Hài vãi, đúng giọng nhân viên fpt, 10 năm trước thế 10 năm sau vẫn thế. Người ta nói vài công nghệ áp dụng cho dự án thôi mà cũng suy ra được trình độ với chả năm kinh nghiệm.
Biết cái gọi là boring stack không? Người làm 10 năm 20 năm người ta vẫn chọn mấy cái cơ bản là bình thường, có gì đâu mà phải khoe. Mà diễn đàn OTF cũng không phải là diễn đàn công nghệ, tôi chọn mấy cái khái niệm dễ hiểu nhất để thảo luận thôi, dỡ thành đàn gảy tai trâu, ở đây lại thành "trình độ chỉ có thế", đúng là hài. Tới tôi hiện tại dùng ngôn ngữ gì, làm về mảng nào còn chưa biết mà đã phát xét như đúng rồi, như hề.
Quay lại về cái tập đoàn FPT, mảng phần mềm, thì cái vụ nó giàu có, phát triển thế nào thì ai cũng biết rồi khỏi phải nói, nhưng tôi chưa từng gặp một người nào khen trình độ công nghệ của công ty này, cũng chưa bao giờ thấy nó ra được cái gì xuất chúng.
Về mặt nghiên cứu, các bạn sẽ không bao giờ bắt gặp cái bài viết nghiên cứu nào về trí tuệ nhân tạo, ngôn ngữ tự nhiên, cấu trúc dữ liệu và giải thuật nào đáng kể (nghiên cứu của sinh viên FU không tính, toàn dự án trẻ con). Bọn Vin tuy đi sau 20 năm nhưng mỗi năm nó vẫn ra research paper đều đều, chia sẻ hết cả dữ liệu đầu vào tới thành quả nghiên cứu.
Về phần mềm thì các bạn sẽ không bao giờ thấy công ty này ra được cái phần mềm mã nguồn mở nào có giá trị, có tiếng tăm, trên github thì cũng chỉ là đồ án sinh viên tốt nghiệp, commit cũng không ra hồn. Tuy bảo là không nhất thiết phải làm dự án mã nguồn mở mới là công ty xịn, nhưng nếu ai làm dự án dạng tiên phong, công nghệ vượt trội, thì thường họ sẽ chọn giải pháp mã nguồn mở để giảm gánh nặng phát triển, tất cả công ty công nghệ lớn nhỏ trên thế giới đều có, microsoft, google, apple, twitter, netflix... đều có, thậm chí công ty nhỏ như mắt muỗi chỉ có vài chục người cũng có. FPT không những không có, mà còn vi phạm cả mấy cái giấy phép mã nguồn mở.
Tôi làm một cái trang web nhỏ thôi, nhưng vì nó cần mấy cái tính năng mà không có thư viện có sẵn nên bản thân cũng phải tự viết ra đủ cái thư viện nhỏ lặt vặt, không thể nào một công ty to như thế, làm bao nhiêu năm nhưng vẫn không có cái gọi là kho thư viện phần mềm chung. Nhưng tôi từng hỏi mấy thằng bạn làm Fsoft/FIS, câu trả lời đều là không có.
Tất nhiên chuyện của FPT thì cũng không phải chỉ nó thế, mà là tình hình chung của cả đất nước. Tôi cũng không phải là bảo nó phải làm thế này thế kia. Nhưng mà ở đây đang nói là chuyện "chuyên gia" fpt lãnh đạo đất nước đi về lĩnh vực mới, lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Thì nó rõ là một câu chuyện cười.
Cảm ơn cụ đã trả lời.
1. Cái stack của cụ là cụ tự khoe. Không phải tôi khoe. Đương nhiên tôi không biết cụ là ai, tôi chỉ có thể đánh giá cụ trên những thứ cụ khoe ra. Và trong những thứ cụ khoe ra, không có gì thể hiện được là cụ đủ tư cách để cười khẩy công nghệ của FPT.
2. Với tôi, không có công nghệ tốt, công nghệ xấu. Công nghệ là phải phù hợp bài toán cụ thể. Với 1 bài toán cụ thể, để giải quyết được, càng dùng công nghệ đơn giản càng tốt. Thực tế tôi đã từng làm khá nhiều các thứ kiểu Rust, Spark/Hadoop.... Nhưng gần đây thứ tôi dùng nhiều nhất là javascript, đơn giản là nó phù hợp với bài toán của tôi.
3. Với những kinh nghiệm mà cụ khoe ra (trước chỉ làm CRUD, làm trang web nhỏ 1 mình...), khả năng rất cao là cụ không có kinh nghiệm, không hiểu những khó khăn để xử lí các hệ thống lớn như data lớn (database tầm 10-100TB), data velocity lớn, hay đơn giản là nhiều người dùng (tầm 100000 -1000000 request/s). Đó là những thứ ngay xưa chúng tôi phải xử lí ở FPT. Hãy nhìn vào vụ sàn chứng khoán VIệt Nam bị tê liệt để biết được độ khó của những chuyện đó. Thay đổi về lượng, sẽ thay đổi về chất.
4. FSOFT, phần lớn doanh thu đến từ outsourcing, và phần lớn sản phẩm làm ra là sở hữu trí tuệ (IP) của khách hàng. Do đó, qui tắc sử dụng github ở FSOFT cực kì chặt chẽ, gần như bị cấm truy cập luôn. Để có truy cập thì phải đi xin phép rất lằng nhằng. Điều đó giải thích việc cụ ít thấy người FSOFT viết code trên github.
Cụ so sánh với các công ty khác như MS, Netflix, thấy có opensource và bảo là FPT không có open source là kém thì hơi buồn cười. Đơn giản, định hướng khác nhau.
Cụ hãy nhìn công ty outsource top thế giới như Wipro, có cái opensource nào ra hồn không?
5. Về mặt nghiên cứu, cụ không tìm thấy, không có nghĩa là nó không có.
Tôi biết ít nhất FSOFT có 2 cái bằng sáng chế được công nhận ở Mỹ về trí tuệ nhân tạo (cụ có thể tìm trên Google Patents). Còn speaker ở các hội thảo tier 1 thì cũng không cần kể làm gì.
Chỉ có cái là các kết quả nghiên cứu không được open cho cộng đồng.
6. Về cáo buộc "vi phạm giấy phép nguồn mở", cụ đừng nói khơi khơi thế. Hãy đưa ra bằng chứng cụ thể, đây là 1 cáo buộc khá nặng.
(Thực ra tôi biết cũng có 1 số case developer thực hiện không đúng giấy phép nguồn mở, nhưng đều bị phát hiện trước khi release cho khách hàng hoặc ra public. FSOFT cũng trả tiền kha khá cho bản quyền của mấy phần mềm quét code và phát hiện việc sử dụng mã nguồn mở. Đương nhiên không có gì là tuyệt đối)
7. Cụ rất sai khi cho là FSOFT/FPT không có kho thư viện/phần mềm tự làm chung.
Tôi có thể cho cụ xem 1 đoạn ngắn trong danh sách: Nhìn vào cái ID thì cụ cũng có thể thấy số lượng trong này không hề ít. (Tôi giờ không còn làm ở FSOFT nữa nên không còn truy cập được vào hệ thống. Đây chỉ là danh sách 1 số những tool/framework được export ra theo 1 tiêu chí nhất định, tôi có lưu lại)
Cái kho này chỉ có 1 vấn đề là việc tìm kiếm thông tin trên đấy khá là khó.
Ngắn gọn lại, thì Tây nó không ngu. Nó không trả 1 tỉ đô cho bọn không biết gì về công nghệ, để làm về công nghệ đâu.