- Biển số
- OF-756498
- Ngày cấp bằng
- 5/1/21
- Số km
- 8
- Động cơ
- 48,580 Mã lực
- Tuổi
- 34
- Nơi ở
- Hà Nội , Việt Nam
- Website
- thietbidiennpc.com
“Chứng nhân” lịch sử
Cầu Long Biên là “chứng nhân” quan trọng bởi gắn bó với những thăng trầm lịch sử và nhiều sự kiện đáng nhớ của Hà Nội. Đặc biệt là hình ảnh những tên lính viễn chinh Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên và bộ đội ta tiến vào tiếp quản Thủ đô theo Hiệp định Genève. Chế độ cai trị của thực dân Pháp tại Việt Nam chính thức được đặt dấu chấm hết vào ngày 10-10-1954.
Trong chiến tranh chống Mỹ, cầu Long Biên là cây cầu duy nhất chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt từ cảng Hải Phòng và biên giới phía Bắc về Hà Nội rồi tỏa đi các nẻo đường chi viện cho chiến trường miền Nam, vì thế cây cầu trở thành trọng điểm đánh phá của không quân Mỹ. Từ 1965 - 1972, máy bay Mỹ đã 14 lần ném bom và bắn rốc két phá hủy cầu. Thiệt hại lớn nhất là trận bom ngày 10-9-1972 làm gãy gục 3 nhịp, hư hại 4 trụ và hỏng 1.500m cầu. Ngay sau khi Mỹ buộc phải ngừng ném bom Hà Nội, ngày 30-12-1972, công nhân đường sắt đã bắt tay vào sửa chữa, đến ngày 11-2-1973 đã thông đường sắt và đường ô tô.
Cầu Chương Dương và cầu Thăng Long cùng được hoàn thành năm 1985 đã giảm tải đáng kể cho cầu Long Biên. Trải qua hơn một thế kỷ, đến nay cầu Long Biên hằng ngày vẫn phục vụ nhu cầu đi lại của người dân Hà Nội. Cây cầu trở nên thân thuộc với những người sinh sống, làm việc ở Thủ đô và vùng ngoại thành. Nhiều năm trở lại đây, cầu Long Biên và bãi giữa sông Hồng đã trở thành điểm du lịch yêu thích của du khách trong và ngoài nước. Hằng ngày, mỗi buổi sáng sớm và chiều tà, từng đoàn khách với đủ quốc tịch lại háo hức đi dạo trên lối đi dành cho người đi bộ, thích thú ngắm nhìn dòng xe đạp, xe máy chạy chầm chậm hay ghi lại những hình ảnh thơ mộng trên cầu.
Hà Nội dự kiến sẽ xây dựng cầu Tứ Liên và cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng. Khi hai cây cầu này hoàn thành, cầu Long Biên - biểu tượng kiên cường, hiên ngang của Hà Nội trong suốt những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sẽ “thảnh thơi” hơn. Khi đó, cây cầu hơn 100 tuổi này không chỉ tiếp tục là một địa điểm du lịch hấp dẫn mà còn có thể là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn của Thủ đô.
Cầu Long Biên là “chứng nhân” quan trọng bởi gắn bó với những thăng trầm lịch sử và nhiều sự kiện đáng nhớ của Hà Nội. Đặc biệt là hình ảnh những tên lính viễn chinh Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên và bộ đội ta tiến vào tiếp quản Thủ đô theo Hiệp định Genève. Chế độ cai trị của thực dân Pháp tại Việt Nam chính thức được đặt dấu chấm hết vào ngày 10-10-1954.
Trong chiến tranh chống Mỹ, cầu Long Biên là cây cầu duy nhất chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt từ cảng Hải Phòng và biên giới phía Bắc về Hà Nội rồi tỏa đi các nẻo đường chi viện cho chiến trường miền Nam, vì thế cây cầu trở thành trọng điểm đánh phá của không quân Mỹ. Từ 1965 - 1972, máy bay Mỹ đã 14 lần ném bom và bắn rốc két phá hủy cầu. Thiệt hại lớn nhất là trận bom ngày 10-9-1972 làm gãy gục 3 nhịp, hư hại 4 trụ và hỏng 1.500m cầu. Ngay sau khi Mỹ buộc phải ngừng ném bom Hà Nội, ngày 30-12-1972, công nhân đường sắt đã bắt tay vào sửa chữa, đến ngày 11-2-1973 đã thông đường sắt và đường ô tô.
Cầu Chương Dương và cầu Thăng Long cùng được hoàn thành năm 1985 đã giảm tải đáng kể cho cầu Long Biên. Trải qua hơn một thế kỷ, đến nay cầu Long Biên hằng ngày vẫn phục vụ nhu cầu đi lại của người dân Hà Nội. Cây cầu trở nên thân thuộc với những người sinh sống, làm việc ở Thủ đô và vùng ngoại thành. Nhiều năm trở lại đây, cầu Long Biên và bãi giữa sông Hồng đã trở thành điểm du lịch yêu thích của du khách trong và ngoài nước. Hằng ngày, mỗi buổi sáng sớm và chiều tà, từng đoàn khách với đủ quốc tịch lại háo hức đi dạo trên lối đi dành cho người đi bộ, thích thú ngắm nhìn dòng xe đạp, xe máy chạy chầm chậm hay ghi lại những hình ảnh thơ mộng trên cầu.
Hà Nội dự kiến sẽ xây dựng cầu Tứ Liên và cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng. Khi hai cây cầu này hoàn thành, cầu Long Biên - biểu tượng kiên cường, hiên ngang của Hà Nội trong suốt những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sẽ “thảnh thơi” hơn. Khi đó, cây cầu hơn 100 tuổi này không chỉ tiếp tục là một địa điểm du lịch hấp dẫn mà còn có thể là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn của Thủ đô.