyện về Xxx Hải dương "sạch sẽ" quá...), thế là cần có bài để thanh minh trước áp lực từ dân chúng. Kẻ tung đã tài người hứng còn cao tay hơn, vừa xoa dịu dư luận, vừa tôn vinh hành vi ẩn nấp.

Trước một bữa ăn thịnh soạn cao lương mỹ vị, trước 1 dịp du hý sắp tới gần mà đầu óc chưa được hoàn toàn thảnh thơi... độ phê sẽ bị giảm phần nào. Vậy là cần có bài ru ngủ kẻ thọc gậy bánh xe nếu như chưa kịp tống khứ chút tàn dư cuối cùng ra khỏi cơ thể: Cử tri và PV hỏi thế nào thì ta đã trả lời thỏa đáng như thế, ta không hề bịa đặt hay nói dối ngươi lương tâm ạ, tận một nửa sự thật rồi cơ đấy!

3. Chức năng “phòng” và “chống” vi phạm không phải hoàn toàn tách rời riêng biệt, chúng tác động qua lại với nhau:

“Phòng” tốt sẽ không phải “chống”, vì khi không để xảy ra vi phạm thì cũng không phải xử lý vi phạm, một 1 tên trúng 2 chim.

“Chống” tốt sẽ mang lại hiệu ứng tâm lý, răn đe những kẻ vô ý thức coi tường pháp luật nhìn thấy gương đã bị xử lý nghiêm mà sợ, qua đó phần nào cũng có tác dụng “phòng” vi phạm.

Nhưng “bẫy” báo hiệu không phân biệt người có ý thức và kẻ vô ý thức, chúng được thiết kế ra không phải để “phòng” vi phạm mà để tạo ra vi phạm.

Bản chất “bẫy” báo hiệu là hậu quả vi phạm trong công tác quản lý giao thông hoặc sự bất hợp lý thiếu sót trong các quy định của pháp luật. Để “bẫy” hoạt động, phụ thuộc hoàn toàn vào diễn giải tùy tiện pháp luật của mấy con sâu, sau mỗi lần bị “bẫy” và được học tấm gương “hễ có cơ hội” là gặm tiền… ý thức chấp hành pháp luật nói chung và giao thông nói riêng của người tham gia giao thông lại có dịp xuống dốc.

Trở lại chủ đề vượt phải, mấy ai hiểu được dải phân cách giữa là 1 báo hiệu cho biết số lượng làn đường tối thiểu, mặc dù đã có các topic ngay trên diễn đàn này: Có bị phạt lỗi vượt phải ko?, Không có lỗi vượt phải khi các xe cùng lưu thông trên làn đường rộng!, XXX Hải dương bắt vượt phải km36 QL18 Sao đỏ HD có đúng?, Kinh nghiệm: cách cãi lỗi vượt phải đường 5, Em bị CSGT Hải Dương khép tội đi sai làn đường và vượt phải trên QL5! Em chiến thắng!, Hôm nay em đã chiến thắng xxx đường 5 lỗi vượt phải! Yeahhhh,...

Khoản 3 điều 13 Luật GTĐB quy định sử dụng làn đường: “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải”, để điều chỉnh đối tượng là xe đi bên trái dựa vào so sánh tốc độ với 1 trong các xe chạy cùng chiều: hoặc phía trước, hoặc phía sau, hoặc bên phải. Ngoài quy định chung về tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe tại khoản 1 điều 12 Luật GTĐB, đây là quy định bổ sung thêm để hạn chế sử dụng làn đường theo tốc độ di chuyển rất ngặt nghèo với các xe đi bên trái, không điều chỉnh các xe đi bên phải.

Điều 2, điều 6 Quyết định 31/1999/QĐ-BGTVT ban hành quy chế giao thông đường QL5 quy định chi tiết và ngắn gọn quy tắc sử dụng làn đường, rất dễ hiểu, một điểm sáng hiếm hoi trong các văn bản quy phạm pháp luật mà đúng ra phải được nâng tầm lên nghị định để phổ biến rộng rãi hoặc bổ sung trực tiếp vào điều 13 Luật GTĐB.

Nhiều người không hiểu quy định trên... thậm chí ở các nước văn minh. Anh bạn trong clip của Vox là 1 ví dụ.

Tệ hơn, sau mỗi lần sập “bẫy” bị xử phạt lỗi vượt phải, bài học duy nhất mà các nạn nhân học được là... cứ đi bên trái cho lành, nhiều người trong số họ bị mớm cho suy diễn ngược, bị lừa và lầm tưởng rằng quy định này không cho phép các xe đi nhanh hơn bên phải.

Với những hạn chế theo tốc độ di chuyển ở bên trái, thực chất ý nghĩa quy tắc sử dụng làn đường của Luật GTĐB là khuyến khích đi làn bên phải trên phần đường của mình, chỉ sử dụng làn bên trái để vượt xe khác.

Ngay cả với đường 1 làn (đúng tiêu chuẩn kỹ thuật) mỗi chiều, hành vi vượt phải và không nhường đường quan hệ chặt chẽ với nhau, có lỗi này thì không có lỗi kia và ngược lại. Nếu cho rằng 2 lỗi cùng xảy ra, hành vi không nhường đường là lỗi nguyên nhân đầu tiên, lỗi vượt phải chỉ là hậu quả sau đó - Hành vi vượt phải là do tình thế cấp thiết, theo Luật xử lý VPHC không xử phạt trường hợp này: Hình 1 ở comment số 193

Vấn đề không chỉ phụ thuộc vào đạo đức của những người thi hành mà nằm ở ngay trong hệ thống pháp luật, chỉ 1 thay đổi nhỏ số học là công lý biến mất, bản chất hành vi bị bóp méo và đảo ngược, “tiền” trở thành sức nặng đòn bẩy các hành vi bất hợp pháp của lực lượng thực thi pháp luật và đây là bằng chứng: Hình động ở comment số 199

Một ví dụ tốc độ khác với tít bất hủ “Không nhổ được biển báo thì nhổ người” của bộ trưởng Thăng, hàng loạt biển hạn chế tốc độ 40 km/h cắm bừa bãi đã bị nhổ, cùng với sự cho phép tăng tốc độ tối đa một số trường hợp của thông tư 91/2015/TT-BGTVT. Những người lái xe cảm nhận được sự thoải mái, tâm lý không còn bị căng thẳng và lái xe an toàn hơn, hiệu quả sử dụng đường tăng lên do thời gian lưu thông được rút ngắn.

Lỗi vi phạm tốc độ ngay lập tức giảm hẳn xuống, đến mức người ta còn đùa rằng súng tốc độ bị ế, bị phủ bụi cho nhện giăng tơ hết cả rồi, quả thật nếu không có ai vi phạm tốc độ thì đâu cần dùng nữa.

Nhưng với tinh thần lạc quan nhất, khó mà tin rằng ý thức giao thông của xã hội lại chuyển biến tuyệt vời như thế chỉ sau một đêm. Ý thức chưa thể kịp thay đổi, mà sự thay đổi lớn nhất chính là những cái “bẫy” tốc độ trong hệ thống luật pháp và trên thực tế bị dẹp bỏ bởi hành vi bất ngờ của 1 cá nhân có quyền lực. Những cái “bẫy” để bóp nghẹt quyền lợi chính đáng của người dân không còn thì tất nhiên những vi phạm giả tạo do nó sinh ra cũng không còn.

(Còn nữa)
 

K3_52.21

Xe tải
Biển số
OF-345369
Ngày cấp bằng
4/12/14
Số km
267
Động cơ
273,081 Mã lực
1. Căn cứ tiêu chuẩn “Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế” (TCVN 4054:2005) và tiêu chuẩn “Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế” (TCXDVN 104:2007); Căn cứ quy chuẩn “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” (QCVN 41:2016/BGTVT):

- Quy định chiều rộng 1 làn đường (chiều rộng 1 làn xe cơ giới) từ 2,75m đến 3,75m.

- Đường đôi có dải phân cách giữa cố định, mỗi chiều có ít nhất từ 2 làn xe cơ giới trở lên.




Trong hình của cụ chủ topic có dải phân cách giữa cố định:



- Trường hợp khoảng cách giữa 2 vạch kẻ dọc đường sai kích thước, hẹp hơn tối thiểu (2,75m) hoặc rộng hơn tối đa (3,75m), “làn đường siêu hẹp” hoặc “làn đường siêu rộng”, thì vạch kẻ đã không còn được sử dụng đúng quy định để phân chia làn đường.

- Trường hợp không có vạch kẻ phân làn hoặc có nhưng vạch đã bị mờ, thì dải phân cách giữa là báo hiệu duy nhất cho biết mỗi chiều có ít nhất từ 2 làn xe cơ giới trở lên.

Trong cả 2 trường hợp trên, nếu lái xe có hành vi chạy trên vạch (không đi trong 1 làn), hành vi đi sai làn hoặc hành vi vượt phải thì không bị xử phạt vì sự kiện bất khả kháng. Báo hiệu sai là vi phạm của những người kẻ vạch, là trách nhiệm của các cơ quan quản lý đường bộ:

- Không bảo đảm cho hệ thống báo hiệu trên đường được đầy đủ, thống nhất và rõ ràng. Không kịp thời bổ sung, sửa chữa, thay thế báo hiệu bị mất, hư hỏng, mờ hoặc chưa đúng với quy định.

Nguyên nhân đường thiếu hoặc thừa vạch là do đơn vị thi công kẻ sai, chỉ cần kiểm tra lại các hợp đồng thi công và hồ sơ thiết kế là phát hiện ra ngay. Bên tư vấn thiết kế đường không dám làm sai vì hồ sơ và bút tích được lưu lại, vẽ sai để kiếm ăn như nuốt lưỡi câu.

Nguyên nhân vạch kẻ bị hỏng, bị mờ nhanh là do đường bám bụi bẩn không được vệ sinh thường xuyên, vật liệu sơn phủ không đảm bảo chất lượng, cộng thêm hoạt động của các phương tiện giao thông… như máy đánh giấy ráp khổng lồ chà xát mặt đường cả ngày lẫn đêm.

Có cả nguyên nhân khác, ví dụ trường hợp QL1 đoạn Ninh Bình – Vinh, từ hồi đường này mới hoàn thành mở rộng nâng cấp có thêm dải phân cách giữa, được hơn 1 năm xuất hiện những con lươn khổng lồ trồi lên xẻ dọc đường do xe quá tải và chất lượng đường kém. Một số đoạn vạch kẻ phân làn bị biến mất không phải do 2 nguyên nhân trên, mà kỳ lạ thay, người ta xử lý các con lươn bằng cách dùng máy cào phần mặt đường bị nhô lên... và cào luôn cả vạch kẻ.

Đối với các phương tiện khi lưu thông, các nguyên nhân trên vẫn không làm thay đổi thiết kế đã được phê duyệt và mục đích giao thông của con đường: thông suốt, an toàn, hiệu quả. Hình động dưới đây là ví dụ so sánh vạch kẻ bỗng nhiên biến mất, hành vi giao thông vẫn không bị thay đổi:


(còn tiếp)
(Tiếp)

2. Liền 2 ngày 15 và 16/10/2016 trên trang tin Dân trí có đăng 2 bài với tiêu đề: “Núp bụi cây bắn tốc độ”: Bộ Công an khẳng định hoá trang là cần thiết; “Muốn phục bắt tội phạm thì phải hóa trang, phải ẩn nấp”

Đã 4 tháng trôi qua, sự việc chìm nghỉm như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Trong lĩnh vực giao thông, CSGT có hai chức năng là “phòng” và “chống” vi phạm. “Chống” là xử lý hành vi vi phạm đã xảy ra, “phòng” là ngăn ngừa không để xảy ra hành vi vi phạm.

Khi thực hiện chức năng “chống” vi phạm, CSGT được giao nhiệm vụ hóa trang, ẩn nấp… như nội dung trả lời PV Dân trí của thiếu tướng Trần Thế Quân - Phó cục trưởng Cục pháp chế và Cải cách tư pháp (Bộ Công an) về kiến nghị của cử tri An Giang.

Khi thực hiện chức năng “phòng” vi phạm, CSGT được giao nhiệm vụ “báo hiệu”, có hiệu lực cao nhất được nêu tại Điều 4 Quy chuẩn 41/2016: “Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu”, được hướng dẫn quy định cụ thể tại điều 6, 7, 8, 9 QC41/2016. Áp dụng chủ yếu trong các trường hợp báo hiệu khác bị mất, hư hỏng, mờ hoặc gây hiểu nhầm, hiểu sai, không thống nhất... Đối với những tình huống này CSGT phải đứng công khai, đủ tầm nhìn, giữ vai trò thay thế các báo hiệu bất cập để điều khiển giao thông.

Biển báo khu đông dân cư nhiều nơi xuống cấp và khuất tầm nhìn, phạm vi hiệu lực quá dài bất hợp lý ở đoạn nhà cửa hai bên đường thưa thớt, cánh đồng mênh mông, mặt đường thì thoáng đẹp... tạo thành 1 cái “bẫy” về tốc độ, gây bức xúc cho người tham gia giao thông. Các nhân vật trên báo đã quên nhắc tới chức năng vô cùng quan trọng là “phòng” ngừa vi phạm, người dân có cơ sở để nghĩ rằng CSGT đã cố tình ẩn nấp sau những cái “bẫy” báo hiệu.

Trước quốc nạn tham nhũng cộng với sự tham lam đến tàn độc của những con sâu gặm tiền, người dân bắt đầu lên tiếng và có hành động phản kháng các hoạt động tội phạm dàn dựng để “bẫy” người (CSGT Sao Đỏ Hải Dương thả chim mồi, Chuyện về Xxx Hải dương "sạch sẽ" quá...), thế là cần có bài để thanh minh trước áp lực từ dân chúng. Kẻ tung đã tài người hứng còn cao tay hơn, vừa xoa dịu dư luận, vừa tôn vinh hành vi ẩn nấp.

Trước một bữa ăn thịnh soạn cao lương mỹ vị, trước 1 dịp du hý sắp tới gần mà đầu óc chưa được hoàn toàn thảnh thơi... độ phê sẽ bị giảm phần nào. Vậy là cần có bài ru ngủ kẻ thọc gậy bánh xe nếu như chưa kịp tống khứ chút tàn dư cuối cùng ra khỏi cơ thể: Cử tri và PV hỏi thế nào thì ta đã trả lời thỏa đáng như thế, ta không hề bịa đặt hay nói dối ngươi lương tâm ạ, tận một nửa sự thật rồi cơ đấy!

3. Chức năng “phòng” và “chống” vi phạm không phải hoàn toàn tách rời riêng biệt, chúng tác động qua lại với nhau:

“Phòng” tốt sẽ không phải “chống”, vì khi không để xảy ra vi phạm thì cũng không phải xử lý vi phạm, một 1 tên trúng 2 chim.

“Chống” tốt sẽ mang lại hiệu ứng tâm lý, răn đe những kẻ vô ý thức coi tường pháp luật nhìn thấy gương đã bị xử lý nghiêm mà sợ, qua đó phần nào cũng có tác dụng “phòng” vi phạm.

Nhưng “bẫy” báo hiệu không phân biệt người có ý thức và kẻ vô ý thức, chúng được thiết kế ra không phải để “phòng” vi phạm mà để tạo ra vi phạm.

Bản chất “bẫy” báo hiệu là hậu quả vi phạm trong công tác quản lý giao thông hoặc sự bất hợp lý thiếu sót trong các quy định của pháp luật. Để “bẫy” hoạt động, phụ thuộc hoàn toàn vào diễn giải tùy tiện pháp luật của mấy con sâu, sau mỗi lần bị “bẫy” và được học tấm gương “hễ có cơ hội” là gặm tiền… ý thức chấp hành pháp luật nói chung và giao thông nói riêng của người tham gia giao thông lại có dịp xuống dốc.

Trở lại chủ đề vượt phải, mấy ai hiểu được dải phân cách giữa là 1 báo hiệu cho biết số lượng làn đường tối thiểu, mặc dù đã có các topic ngay trên diễn đàn này: Có bị phạt lỗi vượt phải ko?, Không có lỗi vượt phải khi các xe cùng lưu thông trên làn đường rộng!, XXX Hải dương bắt vượt phải km36 QL18 Sao đỏ HD có đúng?, Kinh nghiệm: cách cãi lỗi vượt phải đường 5, Em bị CSGT Hải Dương khép tội đi sai làn đường và vượt phải trên QL5! Em chiến thắng!, Hôm nay em đã chiến thắng xxx đường 5 lỗi vượt phải! Yeahhhh,...

Khoản 3 điều 13 Luật GTĐB quy định sử dụng làn đường: “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải”, để điều chỉnh đối tượng là xe đi bên trái dựa vào so sánh tốc độ với 1 trong các xe chạy cùng chiều: hoặc phía trước, hoặc phía sau, hoặc bên phải. Ngoài quy định chung về tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe tại khoản 1 điều 12 Luật GTĐB, đây là quy định bổ sung thêm để hạn chế sử dụng làn đường theo tốc độ di chuyển rất ngặt nghèo với các xe đi bên trái, không điều chỉnh các xe đi bên phải.

Điều 2, điều 6 Quyết định 31/1999/QĐ-BGTVT ban hành quy chế giao thông đường QL5 quy định chi tiết và ngắn gọn quy tắc sử dụng làn đường, rất dễ hiểu, một điểm sáng hiếm hoi trong các văn bản quy phạm pháp luật mà đúng ra phải được nâng tầm lên nghị định để phổ biến rộng rãi hoặc bổ sung trực tiếp vào điều 13 Luật GTĐB.

Nhiều người không hiểu quy định trên... thậm chí ở các nước văn minh. Anh bạn trong clip của Vox là 1 ví dụ.

Tệ hơn, sau mỗi lần sập “bẫy” bị xử phạt lỗi vượt phải, bài học duy nhất mà các nạn nhân học được là... cứ đi bên trái cho lành, nhiều người trong số họ bị mớm cho suy diễn ngược, bị lừa và lầm tưởng rằng quy định này không cho phép các xe đi nhanh hơn bên phải.

Với những hạn chế theo tốc độ di chuyển ở bên trái, thực chất ý nghĩa quy tắc sử dụng làn đường của Luật GTĐB là khuyến khích đi làn bên phải trên phần đường của mình, chỉ sử dụng làn bên trái để vượt xe khác.

Ngay cả với đường 1 làn (đúng tiêu chuẩn kỹ thuật) mỗi chiều, hành vi vượt phải và không nhường đường quan hệ chặt chẽ với nhau, có lỗi này thì không có lỗi kia và ngược lại. Nếu cho rằng 2 lỗi cùng xảy ra, hành vi không nhường đường là lỗi nguyên nhân đầu tiên, lỗi vượt phải chỉ là hậu quả sau đó - Hành vi vượt phải là do tình thế cấp thiết, theo Luật xử lý VPHC không xử phạt trường hợp này: Hình 1 ở comment số 193

Vấn đề không chỉ phụ thuộc vào đạo đức của những người thi hành mà nằm ở ngay trong hệ thống pháp luật, chỉ 1 thay đổi nhỏ số học là công lý biến mất, bản chất hành vi bị bóp méo và đảo ngược, “tiền” trở thành sức nặng đòn bẩy các hành vi bất hợp pháp của lực lượng thực thi pháp luật và đây là bằng chứng: Hình động ở comment số 199

Một ví dụ tốc độ khác với tít bất hủ “Không nhổ được biển báo thì nhổ người” của bộ trưởng Thăng, hàng loạt biển hạn chế tốc độ 40 km/h cắm bừa bãi đã bị nhổ, cùng với sự cho phép tăng tốc độ tối đa một số trường hợp của thông tư 91/2015/TT-BGTVT. Những người lái xe cảm nhận được sự thoải mái, tâm lý không còn bị căng thẳng và lái xe an toàn hơn, hiệu quả sử dụng đường tăng lên do thời gian lưu thông được rút ngắn.

Lỗi vi phạm tốc độ ngay lập tức giảm hẳn xuống, đến mức người ta còn đùa rằng súng tốc độ bị ế, bị phủ bụi cho nhện giăng tơ hết cả rồi, quả thật nếu không có ai vi phạm tốc độ thì đâu cần dùng nữa.

Nhưng với tinh thần lạc quan nhất, khó mà tin rằng ý thức giao thông của xã hội lại chuyển biến tuyệt vời như thế chỉ sau một đêm. Ý thức chưa thể kịp thay đổi, mà sự thay đổi lớn nhất chính là những cái “bẫy” tốc độ trong hệ thống luật pháp và trên thực tế bị dẹp bỏ bởi hành vi bất ngờ của 1 cá nhân có quyền lực. Những cái “bẫy” để bóp nghẹt quyền lợi chính đáng của người dân không còn thì tất nhiên những vi phạm giả tạo do nó sinh ra cũng không còn.

(Còn nữa)
Cảm ơn thông tin của cụ. Quá hữu ich luôn.
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
(Tiếp)

4. Cuối năm 2014, “Biết tin ngày 31/10 là ngày làm việc cuối cùng của Thượng tá Lê Đức Đoàn, rất nhiều người đã đến chào tạm biệt, trong đó có rất đông anh em phóng viên. Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT CATP Hà Nội đã có mặt từ sáng sớm tại nút Nam cầu Chương Dương, tặng hoa, chúc mừng”.

Cụ Đoàn nghỉ hưu được nhiều báo chia sẻ, người hâm mộ cụ nhiều đến mức lập hẳn 1 trang Facebook, yêu quý gọi bằng bố, bố Đoàn... Mà cũng phải, được cụ cứu sống như được sinh ra lần thứ 2, khác gì bố đẻ.

Ngoài cứu người tự tử, giúp đỡ người già, trẻ em... công việc chính hàng ngày của CSGT Lê Đức Đoàn là điều khiển giao thông tại nút Nam cầu Chương Dương. Nhiều người dân mỗi khi qua đây còn cảm thấy luyến tiếc, “họ luyến tiếc một chiến sĩ cảnh sát giao thông tận tụy, hết lòng vì công việc, hết mình vì cộng đồng”.

Đầu cầu Chương Dương giờ vắng bóng anh... Con đường đi làm gần 20 năm qua của tôi... có cái gì đó trống vắng, thiêu thiếu khi tôi qua đây. Không có hình ảnh người Thượng tá già với nước da đen sạm nhiệt tình hướng dẫn giao thông. Không có những ánh mắt nhìn anh trìu mến, không có cái gật đầu, vẫy tay thân thiện như mọi khi. Cũng không có câu nhắc vội: “Đi cẩn thận cho an toàn em nhé!”. Tôi chợt nhớ, hôm ấy là ngày đầu anh nghỉ hưu sau bao năm cống hiến. Thay vị trí của anh, giờ là những chiến sỹ trẻ. Dù vẫn là bóng chiếc áo vàng, vẫn chiếc mũ Cảnh sát uy nghiêm, nhưng không còn sự quen thuộc. Có lẽ lại phải một thời gian nữa, tôi và nhiều người hay qua đây mới quen với sự thiếu vắng anh. Có dịp gặp anh, tôi đã nói ra suy nghĩ này của mình và anh kể: “Cũng có nhiều người nói với tôi như thế”.

Những lời tâm sự xúc động, những hồi tưởng tràn ngập tính nhân văn... giúp người tham gia giao thông như liên tưởng đến một “báo hiệu” giao thông dưới thời tiết nắng mưa và môi trường xã hội khắc nghiệt vẫn đứng vững bền bỉ với thời gian, rõ ràng, dễ hiểu. Một báo hiệu an toàn như thế chẳng ai muốn cho nghỉ hưu, một báo hiệu “đặc biệt” đã đi vào lòng dân. Cụ Đoàn không quên chức năng “phòng” ngừa vi phạm, có lẽ đó là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu như chính cụ thừa nhận khi trả lời câu hỏi của PV:

“- Nhưng nghe nói, khi còn công tác anh xử phạt vi phạm giao thông được rất ít?

- Đúng là tôi xử phạt ít.”

Chẳng có bằng chứng khoa học nào chứng minh công tác “phòng” ngừa vi phạm tốn ít công sức và ít hiệu quả hơn “chống” vi phạm, mà ngược lại, xử phạt nhiều quá lại là bằng chứng “phòng” bị yếu.

Tiếc cho cụ đã không xử phạt nhiều để có tiền mua ghế, gần 40 năm làm cảnh sát mà chỉ lên đến chức... lính quèn, mặc dù từng được đào tạo bài bản tại trường cảnh sát Liên Xô cũ. Người ta tặng hàng tá huân huy chương, danh hiệu cấp bậc này nọ... như để vỗ về, an ủi những năm tháng tuổi xuân và công sức cống hiến của cụ, hoặc cũng có thể xã hội và cái nghề này còn quá ít người tử tế nên hiện tượng của cụ trở thành đặc biệt trong toàn ngành, là của hiếm sắp tuyệt chủng.

Bảo lớp trẻ bây giờ noi gương cụ ấy à? chắc gì đã tồn tại được trong ngành chưa bàn đến chuyện được ra đứng đường. Người tốt thì vẫn còn đấy nhưng vấn đề là ở môi trường chính sách pháp luật có hạn chế tiêu cực hay ngược lại, ví dụ hiện nay quy định thu tiền xử phạt vi phạm hành chính tại địa phương nào thì đưa toàn bộ vào ngân sách của địa phương đó chi. Khi tiền được dùng để khuyến khích kén chọn nhiệm vụ cụ thể thì các địa phương sẽ bằng mọi cách đẩy mạnh xử phạt để tăng ngân sách của mình, thậm chí lập kế hoạch và lấy điểm thành tích thi đua để khoán chỉ tiêu xử phạt.

Tiền thu từ xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông bản chất là tiền khắc phục hậu quả, nó không phải là tiền thuế hoặc phí nên quan niệm tiền ngân sách của trung ương hay địa phương là chưa đúng với bản chất, bởi không thể gắn mác đạo đức cho nó như một nghĩa vụ công dân. Giống như quỹ tài chính, số tiền đó cần có quỹ quản lý độc lập với ngân sách, ví dụ lấy tên là “Quỹ khắc phục hậu quả VPHC” hoặc ủy quyền quản lý cho các tổ chức bảo hiểm chẳng hạn.

Tiền từ quỹ hàng tháng nên phân bổ hết 100% về các địa phương theo nguyên tắc bình quân đầu người nhân với tổng số dân của từng địa phương trên cơ sở dự toán khắc phục hậu quả và bảo đảm an toàn giao thông. Khi lập dự toán sử dụng số tiền này, không đưa vào dự toán các khoản chi thù lao, lương thưởng... hoặc dưới bất kỳ hình thức vật chất trực tiếp nào cho những người thực hiện nhiệm vụ xử lý VPHC. Công cụ tài chính sẽ không còn tác dụng trực tiếp thiên vị chức năng “chống” vi phạm, sẽ giảm bớt tình trạng đặt “bẫy” giao thông và lấy lại cân bằng giữa “phòng” và “chống”.

Môi trường pháp luật quan trọng không kém sự biểu dương. Tiếng thơm ai cũng thích đấy, nhưng có thực mới vực được đạo, muốn lớp trẻ noi gương việc tốt thì trước hết cần phải có chính sách công bằng ngay trong lực lượng thực thi và hệ thống pháp luật.

(Còn nữa)
 

hoanghaceramic

Xe máy
Biển số
OF-312689
Ngày cấp bằng
21/3/14
Số km
97
Động cơ
297,670 Mã lực
tuần nào e cũng chạy qua đếm từ cầu Phả Lại đến cầu Vàng Chua tầm 14 chú nấp khắp nơi.
 

bangnt257

Xe tải
Biển số
OF-347501
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
321
Động cơ
272,540 Mã lực
Nơi ở
Thái Nguyên
(Tiếp)

4. Cuối năm 2014, “Biết tin ngày 31/10 là ngày làm việc cuối cùng của Thượng tá Lê Đức Đoàn, rất nhiều người đã đến chào tạm biệt, trong đó có rất đông anh em phóng viên. Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT CATP Hà Nội đã có mặt từ sáng sớm tại nút Nam cầu Chương Dương, tặng hoa, chúc mừng”.

Cụ Đoàn nghỉ hưu được nhiều báo chia sẻ, người hâm mộ cụ nhiều đến mức lập hẳn 1 trang Facebook, yêu quý gọi bằng bố, bố Đoàn... Mà cũng phải, được cụ cứu sống như được sinh ra lần thứ 2, khác gì bố đẻ.

Ngoài cứu người tự tử, giúp đỡ người già, trẻ em... công việc chính hàng ngày của CSGT Lê Đức Đoàn là điều khiển giao thông tại nút Nam cầu Chương Dương. Nhiều người dân mỗi khi qua đây còn cảm thấy luyến tiếc, “họ luyến tiếc một chiến sĩ cảnh sát giao thông tận tụy, hết lòng vì công việc, hết mình vì cộng đồng”.

Đầu cầu Chương Dương giờ vắng bóng anh... Con đường đi làm gần 20 năm qua của tôi... có cái gì đó trống vắng, thiêu thiếu khi tôi qua đây. Không có hình ảnh người Thượng tá già với nước da đen sạm nhiệt tình hướng dẫn giao thông. Không có những ánh mắt nhìn anh trìu mến, không có cái gật đầu, vẫy tay thân thiện như mọi khi. Cũng không có câu nhắc vội: “Đi cẩn thận cho an toàn em nhé!”. Tôi chợt nhớ, hôm ấy là ngày đầu anh nghỉ hưu sau bao năm cống hiến. Thay vị trí của anh, giờ là những chiến sỹ trẻ. Dù vẫn là bóng chiếc áo vàng, vẫn chiếc mũ Cảnh sát uy nghiêm, nhưng không còn sự quen thuộc. Có lẽ lại phải một thời gian nữa, tôi và nhiều người hay qua đây mới quen với sự thiếu vắng anh. Có dịp gặp anh, tôi đã nói ra suy nghĩ này của mình và anh kể: “Cũng có nhiều người nói với tôi như thế”.

Những lời tâm sự xúc động, những hồi tưởng tràn ngập tính nhân văn... giúp người tham gia giao thông như liên tưởng đến một “báo hiệu” giao thông dưới thời tiết nắng mưa và môi trường xã hội khắc nghiệt vẫn đứng vững bền bỉ với thời gian, rõ ràng, dễ hiểu. Một báo hiệu an toàn như thế chẳng ai muốn cho nghỉ hưu, một báo hiệu “đặc biệt” đã đi vào lòng dân. Cụ Đoàn không quên chức năng “phòng” ngừa vi phạm, có lẽ đó là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu như chính cụ thừa nhận khi trả lời câu hỏi của PV:

“- Nhưng nghe nói, khi còn công tác anh xử phạt vi phạm giao thông được rất ít?

- Đúng là tôi xử phạt ít.”

Chẳng có bằng chứng khoa học nào chứng minh công tác “phòng” ngừa vi phạm tốn ít công sức và ít hiệu quả hơn “chống” vi phạm, mà ngược lại, xử phạt nhiều quá lại là bằng chứng “phòng” bị yếu.

Tiếc cho cụ đã không xử phạt nhiều để có tiền mua ghế, gần 40 năm làm cảnh sát mà chỉ lên đến chức... lính quèn, mặc dù từng được đào tạo bài bản tại trường cảnh sát Liên Xô cũ. Người ta tặng hàng tá huân huy chương, danh hiệu cấp bậc này nọ... như để vỗ về, an ủi những năm tháng tuổi xuân và công sức cống hiến của cụ, hoặc cũng có thể xã hội và cái nghề này còn quá ít người tử tế nên hiện tượng của cụ trở thành đặc biệt trong toàn ngành, là của hiếm sắp tuyệt chủng.

Bảo lớp trẻ bây giờ noi gương cụ ấy à? chắc gì đã tồn tại được trong ngành chưa bàn đến chuyện được ra đứng đường. Người tốt thì vẫn còn đấy nhưng vấn đề là ở môi trường chính sách pháp luật có hạn chế tiêu cực hay ngược lại, ví dụ hiện nay quy định thu tiền xử phạt vi phạm hành chính tại địa phương nào thì đưa toàn bộ vào ngân sách của địa phương đó chi. Khi tiền được dùng để khuyến khích kén chọn nhiệm vụ cụ thể thì các địa phương sẽ bằng mọi cách đẩy mạnh xử phạt để tăng ngân sách của mình, thậm chí lập kế hoạch và lấy điểm thành tích thi đua để khoán chỉ tiêu xử phạt.

Tiền thu từ xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông bản chất là tiền khắc phục hậu quả, nó không phải là tiền thuế hoặc phí nên quan niệm tiền ngân sách của trung ương hay địa phương là chưa đúng với bản chất, bởi không thể gắn mác đạo đức cho nó như một nghĩa vụ công dân. Giống như quỹ tài chính, số tiền đó cần có quỹ quản lý độc lập với ngân sách, ví dụ lấy tên là “Quỹ khắc phục hậu quả VPHC” hoặc ủy quyền quản lý cho các tổ chức bảo hiểm chẳng hạn.

Tiền từ quỹ hàng tháng nên phân bổ hết 100% về các địa phương theo nguyên tắc bình quân đầu người nhân với tổng số dân của từng địa phương trên cơ sở dự toán khắc phục hậu quả và bảo đảm an toàn giao thông. Khi lập dự toán sử dụng số tiền này, không đưa vào dự toán các khoản chi thù lao, lương thưởng... hoặc dưới bất kỳ hình thức vật chất trực tiếp nào cho những người thực hiện nhiệm vụ xử lý VPHC. Công cụ tài chính sẽ không còn tác dụng trực tiếp thiên vị chức năng “chống” vi phạm, sẽ giảm bớt tình trạng đặt “bẫy” giao thông và lấy lại cân bằng giữa “phòng” và “chống”.

Môi trường pháp luật quan trọng không kém sự biểu dương. Tiếng thơm ai cũng thích đấy, nhưng có thực mới vực được đạo, muốn lớp trẻ noi gương việc tốt thì trước hết cần phải có chính sách công bằng ngay trong lực lượng thực thi và hệ thống pháp luật.

(Còn nữa)
Hay quá!=D>
 

Matizcoi

Xe ba gác
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
20,339
Động cơ
-164,366 Mã lực
Em lại vào hóng, lắm cái bổ ích phết :)
 

thachcaothanhhien

Xe đạp
Biển số
OF-488158
Ngày cấp bằng
11/2/17
Số km
13
Động cơ
191,030 Mã lực
Tuổi
34
Website
thachcaohanoi.com.vn
phải hiểu về luật thì mới khiếu nại được, vào đây đọc được nhiều điều bổ ích quá.
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
(Tiếp)

5. Trong thảm cảnh tắc đường, khói bụi ngột ngạt hàng ngày, dân tình chịu thêm ô nhiễm tiếng ồn chói tai của những chiếc loa công suất lớn. Độ ồn do chúng gây ra có thể đo bằng bất cứ smarphone nào đã tải phần mềm đo tiếng ồn.

Lần đầu chưa biết, nhà em đi 2 bánh dại dột đứng gần cột đèn tín hiệu Giải Phóng - Đại Cồ Việt từng bị ù tai, chưa rõ bằng cách nào người ta thống kê 80% nguyên nhân dẫn tới ùn tắc và tai nạn giao thông là do ý thức người tham gia giao thông. Có chỗ dựa từ các con số, có mục đích tốt đẹp là giúp người dân nâng cao hiểu biết pháp luật để biện minh, chiếc loa phường tưởng chừng đi vào dĩ vãng lại được dịp hồi sinh và nhân rộng dưới 1 cái tên mới: Loa giao thông.

Để thống kê được chính xác và phản ánh đúng nguyên nhân, phụ thuộc vào phương pháp và thước đo. Nếu đo trách nhiệm, ý thức người tham gia giao thông chỉ chiếm 1 phần nguyên nhân ùn tắc và tai nạn giao thông, 4 phần còn lại thuộc về ý thức: người điều khiển giao thông, người quản lý giao thông, người ban hành pháp luật giao thông, người lãnh đạo đất nước và xã hội.

Đo tỷ lệ chấp hành pháp luật trong từng nhóm, nhìn vào toàn cảnh bức tranh tham nhũng không khó để hình dung tỷ lệ chấp hành pháp luật nói chung và giao thông nói riêng đang nghiêng về phía người dân so với 4 phần còn lại.

Đo sức ảnh hưởng lan truyền đối với xã hội trong việc chấp hành pháp luật, tuy số lượng người dân tham gia giao thông đông hơn nhưng địa vị xã hội và quyền lực thấp hơn nhiều lần so với 4 phần còn lại, sức ảnh hưởng với xã hội tạm chia đều 1/2 ở phép đo này.

Qua 3 ví dụ về phép đo trên, nhà em cho rằng ý thức người tham gia giao thông chưa thể vượt quá 50% nguyên nhân ùn tắc và tai nạn giao thông.

Rút kinh nghiệm lần sau đứng xa hơn, em lại giật mình vì bị xe buýt bóp còi thúc mít và trở về thực tại là đèn tín hiệu xanh đã bật sáng từ lúc nào, mấy chữ luật giao thông lọt được vào tai này bị thổi bay qua tai bên kia. Phổ biến luật giao thông không ăn nhập gì với tình huống khiến người lái xe phân tán sự tập trung điều khiển phương tiện, cách thức sử dụng âm thanh công suất lớn để “phòng” vi phạm gây hoảng loạn và khó chịu hơn là tác dụng.

Hãy làm 1 thực nghiệm đơn giản bằng cách chọn ngẫu nhiên 10 xe vừa đi qua chỗ loa phát thanh (khách quan, không quân xanh quân đỏ) hỏi họ có nhớ được nội dung luật giao thông nghe lúc trước không? Chỉ cần 3/10 người trả lời đúng thì loa đã có tác dụng và thành phố cứ việc nhân rộng, còn trường hợp không ai nhớ thì nên… bỏ ngay và luôn nếu không muốn làm thủng ngân sách nuôi béo mấy nhà buôn loa.

Trong cuộc họp báo tổng kết năm, bộ trưởng công an Tô Lâm chia sẻ với báo chí: “Ý thức giao thông của người dân rất tệ”, tiếng nói lãnh đạo ngành vang lên như có gang có thép, sức nặng gấp vạn cái loa tuyên truyền. Tuy nhiên, chưa rõ từ “người dân” trong câu này có mang nghĩa chung là “công dân” thuộc đối tượng của pháp luật, hay tác giả muốn ám chỉ riêng những người không thuộc giai cấp công chức nhà nước?

Trên báo không thấy cụ Lâm trăn trở và đau đầu về ý thức chấp hành pháp luật của lực lượng do chính mình phụ trách lấy 1 lần, cụ than cảnh sát chỉ lo xử phạt (chống vi phạm) thôi mà cũng không xuể... Thế nhỡ dân nghĩ cụ phê phán vơ đũa cả nắm, đổ lỗi, thoái thác trách nhiệm phòng ngừa vi phạm thì sao? Bởi vì không riêng ngành công an mà toàn bộ máy đang sống bằng tiền thuế của dân, trong đó gồm cả người dân ý thức tốt và người dân ý thức… rất tệ.

Như thể tiền hô hậu ủng. Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT Hà Nội có lẽ là người khá nhanh nhạy khi đề xuất 1 loạt giải pháp phòng ngừa vi phạm: nào là “mỗi công dân chỉ được cấp 1 biển số xe”, “trừ điểm vào bằng lái của tài xế vi phạm giao thông”, “rút ngắn thời hạn bằng lái xe ôtô từ 10 năm xuống còn 5 năm, đồng thời hàng năm kiểm tra sức khỏe của tài xế để nắm được thông tin”.

Hầu hết là các giải pháp gián tiếp tăng nặng mức xử phạt dưới các hình thức khác liên quan công tác “chống” vi phạm như trước đây. Nhược điểm nổi bật của các giải pháp này là thúc đẩy thỏa thuận ăn chia không lập biên bản và tăng số tiền tham nhũng, do đó cũng tỷ lệ thuận làm tăng nhu cầu và đẩy giá “bẫy” lên cao - Make trap great again!

Các giải pháp có vẻ hơi vội, tuy được hóa trang nhưng vẫn hở cái-mà-ai-cũng-biết-là-cái-gì-đấy. Người ta cảm thấy khó chịu trước sự nhiệt tình giành thêm quyền lực của CSGT, các giải pháp không mới khi biết trước được kết cục: tăng thủ tục hành chính gây phiền hà công dân, phát sinh tiêu cực, chưa kể đụng chạm Hiến pháp và Luật xử lý VPHC.

Kể ra hơi bị đắng lòng, được tặng hoa chúc mừng và ca ngợi những việc mình làm để nêu gương... thế nhưng ngay sau lưng mình thì người ta chỉ quan tâm hướng toàn lực lượng tới việc khác, có cảm giác giả tạo làm sao ấy. Không biết cụ Đoàn nghĩ gì khi các cấp chỉ nhắc tới mỗi biện pháp xử phạt... phạt nhiều và phạt nặng hơn nữa.

Dịch tham nhũng lây nhiễm giống như virus, tất nhiên không phải bằng cơ chế sinh học mà bằng các mối quan hệ xã hội và kinh tế. Người ta bảo tham nhũng đã ngấm vào máu thì không thể chữa nổi, chỉ còn cách duy nhất là... thay máu, nhiều nước đã phải giải tán và thay thế toàn bộ hệ thống cảnh sát.

Ở Hong Kong và Singapore, chống tham nhũng bắt đầu bằng việc “làm sạch” hệ thống cảnh sát giao thông. Tại Gruzia, người ta sa thải toàn bộ các công an giao thông và tuyển mới lại để thay thế. Báo chí quốc tế hồi tháng 4/2014 trích lời cựu tổng thống Gruzia, ông Mikhail Saakashvili: “Chúng tôi sa thải mọi nhân viên công an và phòng thuế. Gruzia không có họ trong ba tháng, và sau đó nhân dân tuyển chọn mọi nhân viên mới.”

“Điều ngạc nhiên là lượng tội phạm không hề tăng sau chiến dịch đó, chứng tỏ chính cảnh sát là nguyên nhân của vấn đề an ninh.” - BBC

Đêm ba mươi, vở hài kịch của đài truyền hình gia tăng nỗi ám ảnh năm mới khi cô Đẩu nhận xét giao thông ở ta như “điền vào chỗ trống”. Ngoài ý thức của người dân, tình trạng các làn đường “siêu rộng”, “siêu hẹp”, “siêu ngắn”... phổ biến hiện nay là 1 trong các nguyên nhân chính đã gây ra kiểu giao thông đó.

Đến bao giờ người dân mới thôi không tiếp tục là nạn nhân, bị đùn đẩy trách nhiệm và đổ lỗi bởi các thành phần đang tiêu tiền thuế của họ? Chắc chắn còn rất lâu, nếu vẫn cái kiểu đưa tin và tuyên truyền sự thật... một phần.

Sự thật một phần, một phần sự thật, sự thật tương đối, sự thật phiên phiến, sự thật thay thế,... và tất cả những biến thể của chúng không hẳn là sự thật. Chúng nguy hiểm bởi khi sự thật bị bóp méo bằng những cách như vậy sẽ đủ khả năng đánh lừa được cả những người hiểu biết, làm chệch hướng hệ thống pháp luật, chiến lược và chính sách, che dấu những nguyên nhân thực sự gây ra ùn tắc và tai nạn để cho bọn lưu manh kiếm lợi mà thôi.

Cái sai của cụ chủ topic (nếu có), là đã cho những người đang mải mê chạy theo các giá trị giả tạo biết 1 sự thật về giá trị, biết về 1 vẻ đẹp trường tồn của nhân loại: trách nhiệm, dũng cảm, vị tha.
 

ttkh36

Xe hơi
Biển số
OF-191798
Ngày cấp bằng
28/4/13
Số km
144
Động cơ
330,644 Mã lực
Em cũng bị vẫy lại với lỗi vượt phải ở Chí Linh và xxx vẫy lại ở gần Phả Lại (chiều Hạ Long - Hà Nội), đều có clip đàng hoàng nhưng em chỉ hỏi 2 câu: làn tôi đi có cấm xe ô tô ko?? tôi có vi phạm tốc độ không? và 2 lần xxx đều bắt tay mời đi tiếp. Chỉ có Gấu là bực vì mất 3-5 phút tranh luận.
Em thích câu này của cụ rồi, nghe đc câu này trc mấy tuần thì không mất mấy lit với mấy xxx đoạn này
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top