- Biển số
- OF-190593
- Ngày cấp bằng
- 20/4/13
- Số km
- 2,435
- Động cơ
- 346,557 Mã lực
- Nơi ở
- Nam Từ Liêm - Hà Nội
Sáng dậy, chưa mở mắt bạn đã rủ đi ăn cháo lươn. Hẹn lên hẹn xuống bao lần chưa được. Hôm nay nhất quyết đi 1 chuyến. Trời thật khéo chiều lòng người, 8h kém thì mưa tầm mưa tã, mưa như trút nước. Thằng bé cứ tẽn tò đứng ngắm mưa mà ngậm ngùi.
Bạn em, ngày xưa, như kịch bản các câu chuyện là nhà nghèo học giỏi, hay nhà nghèo vượt khó, nói thật, cả xã hội như thế, ai cũng nghèo như nhau, chỉ có cái chí hơn người ta. Là một tay sành sõi sông nước. Bọn em gọi là số sát cá. Đi học về, đi qua vũng nước bé tin hin, cậu xuống khuấy khuấy một lúc cũng được em cá tràu (cá quả). Các cụ biết đấy, cá đấy bắt bằng tay không dưới nước thì khó vô cùng. Tầm mùa này là mùa thu hoạch lúa và gieo vụ mới tránh bão tháng 7, khi lúa lên được khoảng hơn gang tay, bạn em đi trên bờ, tia xuống ruộng, phát hiện chỗ nào khả nghi cậu lội xuống dùng tay không bới bùn lên bắt lươn. Trăm phát trăm trúng. Đã lội xuống kiểu gì cũng bắt được lươn.
Tuy nhiên cái tài nhất của bạn em phải kế đến là món cháo lươn. Nấu cháo lươn ngon cực kỳ. Ngày xưa lươn nhiều, loại bé bé bằng ngón tay không thèm ăn. Chỉ ăn loại lớn cỡ bằng cái xúc xích bán ở cổng trường cấp 1, cấp 2.
Mùa đông, hai thằng nhà cạnh nhau, học chung với nhau đến 9h tối, xong lấy đèn đi soi lươn. Cạnh nhà em có con mương thủy lợi, đổ xi măng cả lòng mương, ở phía trên có 1 lớp bùn. Mùa đông không bơm thủy lợi nên nước lấp xấp, có đoạn còn khô. Cua với lươn nhiều vô kể.
Lươn sau khi bắt xong, vứt vào tro bếp để dính nhớt. Sau đấy mang ra cầu ao tuốt. Mổ lươn thì dùng cái dao bằng lạt tre. Sau đấy cho vào nồi luộc chín để gỡ thịt. Sau khi gỡ thịt xong, vứt xương lại ninh tiếp. Ninh nhừ lọc lấy nước cho vào nồi cháo. Nấu cháo, việc đơn giản nhưng nhiều mợ chắc ko biết nấu. Nguyên tắc của gạo nói riêng và tinh bột nói chung là tan trong nước nóng. Mình dùng nồi áp suất, đun sôi lên, sau đó tắt lửa, ủ nóng vào tro bếp tầm 1 tiếng, xong đưa ra nấu sủi lên tiếp. Đảm bảo hạt gạo nở bung ra như hoa. Ở quê em thích ăn kiểu cháo còn nguyên hạt, không phải cháo nấu nhuyễn.
Có 3 món gia vị chính không thể thiếu được đó là hành tăm, bột nghệ và hạt tiêu, tất nhiên có lá mùi tàu, muối, mì chính,… nhưng gia vị quan trọng nhất em nghĩ đó chính là hành tăm. Hành tăm giã nhỏ, phi với mỡ lợn thì cả làng phải điếc mũi. Thịt lươn đảo qua món đó, cho vào bát cháo vàng ươm, hăng hắc mùi nghệ, thơm thơm lá mùi tàu, cay cay vị tiêu. Lúc đấy mà biết uống rượu chắc cũng phải hết mấy be. Thật không thể mô tả được cảm giác ngoài trời gió lạnh, mưa phùn, mà trong bếp thì hai thằng sì sụp cháo lươn. Bây giờ lớn, ăn uống nhiều thứ làm cho cái lưỡi mình mẫn cảm với các vị đồ ăn. Tìm mãi không thấy được cái vị bát cháo lươn ngày nào.
Các cụ nói cấm có sai, món ngon nhớ lâu.
Các cụ ở Vinh chắc rành bia Vida, hôm sau em xin hầu các cụ/mợ về bia Vida, nhà máy chỗ hồ Goong, giờ bia Sài Gòn mua rồi. Một thời ăn chơi của trai làng xuống phố là mấy quán đối diện nhà máy bia. Hihi.
Bạn em, ngày xưa, như kịch bản các câu chuyện là nhà nghèo học giỏi, hay nhà nghèo vượt khó, nói thật, cả xã hội như thế, ai cũng nghèo như nhau, chỉ có cái chí hơn người ta. Là một tay sành sõi sông nước. Bọn em gọi là số sát cá. Đi học về, đi qua vũng nước bé tin hin, cậu xuống khuấy khuấy một lúc cũng được em cá tràu (cá quả). Các cụ biết đấy, cá đấy bắt bằng tay không dưới nước thì khó vô cùng. Tầm mùa này là mùa thu hoạch lúa và gieo vụ mới tránh bão tháng 7, khi lúa lên được khoảng hơn gang tay, bạn em đi trên bờ, tia xuống ruộng, phát hiện chỗ nào khả nghi cậu lội xuống dùng tay không bới bùn lên bắt lươn. Trăm phát trăm trúng. Đã lội xuống kiểu gì cũng bắt được lươn.
Tuy nhiên cái tài nhất của bạn em phải kế đến là món cháo lươn. Nấu cháo lươn ngon cực kỳ. Ngày xưa lươn nhiều, loại bé bé bằng ngón tay không thèm ăn. Chỉ ăn loại lớn cỡ bằng cái xúc xích bán ở cổng trường cấp 1, cấp 2.
Mùa đông, hai thằng nhà cạnh nhau, học chung với nhau đến 9h tối, xong lấy đèn đi soi lươn. Cạnh nhà em có con mương thủy lợi, đổ xi măng cả lòng mương, ở phía trên có 1 lớp bùn. Mùa đông không bơm thủy lợi nên nước lấp xấp, có đoạn còn khô. Cua với lươn nhiều vô kể.
Lươn sau khi bắt xong, vứt vào tro bếp để dính nhớt. Sau đấy mang ra cầu ao tuốt. Mổ lươn thì dùng cái dao bằng lạt tre. Sau đấy cho vào nồi luộc chín để gỡ thịt. Sau khi gỡ thịt xong, vứt xương lại ninh tiếp. Ninh nhừ lọc lấy nước cho vào nồi cháo. Nấu cháo, việc đơn giản nhưng nhiều mợ chắc ko biết nấu. Nguyên tắc của gạo nói riêng và tinh bột nói chung là tan trong nước nóng. Mình dùng nồi áp suất, đun sôi lên, sau đó tắt lửa, ủ nóng vào tro bếp tầm 1 tiếng, xong đưa ra nấu sủi lên tiếp. Đảm bảo hạt gạo nở bung ra như hoa. Ở quê em thích ăn kiểu cháo còn nguyên hạt, không phải cháo nấu nhuyễn.
Có 3 món gia vị chính không thể thiếu được đó là hành tăm, bột nghệ và hạt tiêu, tất nhiên có lá mùi tàu, muối, mì chính,… nhưng gia vị quan trọng nhất em nghĩ đó chính là hành tăm. Hành tăm giã nhỏ, phi với mỡ lợn thì cả làng phải điếc mũi. Thịt lươn đảo qua món đó, cho vào bát cháo vàng ươm, hăng hắc mùi nghệ, thơm thơm lá mùi tàu, cay cay vị tiêu. Lúc đấy mà biết uống rượu chắc cũng phải hết mấy be. Thật không thể mô tả được cảm giác ngoài trời gió lạnh, mưa phùn, mà trong bếp thì hai thằng sì sụp cháo lươn. Bây giờ lớn, ăn uống nhiều thứ làm cho cái lưỡi mình mẫn cảm với các vị đồ ăn. Tìm mãi không thấy được cái vị bát cháo lươn ngày nào.
Các cụ nói cấm có sai, món ngon nhớ lâu.
Các cụ ở Vinh chắc rành bia Vida, hôm sau em xin hầu các cụ/mợ về bia Vida, nhà máy chỗ hồ Goong, giờ bia Sài Gòn mua rồi. Một thời ăn chơi của trai làng xuống phố là mấy quán đối diện nhà máy bia. Hihi.
Chỉnh sửa cuối: