Dù là dâu hay rể mà có cái tính lầm lỳ, ít nói (mặc dù có thể là bận tâm trong công việc) thì cũng khó chấp nhận, nhất là khi người ta chưa hiểu rõ mình. Người già cần tình cảm, sự quan tâm chứ ko cần nhiều vật chất. Nếu không khéo các cụ sẽ nghĩ sự có mặt mình ở đây đã làm con con dâu con rể khó chịu, trong khi lại muốn ở lại giúp con cháu.
Cái mà cụ chủ phản ánh (mẹ con dấm dúi nói chuyện to nhỏ..) là từ đây mà ra. Có khó gì khi thể hiện sự quan tâm với người già đâu? Vài câu chào, biểu cảm nét mặt, hỏi thăm... không nói gì làm người ta không biết thế nào mà lần. Thành ra người ta thấy khó xử hoặc tỏ ra bất cần nữa. Khéo động viên nhau thì hiệu quả rất bất ngờ. Ngược lại đi chấp nhặt những chuyện nhỏ với người già, với phụ nữ là không nên. Họ có nói nhiều, nhiều nữa cũng mặc. Chỉ khi nào những lời đó có dấu hiệu lệch lạc trong đối nhân xử thế, trong hướng đi của gia đình thì mới nắn. Nắn bằng tính thuyết phục chứ không tỏ ta đây, gia trưởng...
Đối xử với người già là cực dễ: Chỉ cần tỏ thái độ quan tâm, tôn trọng, ân cần. Con dâu mà cho MC cái áo, miếng vải, thuốc men cộng thái độ quan tâm ân cần thì chắc chắn rằng bà ấy sẽ đi khoe khắp làng xóm. Nhưng cũng có rất nhiều người mẹ, khi con trai lấy vợ là ngày đêm khóc âm thầm. Nhiều người vô tâm đến tàn nhẫn... và tất nhiên đến độ nào đó sẽ thành thảm hoạ cho mọi thành viên trong gđ.