LUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công an nhân dân
1. Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của **** Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Công an nhân dân được tổ chức tập trung, thống nhất và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
3. Hoạt động của Công an nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Thế là rõ nhé. Điểm 3 điều 5 Luật Công an nhân dân khẳng định: Hoạt động của CAND phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật, PHẢI CHỊU SỰ GIÁM SÁT CỦA NHÂN DÂN. Nào, cãi vào đâu nào? Không cho dân giám sát tức là Vi phạm pháp luật.
Hân hạnh được giới thiệu tiếp với các cụ
LUẬT CÁN BỘ CÔNG CHỨC
Điều 8. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với ****, Nhà nước và nhân dân
1. Trung thành với **** Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của **** và pháp luật của Nhà nước.
Hà hà, cái này thì lại càng làm rõ nhé. Cũng Điểm 3 quy định, mọi cán bộ công chức phải lắng nghe ý kiến của ông chủ và chịu sự giám sát của ông chủ.
Vậy, kể từ hôm nay. Các cụ hãy trả lời:
Căn cứ vào Điểm 3 Điều 5 – Luật Công an Nhân dân và Điểm 3 Điều 8 – Luật cán bộ Công chức. Nhân dân có quyền giám sát các đồng chí làm việc. Ngăn cản không cho dân giám sát là vi phạm pháp luật.