Hôm nay e mệt, tính đi ngủ cơ mà còn việc với lại lỡ hứa với các cụ rồi e lại phải mò lên cố tí vậy.
Luận bàn tiếp về laptop cũ ạ. Dòng laptop cũ mà các thương gia hay bán là dòng workstation và dòng business cao cấp. 2 hãng thường xuyên thấy là HP và Dell. Về nguồn hàng thì thực ra e cũng ko có dám khẳng định là hàng thật hay ko thật nhất là trong thời buổi vàng thau lẫn lộn này nhưng mà dựa trên kinh nghiệm dùng lâu năm thì e nhận ra chỉ cần chạy tốt, đảm bảo yêu cầu của mình, xứng đáng với giá thành bỏ ra là được, đừng có quan tâm zin hay ko zin. E có máy vaio pro xịn ở nhật đây mà nó còn hỏng mợ cái ổ ssd báo hại e chưa biết sửa làm sao. Con này sửa khó ngang mac air. Quay trở lại vấn đề nguồn hàng thì theo như e có hỏi 1 ông bán thì ông ý kêu những con này là kiểu hàng thanh lý từ các tổ chức quốc tế hoặc các phòng lab. Thường gần hết hạn bảo hành hoặc hết hạn bảo hành thì họ thanh lý. Cái này thì tin được ợ vì trước e cũng có thời gian làm việc ở 1 tổ chức quốc tế và đúng là họ cũng thường xuyên thay máy cho chuyên gia của họ thật, khoảng 2 năm gì đó là thay. Thế nên ko phải tất cả nguồn hàng đều là hàng dựng của a bạn 16 chữ tốt đâu ạ, có điều e cũng ko biết bao nhiêu % là nguồn thật nguồn giả. Vậy câu hỏi nhiều cụ đặt ra sẽ là làm sao để mua được hay chọn được máy ko phải là hàng dựng ? Cái này thì khẳng định người bán luôn là người có lợi thế hơn trong cuộc chơi này, đơn giản là người mua chỉ có thể kiểm tra ước định thông qua kinh nghiệm và phán đoán thôi chứ các cụ chẳng thể ngồi mà tháo rời linh kiện máy ra để mà săm soi cả, cũng chả ai đi mua máy làm như vậy cả. Nếu đã vậy rồi thì cũng chẳng cần quan tâm quá kỹ vào việc săm soi máy, thay vào đó các cụ nên chọn một cách đơn giản hơn, đỡ tốn công sức hơn đó là tìm 1 địa chỉ bán hàng tin cậy. Thông qua việc này, các cụ đã giảm được rất nhiều nguy cơ gặp phải hàng lởm rồi. Về hàng dựng thì thường nó là nhặt nhạnh của 1 vài con máy chết để ghép lại 1 con mới hoặc thay đồ. Theo e đoán thì có lẽ cái họ thay sẽ là màn hình chứ mấy thứ như ram rủng hay ổ cứng thay loại lởm cũng chả được mấy đồng. À mà quên, nói để các cụ biết là máy thanh lý thường họ sẽ tháo ổ cứng để huỷ nên ổ lắp vào máy các cụ mua toàn ổ lô thôi, ko có ổ zin đâu nhé. Ram với chip cũng có thể chuyển giữa các máy để cho ra cấu hình như ý, để dễ bán hơn. Cái này thì là tráo qua tráo lại nhưng vẫn là hàng xịn nên theo e cũng ko có vấn đề gì.
Trên đây là e nói sơ qua về nguồn hàng, giờ e sẽ nói về cách thức lựa máy nhé. Để kiểm tra máy thì các cụ cần vài phần mềm nho nhỏ để check điểm chết màn hình, check bàn phím, phần mềm everest để check 1 số cái mà e sẽ nói ở dưới. Sau đây là các bước e hay test:
B1: Chọn địa chỉ tin cậy và kiểm tra xem có dòng máy mình muốn mua hay ko
B2: Kiểm tra xung quanh vỏ xem có phát hiện gì bất thường ko, chú ý các mối nối nhất là chỗ màn hình. Có bất thường như cong vênh gì đó chỗ màn hình thì e khỏi mua luôn.
B3: Yêu cầu chủ cửa hàng cho xem bên trong máy (cái này rất dễ vì các dòng máy này tháo ra bảo dưỡng dễ lắm, mở cái nắp *** ra rồi xem nội thất, nhìn xem nước sơn và các linh kiện có ngon ko. Cái này e khó nói rõ nhưng hàng xịn bao h nước sơn nhìn nó gây cảm giác khác hẳn). Chủ cửa hàng nào chần chờ cái này thì nên để ý kỹ khi check tiếp, thường mà cái này từ chối là e đã ko ưng rồi, có khi thôi khỏi mua.
B4: Kiểm tra service tag. Sai phát khỏi mua.
B5: Kiểm tra bàn phím xem có nút nào chết ko, check điểm chết màn hình bằng phần mềm.
B6: Kiểm tra độ sáng của màn hình bằng cách tăng sáng hết cỡ, nên so sánh với 1 con khác cùng loại cũng đang bật. Đồng thời nhìn xem màn hình có cho chất lượng ảnh mịn hay ko. Màn hình xịn nhìn sẽ mịn, ko thấy đau chói mắt khi nhìn lâu. Thường là các cụ sẽ ko thấy được điểm pixel của nó trừ khi dí sát mắt vào nhìn thật kỹ. Nếu chỉ nhìn qua qua mà nhận ra được các điểm pixel thì màn đó là màn chất lượng ko tốt, ko nên mua.
B7: Chạy full load bằng phần mềm everest. Cứ vứt đó cho nó full load trong khoảng 5-7' rồi nhìn biểu đồ nhiệt. Nếu nhiệt cao là tản nhiệt của máy không tốt. Có thể đã là máy tháo rồi hoặc máy đã tã, những con này ko nên mua. Ngưỡng nhiệt theo e thấy ok là 73-78 độ với i5, con nào mà ~65 độ full load là con rất ngon. với i7 thì ngưỡng nhiệt là tầm 83-87 độ là ok. Nếu lên tới hơn 92 thì cũng ko nên lấy. Trường hợp tất tần tật ok mà tản nhiệt ko ok, yêu cầu chủ hàng thay keo tản nhiệt và giao hẹn nếu nhiệt độ ok thì lấy còn ko thì thôi. Nếu họ ko ưng thì bỏ, đừng ham bởi lẽ nhiệt độ ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền của máy. Có dịp e sẽ nói kỹ hơn về cái này.
B8: Check các cổng usb và những thứ linh tinh khác như đánh bàn phím có sướng ko, trackpad dùng sướng ko.
B9: Soi thử xem cái ổ cứng còn good ko bằng phần mềm check ổ.
B10: Trả tiền xách máy về
.
P/s: Thường máy cũ chẳng con nào đẹp cả, chỗ nào bán toàn hàng đẹp thì nhiều khả năng là dựng, họ thay vỏ để câu các cụ cho dễ. Các cụ nhớ cẩn thận với những con máy tuổi đời đã xa mà nhìn lại đẹp long lanh. 9 phần là hàng dựng đấy (Nên nhớ máy cũ các cụ đi mua về thông thường ít nhất là đã 2 tuổi rưỡi, thường là khoảng 3-4 tuổi).
Nói thêm là khi đã biết đích xác cửa hàng nào uy tín thì B2, B3 thường e bỏ qua, xem xét nhanh thôi, B4 cũng bỏ qua. B7 là bước quan trọng vì nó giúp các cụ kiểm tra xem hệ thống làm việc có tốt hay ko, e thường dùng bước này để loại bỏ những máy bị nghi là dựng hoặc máy đã tã.
Thôi viết thế thôi giờ e phải làm việc. Có gì lần sau rảnh e nói tiếp về việc chọn máy thế nào cho phù hợp nhu cầu sử dụng và giá cả ra sao, sẽ có chút phân tích so sánh giữa việc nên chọn hàng cũ dòng cao cấp hay máy mới dòng phổ thông.