[Funland] Chắc nhiều cụ mợ đã nghe bài hát này

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,628
Động cơ
511,059 Mã lực
Chắc nhiều cụ mợ nghe bài hát này rồi, nhưng câu chuyện xung quanh bài hát khá thú vị. Như em.nhận thấy đôi khi người không ưa mình lại giúp thành công và không phải những thứ mình không thích đều không tốt ;))
Que Sera, Sera (Whatever Will Be Will Be) là một trong những bài hát nổi tiếng nhất thế giới, công chúng Việt Nam nhiều thập niên qua gần như đã thuộc làu bản Việt ngữ của nhạc sĩ Phạm Duy -Biết ra sao ngày sau. Nhưng lúc ấy, vào năm 1956, người trong cuộc dường như chẳng thể ngờ bài hát ấy lại có số phận ngọt ngào đến vậy.
Bài hát này đã đổi vận cuộc đời của Doris Day và đưa bà trở thành một trong những giọng ca được yêu thích nhất tại Mỹ.
“Hãy cho cô ấy một bài hát”
Câu ra lệnh này là của Alfred Hitchcock, ông trùm phim kinh dị, một vị đạo diễn hét ra lửa, người lúc ấy đang đạo diễn bộ phim The Man Who Knew Too Much.
Doris Day lúc đó đang là ca sĩ có chút ít tiếng tăm, một “con gà” của hãng đĩa Columbia và ông chủ hãng này đang rất muốn lăng xê Doris Day trong địa hạt điện ảnh. Và thật sự thì cô cũng đã có 2 bộ phim nhận được sự tán dương trước đó.
Nhưng Alfred Hitchcock thì không thích Doris Day. Ông chỉ thích những ai nghe lời ông và phải phục tùng mệnh lệnh của ông trong khi Doris Day khá yểu điệu thục nữ, không phải tuýp người ông cần.
Nhưng để có được Jimmy Stewart, cuối cùng Alfred Hitchcock đồng ý cho Doris Day vào vai nữ chính.
Và thực tế chua chát cũng đã xảy ra. Trong suốt quá trình quay phim, Doris Day luôn rơi vào tâm trạng căng thẳng cực độ khi luôn bị đạo diễn Alfred Hitchcock chê bai và hăm dọa.

Nhạc sĩ Ray Evans (phải) và Jay Livingston​
Nhưng biết Doris Day là một ca sĩ có tiếng, đạo diễn Alfred Hitchcock quyết định đặt hàng một bài hát cho cô hát trong phim để cân bằng.
Vào một **** chiều đẹp trời, nhạc sĩ Jay Livingston nhận được cuộc gọi từ Alfred Hitchcock. Ở đầu dây bên kia, vị đạo diễn nói rằng ông đang rất đau đầu. “Ông ấy bảo chúng tôi rằng ông ấy có Doris Day đang đóng trong phim này, người mà ông không hề muốn thuê. Nhưng chi nhánh MVA đã tạo áp lực rằng nếu ông muốn có Jimmy Stewart thì đồng thời phải nhận cả Doris Day” - nhạc sĩ Livingston kể lại. Và cuối cuộc nói chuyện Alfred Hitchcock “ra lệnh” cho Livingston “Hãy cho cô ấy một bài hát”.
Ray Evans và Jay Livingstonlà cặp sáng tác ca khúc phim rất nổi tiếng ở Mỹ. Trước cuộc gọi của Hitchcock thì bộ đôi này đã có kha khá giải thưởng Oscar dành cho nhạc phim hay nhất. Và đó là lí do và sao Hitchcock muốn dựa vào họ để tìm một hướng đi mới cho Doris Day trong phim.
Đề bài đưa ra cũng đơn giản, “bài hát này sẽ được Doris Day thể hiện trong cảnh phim khi cô ấy hát ru cho cậu con trai của mình. Quan trọng hơn, tựa bài hát nên là tiếng nước ngoài, không nên lấy tựa tiếng Anh vì chồng của Doris Day trong phim là một vị đại sứ và ông ấy đã đi rất nhiều nơi trên thế giới” - Hitchcock yêu cầu.
Đáp lại, cả 2 nhạc sĩ Ray Evans và Jay Livingston nhận lời và hứa sẽ gửi bài sớm.
Điều gì đến, sẽ đến
Cả 2 vị nhạc sĩ đã suy nghĩ rất lâu trước đề bài của Hitchcock. Họ không biết bắt đầu từ tứ nào để khai triển. Bỗng nhạc sĩ Livingston chợt nhớ ra 2 năm trước khi ông xem bộ phim của Italia, The Barefoot Contessa, mà trong đó khẩu hiệu cho gia đình của nhân vật Rossano Brazzi là Che Sera, Sera (Điều gì đến sẽ đến) đã từng làm ông chú ý.
“Đó là một tứ khá hay và tôi quyết định bám vào đó để sáng tác bài hát”, nhạc sĩ Livingston nhớ lại. Bộ đôi Evans và Livingston quyết định lấy luôn khẩu hiệu trong phim này làm tựa đề bài hát, Che Sera, Sera nhưng họ đổi chữ “Che” thành “Que”, có nghĩa là từ tiếng Italia trở thành tiếng Tây Ban Nha mà vẫn giống nhau về mặt ngữ nghĩa. Lí do của sự thay đổi này là ở Mỹ, cộng đồng Latin nói tiếng Tây Ban Nha rất đông.
Khi có tựa đề bài hát thì hai nhạc sĩ bắt đầu sáng tác.
Rất nhanh chóng, bài hát được gửi tới Hitchcock và hãng Paramount. Và cũng gần như ngay lập tức, bài hát được chấp thuận và đạo diễn Hitchcok còn quyết định đưa nó trở thành bài hát chủ đề cho phim.
Nhưng tin vui chưa được bao lâu thì bộ đôi nhạc sĩ tài năng bỗng chưng hửng khi nhân vật chính của bài hát này, Doris Day, lắc đầu quầy quậy và không chịu hát. Cô bảo rằng bài hát này trẻ con quá và cô hoàn toàn không muốn ghi âm. Sự thật thì Doris Day muốn giữ tiếng tăm vì trước đó cô nổi tiếng với những bản tình mùi mẫn chứ chưa bao giờ ca những bài mang tính nhí nhảnh và trong trẻo như thế này.
Que sera sera mang về cho 2 tác giả Ray Evans và Jay Livingston giải thưởng Oscar cho Nhạc phim hay nhất. Trước đó, họ cũng đã 2 lần đoạt giải tương tự với bài hát Mona Lisa (phim Captain Carey) và Buttons and Bows (phim The Paleface).
Hai vị nhạc sĩ bắt đầu nản, đạo diễn Hitchcock cũng thở dài nhưng cuối cùng hãng Paramount ra sức ép thông qua Marty Melcher, người chồng như là quản lý của Doris Day, yêu cầu cô phải hát, nếu không mọi chuyện sẽ thay đổi.
Cuối cùng Doris Day miễn cưỡng vào phòng thu âm và ra điều kiện chỉ hát đúng một lần, còn chất lượng thế nào thì “que sera, sera”. Hát xong, Doris Day nói với 2 nhạc sĩ: “Đây là lần đầu tiên cũng là sau cùng các vị nghe tôi hát bài này”.
Đáp lại, Evans lẫn Livingston thở dài. Họ không biết đứa con tinh thần mà họ đang rất hy vọng sẽ chết yểu ra sao.
Đổi vận
Bộ phim The Man Who Knew Too Much của đạo diễn thiên tài Alfred Hitchcock ra rạp toàn quốc vào ngày 1/6/1956 và thắng lớn ở các phòng vé. Với số vốn 1,2 triệu USD nhưng bộ phim này nhanh chóng thu về 12 triệu USD. Và người được khen nhất trong bộ phim là Doris Day.
Các phóng viên tới tấp hỏi Alfred Hitchcock rằng ông đã làm gì mà Doris Day thay đổi đến vậy. Đáp lại Hitchcock nói rằng: “Đó là bộ phim của cô ấy, không phải tôi”.
Hitchcock nói vậy là vì bộ phim của ông dù đạt doanh thu cao nhưng lại bị phê bình dữ dội từ những nhà phê bình và cả báo giới. Chỉ một điều duy nhất mà bộ phim này gây chú ý chính là bài hát của phim -Que Sera Sera.
Bài hát này nhanh chóng bay ra khỏi bộ phim và trở thành bài hát nổi tiếng nhất năm 1956 khi nó đứng thứ 2 tại Mỹ và đứng quán quân tại Anh. Người thể hiện bài hát, Doris Day, đang từ việc phụng phịu khi bị hát Que Sera Sera, bắt đầu từ đây, xem nó như là tấm bùa hiển linh đưa sự nghiệp của cô lên cao chót vót.
Bài hát cũng giúp cho bộ đôi nhạc sĩ Evans và Livingston một lần nữa dành giải Oscar cho Bài hát trong phim hay nhất.
Và cũng từ đó trở đi, Que Sera, Sera được yêu mến trên toàn thế giới, được chuyển ngữ ra rất nhiều thứ tiếng và cũng trở thành một trong những bài hát làm nên nhiều tên tuổi khác.
Nhưng chưa có ai qua được giọng hát của Doris Day dù, kì lạ thay, cô chỉ cần thu âm đúng một lần.
 

demax

Xe tăng
Biển số
OF-145796
Ngày cấp bằng
14/6/12
Số km
1,280
Động cơ
479,283 Mã lực
Bản dịch tiếng Việt:

Que Sera, Sera

"Khi tôi chỉ là một cô bé
Tôi hỏi mẹ tôi: "Con sẽ làm gì?"
"Con sẽ xinh đẹp, con sẽ giàu có chứ?"
Đó là những gì mẹ nói với tôi
"Que sera, sera
Chuyện gì đến sẽ đến
Tương lai không phải của chúng ta để nhìn thấy
Que sera, sera
Chuyện gì đến sẽ đến"
Khi tôi lớn lên và yêu
Tôi hỏi người tôi yêu những gì nằm phía trước
Chúng ta sẽ có cầu vồng, ngày này qua ngày khác?
Đó là những gì người tôi yêu nói
"Que sera, sera
Chuyện gì đến sẽ đến
Tương lai không phải của chúng ta để nhìn thấy
Que sera, sera
Chuyện gì đến sẽ đến"
Giờ đây tôi có con cái
Chúng hỏi mẹ của chúng, "Con sẽ là gì?"
"Con sẽ đẹp trai, con sẽ giàu có?"
Tôi nói với chúng một cách dịu dàng
"Que sera, sera
Chuyện gì đến sẽ đến
Tương lai không phải của chúng ta để nhìn thấy
Que sera, sera
Chuyện gì đến sẽ đến"
Que sera, sera"

(Lời bài hát Que Sera, Sera)
 

demax

Xe tăng
Biển số
OF-145796
Ngày cấp bằng
14/6/12
Số km
1,280
Động cơ
479,283 Mã lực
Bản tiếng Việt
Biết ra sao ngày sau
Lời Việt Phạm Duy
______
Ngày em còn thơ lòng vương mộng mơ
thường hay hỏi má em má ơi ngày sau
con sẽ thắm tơ duyên và vui sướng không
rồi nghe má khuyên bảo rằng
Biết ra sao ngày sau
đời luyến lưu vui tươi khổ đau
vì sắc duyên là sông bể dâu
nào ai biết ngày sau
Đời ta sẽ về đâu
Ngày em tròn đôi lòng vương tình yêu
thường hay hỏi khẽ anh hỡi anh ngày sau
ta sẽ mãi bên nhau và vui sướng không
thì anh nắm tay bảo rằng
Biết ra sao ngày sau
mình có nhau hay thêm khổ đau
tình có phai nhạt hay bền lâu
nào ai biết ngày sau
đời ta sẽ về đâu...
*****



Nhạc sĩ Phạm Duy đã viết lời Việt cho bài hát rất hay, Biết ra sao ngày sau, đúng vậy, chỉ tất cả mỗi người khi đã đi qua năm tháng của cuộc đời mới có thể nói rằng ta đã sống một cuộc đời như thế nào, cũng như lời hát trong ca khúc,
"Que sera, sera. Chuyện gì đến sẽ đến"***
"Que será, será. What will be, will be"***
Nhớ lại trong các bài học lịch sử ngày xưa, lịch sử như là sợi dây nối liền chúng ta, hiện tại với quá khứ, chúng ta không biết gì về tương lai, chúng ta chỉ biết những gì chúng ta đang sống và những gì đã xảy ra, và những bài học lịch sử đưa chúng ta trở về những thời kỳ đã qua, như cỗ máy thời gian mà biết bao người mơ ước trong các bộ phim viễn tưởng, trở về quá khứ hay đi vào tương lai.
Vì thế con người luôn muốn biết tương lai của mình sẽ như thế nào, nhưng làm sao biết được, vì thế việc gì đến sẽ đến, đó là ý tưởng khi hai nhạc sĩ Jay Livingston, Raymond B Evans viết ca khúc Whatever Will Be, Will Be (Que Sera, Sera). Từ tiếng Ý Che Sera, Sera (Điều gì đến sẽ đến) hai nhạc sĩ đã đổi lại thành tiếng Tây Ban Nha Que Sera, Sera.
Bài hát như cuộc đời, khi bạn còn bé, là một cô bé xinh đẹp, bạn sẽ muốn gì, như trong những câu chuyện cổ tích mẹ kể hay trong những câu chuyện thần thoại hoàng tử công chúa và bà phù thủy, câu chuyện bạch tuyết và bảy chú lùn, hay nàng công chúa ngủ trong rừng, nàng tiên cá... Và trong ca khúc, mẹ của cô bà đã nói với nàng công chúa nhỏ bé của người, như bao bà mẹ nói với con cái của mình,
"Khi tôi chỉ là một cô bé. Tôi hỏi mẹ tôi: "Con sẽ làm gì?" "Con sẽ xinh đẹp, con sẽ giàu có?". Đó là những gì mẹ nói với tôi. "Que sera, sera. Chuyện gì đến sẽ đến. Tương lai không phải của chúng ta để nhìn thấy. Que sera, sera. Chuyện gì đến sẽ đến"..."***
"When I was just a little girl. I asked my mother, "What will I be?" "Will I be pretty, will I be rich?". Here's what she said to me. "Que será, será. Whatever will be, will be. The future's not ours to see. Que será, será. What will be, will be"..."***
Rồi cô bé cũng lớn lên, và trở thành một thiếu nữ xinh đẹp, cùng với những chàng trai ngày nào mà giờ đây đã trưởng thành, tình yêu đã đến với nàng, và điều gì đã đến, những gì mà nàng mong đợi, giờ đây chúng ta đã biết câu trả lời phải không,
"...Khi tôi lớn lên và yêu. Tôi hỏi người tôi yêu những gì nằm phía trước. Chúng ta sẽ có cầu vồng, ngày này qua ngày khác? Đó là những gì người yêu tôi yêu nói. "Que sera, sera. Chuyện gì đến sẽ đến. Tương lai không phải của chúng ta để nhìn thấy. Que sera, sera. Chuyện gì đến sẽ đến"..."***
"...When I grew up and fell in love. I asked my sweetheart what lies ahead. Will we have rainbows, day after day? Here's what my sweetheart said. "Que será, será. Whatever will be, will be. The future's not ours to see. Que será, será. What will be, will be"..."***
Cuộc đời đi qua với tất cả mọi người, sinh ra lớn lên trưởng thành và lập gia đình, với những đứa trẻ và những tiếng cười, chúng lại giống như chúng ta ngày xưa, vẫn những câu hỏi về tương lai,
"...Giờ đây tôi có con cái. Chúng hỏi mẹ của chúng, "Con sẽ là gì?" "Con sẽ đẹp trai, con sẽ giàu có?". Tôi nói với chúng một cách dịu dàng. "Que sera, sera. Chuyện gì đến sẽ đến. Tương lai không phải của chúng ta để nhìn thấy. Que sera, sera. Chuyện gì đến sẽ đến"..."***
"...Now I have children of my own. They ask their mother, "What will I be?" "Will I be handsome, will I be rich?" I tell them tenderly. "Que será, será. Whatever will be, will be. The future's not ours to see. Que será, será. What will be, will be"***
Nếu những bài học lịch sử được học lại, người ta có thể làm khác được hay không, cũng như khi trưởng thành, các chàng trai và các cô gái có nhìn lại mình khi còn bé, cũng như khi trải qua những năm tháng sau này, trong mỗi suy nghĩ, có ai nhìn lại về chặng đường mình đã đi, đã sống và đã trải qua, để có thể giúp cho con cái mọi điều như cha mẹ đã giúp ngày xưa. Nhưng làm sao có thể nói được biết bao điều khi cuộc sống cứ ào ào kéo đến, như những cơn sóng của đại dương, những ngày mưa bão, mưa to gió lớn và cả những lúc trời quang mây tạnh, những ngày nắng đẹp.
Nhạc sĩ Phạm Duy đã viết rất hay hai câu cuối của đoạn điệp khúc,
"...nào ai biết ngày sau
đời ta sẽ về đâu..."***
"Nào ai biết ngày sau, đời ta sẽ về đâu."*** như lời hát tiếng Anh của ca khúc "Que será, será. What will be, will be"*** hay như trong lời ca khúc tiếng Pháp, "Qué será será. Qui vivra, verra"*** (Điều gì đến sẽ đến. Hãy sống và sẽ thấy)
Hãy sống và sẽ thấy, đó là thông điệp mà cuộc đời muốn nhắn gởi đến tất cả mọi người, phải chăng điều hạnh phúc nhất của cuộc sống một con người không phải là những gì có được, mà là thời gian đã sống, thời gian mà chúng ta có được, có được cuộc sống là có được tất cả, dù cuộc đời có thế nào đi nữa, mang đến cho con người tất cả những vui buồn của cuộc sống, những hương vị của cuộc đời, với những ước mơ, niềm tin và hy vọng.
Chỉ là một bài hát nhẹ nhàng, man mác, nhưng những gì mà bài hát mang đến với mọi người lại vô cùng, những cảm xúc không thể ngờ đến vì đó là điều mà mọi người chờ đợi trong mỗi cuộc đời.
Chờ đợi một điều mà ta sẽ không biết, vì điều gì đến sẽ đến, đó mới là cuộc sống phải không, vì khi ta sống hết cuộc đời của ta, ta sẽ biết được điều đó, Que Sera, Sera.
***
HoaDung Cecilia Tran
06/08/2020
 
Chỉnh sửa cuối:

redflame

Xe điện
Biển số
OF-195719
Ngày cấp bằng
26/5/13
Số km
2,392
Động cơ
343,211 Mã lực
Ngày xưa các cụ như cụ Phạm Duy thường dịch lời bài hát sang tiếng Việt cố tìm từ khá sát bản gốc, không như sau này nhiều ông dịch khác hẳn cmn luôn, điển hình là bài Say tình dịch từ L'Italiano của thằng bóng DVH
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,628
Động cơ
511,059 Mã lực
Bản tiếng Việt
Biết ra sao ngày sau
Lời Việt Phạm Duy
______
Ngày em còn thơ lòng vương mộng mơ
thường hay hỏi má em má ơi ngày sau
con sẽ thắm tơ duyên và vui sướng không
rồi nghe má khuyên bảo rằng
Biết ra sao ngày sau
đời luyến lưu vui tươi khổ đau
vì sắc duyên là sông bể dâu
nào ai biết ngày sau
Đời ta sẽ về đâu
Ngày em tròn đôi lòng vương tình yêu
thường hay hỏi khẽ anh hỡi anh ngày sau
ta sẽ mãi bên nhau và vui sướng không
thì anh nắm tay bảo rằng
Biết ra sao ngày sau
mình có nhau hay thêm khổ đau
tình có phai nhạt hay bền lâu
nào ai biết ngày sau
đời ta sẽ về đâu...
*****



Nhạc sĩ Phạm Duy đã viết lời Việt cho bài hát rất hay, Biết ra sao ngày sau, đúng vậy, chỉ tất cả mỗi người khi đã đi qua năm tháng của cuộc đời mới có thể nói rằng ta đã sống một cuộc đời như thế nào, cũng như lời hát trong ca khúc,
"Que sera, sera. Chuyện gì đến sẽ đến"***
"Que será, será. What will be, will be"***
Nhớ lại trong các bài học lịch sử ngày xưa, lịch sử như là sợi dây nối liền chúng ta, hiện tại với quá khứ, chúng ta không biết gì về tương lai, chúng ta chỉ biết những gì chúng ta đang sống và những gì đã xảy ra, và những bài học lịch sử đưa chúng ta trở về những thời kỳ đã qua, như cỗ máy thời gian mà biết bao người mơ ước trong các bộ phim viễn tưởng, trở về quá khứ hay đi vào tương lai.
Vì thế con người luôn muốn biết tương lai của mình sẽ như thế nào, nhưng làm sao biết được, vì thế việc gì đến sẽ đến, đó là ý tưởng khi hai nhạc sĩ Jay Livingston, Raymond B Evans viết ca khúc Whatever Will Be, Will Be (Que Sera, Sera). Từ tiếng Ý Che Sera, Sera (Điều gì đến sẽ đến) hai nhạc sĩ đã đổi lại thành tiếng Tây Ban Nha Que Sera, Sera.
Bài hát như cuộc đời, khi bạn còn bé, là một cô bé xinh đẹp, bạn sẽ muốn gì, như trong những câu chuyện cổ tích mẹ kể hay trong những câu chuyện thần thoại hoàng tử công chúa và bà phù thủy, câu chuyện bạch tuyết và bảy chú lùn, hay nàng công chúa ngủ trong rừng, nàng tiên cá... Và trong ca khúc, mẹ của cô bà đã nói với nàng công chúa nhỏ bé của người, như bao bà mẹ nói với con cái của mình,
"Khi tôi chỉ là một cô bé. Tôi hỏi mẹ tôi: "Con sẽ làm gì?" "Con sẽ xinh đẹp, con sẽ giàu có?". Đó là những gì mẹ nói với tôi. "Que sera, sera. Chuyện gì đến sẽ đến. Tương lai không phải của chúng ta để nhìn thấy. Que sera, sera. Chuyện gì đến sẽ đến"..."***
"When I was just a little girl. I asked my mother, "What will I be?" "Will I be pretty, will I be rich?". Here's what she said to me. "Que será, será. Whatever will be, will be. The future's not ours to see. Que será, será. What will be, will be"..."***
Rồi cô bé cũng lớn lên, và trở thành một thiếu nữ xinh đẹp, cùng với những chàng trai ngày nào mà giờ đây đã trưởng thành, tình yêu đã đến với nàng, và điều gì đã đến, những gì mà nàng mong đợi, giờ đây chúng ta đã biết câu trả lời phải không,
"...Khi tôi lớn lên và yêu. Tôi hỏi người tôi yêu những gì nằm phía trước. Chúng ta sẽ có cầu vồng, ngày này qua ngày khác? Đó là những gì người yêu tôi yêu nói. "Que sera, sera. Chuyện gì đến sẽ đến. Tương lai không phải của chúng ta để nhìn thấy. Que sera, sera. Chuyện gì đến sẽ đến"..."***
"...When I grew up and fell in love. I asked my sweetheart what lies ahead. Will we have rainbows, day after day? Here's what my sweetheart said. "Que será, será. Whatever will be, will be. The future's not ours to see. Que será, será. What will be, will be"..."***
Cuộc đời đi qua với tất cả mọi người, sinh ra lớn lên trưởng thành và lập gia đình, với những đứa trẻ và những tiếng cười, chúng lại giống như chúng ta ngày xưa, vẫn những câu hỏi về tương lai,
"...Giờ đây tôi có con cái. Chúng hỏi mẹ của chúng, "Con sẽ là gì?" "Con sẽ đẹp trai, con sẽ giàu có?". Tôi nói với chúng một cách dịu dàng. "Que sera, sera. Chuyện gì đến sẽ đến. Tương lai không phải của chúng ta để nhìn thấy. Que sera, sera. Chuyện gì đến sẽ đến"..."***
"...Now I have children of my own. They ask their mother, "What will I be?" "Will I be handsome, will I be rich?" I tell them tenderly. "Que será, será. Whatever will be, will be. The future's not ours to see. Que será, será. What will be, will be"***
Nếu những bài học lịch sử được học lại, người ta có thể làm khác được hay không, cũng như khi trưởng thành, các chàng trai và các cô gái có nhìn lại mình khi còn bé, cũng như khi trải qua những năm tháng sau này, trong mỗi suy nghĩ, có ai nhìn lại về chặng đường mình đã đi, đã sống và đã trải qua, để có thể giúp cho con cái mọi điều như cha mẹ đã giúp ngày xưa. Nhưng làm sao có thể nói được biết bao điều khi cuộc sống cứ ào ào kéo đến, như những cơn sóng của đại dương, những ngày mưa bão, mưa to gió lớn và cả những lúc trời quang mây tạnh, những ngày nắng đẹp.
Nhạc sĩ Phạm Duy đã viết rất hay hai câu cuối của đoạn điệp khúc,
"...nào ai biết ngày sau
đời ta sẽ về đâu..."***
"Nào ai biết ngày sau, đời ta sẽ về đâu."*** như lời hát tiếng Anh của ca khúc "Que será, será. What will be, will be"*** hay như trong lời ca khúc tiếng Pháp, "Qué será será. Qui vivra, verra"*** (Điều gì đến sẽ đến. Hãy sống và sẽ thấy)
Hãy sống và sẽ thấy, đó là thông điệp mà cuộc đời muốn nhắn gởi đến tất cả mọi người, phải chăng điều hạnh phúc nhất của cuộc sống một con người không phải là những gì có được, mà là thời gian đã sống, thời gian mà chúng ta có được, có được cuộc sống là có được tất cả, dù cuộc đời có thế nào đi nữa, mang đến cho con người tất cả những vui buồn của cuộc sống, những hương vị của cuộc đời, với những ước mơ, niềm tin và hy vọng.
Chỉ là một bài hát nhẹ nhàng, man mác, nhưng những gì mà bài hát mang đến với mọi người lại vô cùng, những cảm xúc không thể ngờ đến vì đó là điều mà mọi người chờ đợi trong mỗi cuộc đời.
Chờ đợi một điều mà ta sẽ không biết, vì điều gì đến sẽ đến, đó mới là cuộc sống phải không, vì khi ta sống hết cuộc đời của ta, ta sẽ biết được điều đó, Que Sera, Sera.
***
HoaDung Cecilia Tran
06/08/2020
Ca từ rất đơn giản nhưng chứa đựng triết lý sâu sắc...
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,908
Động cơ
326,655 Mã lực
Cụ làm em nhớ hôm tiệc Year End Party đầu tiên ở cơ quan hiện tại. Phòng em phải đóng góp 1 tiết mục văn nghệ, em thì mới vào phòng mấy ngày nhưng là thành viên nữ duy nhất nên bị ép nhận vụ này. Em nhờ cô con gái nhỏ xinh mới học lớp 2 đóng vai My children, một cậu đồng nghiệp lùn đen xấu đóng vai My Sweetheart, ...Lúc hát đến đoạn có My Sweethear xắn quần ống thâp đạp xe đạp lên sân khấu. Ôi giời ơi...! bọn công ty cười nghiêng ngả. Còn cô con gái đi điệu valse rất nhịp nhàng với mẹ....😍
Từ đó em khai quật ra tiềm năng dàn dựng tiết mục văn nghệ của mình cho các năm tiếp sau ...X_X
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,628
Động cơ
511,059 Mã lực
Cụ làm em nhớ hôm tiệc Year End Party đầu tiên ở cơ quan hiện tại. Phòng em phải đóng góp 1 tiết mục văn nghệ, em thì mới vào phòng mấy ngày nhưng là thành viên nữ duy nhất nên bị ép nhận vụ này. Em nhờ cô con gái nhỏ xinh mới học lớp 2 đóng vai My children, một cậu đồng nghiệp lùn đen xấu đóng vai My Sweetheart, ...Lúc hát đến đoạn có My Sweethear xắn quần ống thâp đạp xe đạp lên sân khấu. Ôi giời ơi...! bọn công ty cười nghiêng ngả. Còn cô con gái đi điệu valse rất nhịp nhàng với mẹ....😍
Từ đó em khai quật ra tiềm năng dàn dựng tiết mục văn nghệ của mình cho các năm tiếp sau ...X_X
Hihi...Chọn bài này chuẩn rồi. Mợ hát hay nhép vậy 😊
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,908
Động cơ
326,655 Mã lực
Hihi...Chọn bài này chuẩn rồi. Mợ hát hay nhép vậy 😊
Em hát thật cụ ạ. Bài này hợp giọng nữ trung em xơi ngon.
Bài nào nhảy nhiều híp hốp như No Face, no name, no number thì bọn em phải nhép điệp khúc cụ ạ. BGK nó phát hiện ra ngay, nó bảo hát nhép nhưng nhảy đẹp nên nó không trừ điểm. :)
 

Nga Ngọc Ngà

Xe buýt
Biển số
OF-743623
Ngày cấp bằng
20/9/20
Số km
645
Động cơ
57,298 Mã lực
Chắc nhiều cụ mợ nghe bài hát này rồi, nhưng câu chuyện xung quanh bài hát khá thú vị. Như em.nhận thấy đôi khi người không ưa mình lại giúp thành công và không phải những thứ mình không thích đều không tốt ;))
Que Sera, Sera (Whatever Will Be Will Be) là một trong những bài hát nổi tiếng nhất thế giới, công chúng Việt Nam nhiều thập niên qua gần như đã thuộc làu bản Việt ngữ của nhạc sĩ Phạm Duy -Biết ra sao ngày sau. Nhưng lúc ấy, vào năm 1956, người trong cuộc dường như chẳng thể ngờ bài hát ấy lại có số phận ngọt ngào đến vậy.
Bài hát này đã đổi vận cuộc đời của Doris Day và đưa bà trở thành một trong những giọng ca được yêu thích nhất tại Mỹ.
“Hãy cho cô ấy một bài hát”
Câu ra lệnh này là của Alfred Hitchcock, ông trùm phim kinh dị, một vị đạo diễn hét ra lửa, người lúc ấy đang đạo diễn bộ phim The Man Who Knew Too Much.
Doris Day lúc đó đang là ca sĩ có chút ít tiếng tăm, một “con gà” của hãng đĩa Columbia và ông chủ hãng này đang rất muốn lăng xê Doris Day trong địa hạt điện ảnh. Và thật sự thì cô cũng đã có 2 bộ phim nhận được sự tán dương trước đó.
Nhưng Alfred Hitchcock thì không thích Doris Day. Ông chỉ thích những ai nghe lời ông và phải phục tùng mệnh lệnh của ông trong khi Doris Day khá yểu điệu thục nữ, không phải tuýp người ông cần.
Nhưng để có được Jimmy Stewart, cuối cùng Alfred Hitchcock đồng ý cho Doris Day vào vai nữ chính.
Và thực tế chua chát cũng đã xảy ra. Trong suốt quá trình quay phim, Doris Day luôn rơi vào tâm trạng căng thẳng cực độ khi luôn bị đạo diễn Alfred Hitchcock chê bai và hăm dọa.

Nhạc sĩ Ray Evans (phải) và Jay Livingston​
Nhưng biết Doris Day là một ca sĩ có tiếng, đạo diễn Alfred Hitchcock quyết định đặt hàng một bài hát cho cô hát trong phim để cân bằng.
Vào một **** chiều đẹp trời, nhạc sĩ Jay Livingston nhận được cuộc gọi từ Alfred Hitchcock. Ở đầu dây bên kia, vị đạo diễn nói rằng ông đang rất đau đầu. “Ông ấy bảo chúng tôi rằng ông ấy có Doris Day đang đóng trong phim này, người mà ông không hề muốn thuê. Nhưng chi nhánh MVA đã tạo áp lực rằng nếu ông muốn có Jimmy Stewart thì đồng thời phải nhận cả Doris Day” - nhạc sĩ Livingston kể lại. Và cuối cuộc nói chuyện Alfred Hitchcock “ra lệnh” cho Livingston “Hãy cho cô ấy một bài hát”.
Ray Evans và Jay Livingstonlà cặp sáng tác ca khúc phim rất nổi tiếng ở Mỹ. Trước cuộc gọi của Hitchcock thì bộ đôi này đã có kha khá giải thưởng Oscar dành cho nhạc phim hay nhất. Và đó là lí do và sao Hitchcock muốn dựa vào họ để tìm một hướng đi mới cho Doris Day trong phim.
Đề bài đưa ra cũng đơn giản, “bài hát này sẽ được Doris Day thể hiện trong cảnh phim khi cô ấy hát ru cho cậu con trai của mình. Quan trọng hơn, tựa bài hát nên là tiếng nước ngoài, không nên lấy tựa tiếng Anh vì chồng của Doris Day trong phim là một vị đại sứ và ông ấy đã đi rất nhiều nơi trên thế giới” - Hitchcock yêu cầu.
Đáp lại, cả 2 nhạc sĩ Ray Evans và Jay Livingston nhận lời và hứa sẽ gửi bài sớm.
Điều gì đến, sẽ đến
Cả 2 vị nhạc sĩ đã suy nghĩ rất lâu trước đề bài của Hitchcock. Họ không biết bắt đầu từ tứ nào để khai triển. Bỗng nhạc sĩ Livingston chợt nhớ ra 2 năm trước khi ông xem bộ phim của Italia, The Barefoot Contessa, mà trong đó khẩu hiệu cho gia đình của nhân vật Rossano Brazzi là Che Sera, Sera (Điều gì đến sẽ đến) đã từng làm ông chú ý.
“Đó là một tứ khá hay và tôi quyết định bám vào đó để sáng tác bài hát”, nhạc sĩ Livingston nhớ lại. Bộ đôi Evans và Livingston quyết định lấy luôn khẩu hiệu trong phim này làm tựa đề bài hát, Che Sera, Sera nhưng họ đổi chữ “Che” thành “Que”, có nghĩa là từ tiếng Italia trở thành tiếng Tây Ban Nha mà vẫn giống nhau về mặt ngữ nghĩa. Lí do của sự thay đổi này là ở Mỹ, cộng đồng Latin nói tiếng Tây Ban Nha rất đông.
Khi có tựa đề bài hát thì hai nhạc sĩ bắt đầu sáng tác.
Rất nhanh chóng, bài hát được gửi tới Hitchcock và hãng Paramount. Và cũng gần như ngay lập tức, bài hát được chấp thuận và đạo diễn Hitchcok còn quyết định đưa nó trở thành bài hát chủ đề cho phim.
Nhưng tin vui chưa được bao lâu thì bộ đôi nhạc sĩ tài năng bỗng chưng hửng khi nhân vật chính của bài hát này, Doris Day, lắc đầu quầy quậy và không chịu hát. Cô bảo rằng bài hát này trẻ con quá và cô hoàn toàn không muốn ghi âm. Sự thật thì Doris Day muốn giữ tiếng tăm vì trước đó cô nổi tiếng với những bản tình mùi mẫn chứ chưa bao giờ ca những bài mang tính nhí nhảnh và trong trẻo như thế này.
Que sera sera mang về cho 2 tác giả Ray Evans và Jay Livingston giải thưởng Oscar cho Nhạc phim hay nhất. Trước đó, họ cũng đã 2 lần đoạt giải tương tự với bài hát Mona Lisa (phim Captain Carey) và Buttons and Bows (phim The Paleface).

Hai vị nhạc sĩ bắt đầu nản, đạo diễn Hitchcock cũng thở dài nhưng cuối cùng hãng Paramount ra sức ép thông qua Marty Melcher, người chồng như là quản lý của Doris Day, yêu cầu cô phải hát, nếu không mọi chuyện sẽ thay đổi.
Cuối cùng Doris Day miễn cưỡng vào phòng thu âm và ra điều kiện chỉ hát đúng một lần, còn chất lượng thế nào thì “que sera, sera”. Hát xong, Doris Day nói với 2 nhạc sĩ: “Đây là lần đầu tiên cũng là sau cùng các vị nghe tôi hát bài này”.
Đáp lại, Evans lẫn Livingston thở dài. Họ không biết đứa con tinh thần mà họ đang rất hy vọng sẽ chết yểu ra sao.
Đổi vận
Bộ phim The Man Who Knew Too Much của đạo diễn thiên tài Alfred Hitchcock ra rạp toàn quốc vào ngày 1/6/1956 và thắng lớn ở các phòng vé. Với số vốn 1,2 triệu USD nhưng bộ phim này nhanh chóng thu về 12 triệu USD. Và người được khen nhất trong bộ phim là Doris Day.
Các phóng viên tới tấp hỏi Alfred Hitchcock rằng ông đã làm gì mà Doris Day thay đổi đến vậy. Đáp lại Hitchcock nói rằng: “Đó là bộ phim của cô ấy, không phải tôi”.
Hitchcock nói vậy là vì bộ phim của ông dù đạt doanh thu cao nhưng lại bị phê bình dữ dội từ những nhà phê bình và cả báo giới. Chỉ một điều duy nhất mà bộ phim này gây chú ý chính là bài hát của phim -Que Sera Sera.
Bài hát này nhanh chóng bay ra khỏi bộ phim và trở thành bài hát nổi tiếng nhất năm 1956 khi nó đứng thứ 2 tại Mỹ và đứng quán quân tại Anh. Người thể hiện bài hát, Doris Day, đang từ việc phụng phịu khi bị hát Que Sera Sera, bắt đầu từ đây, xem nó như là tấm bùa hiển linh đưa sự nghiệp của cô lên cao chót vót.
Bài hát cũng giúp cho bộ đôi nhạc sĩ Evans và Livingston một lần nữa dành giải Oscar cho Bài hát trong phim hay nhất.
Và cũng từ đó trở đi, Que Sera, Sera được yêu mến trên toàn thế giới, được chuyển ngữ ra rất nhiều thứ tiếng và cũng trở thành một trong những bài hát làm nên nhiều tên tuổi khác.
Nhưng chưa có ai qua được giọng hát của Doris Day dù, kì lạ thay, cô chỉ cần thu âm đúng một lần.
Bài này em rất thích và đã nghe rất nhiều năm nay, nhưng chưa bao giờ nghe bản t Việt, cũng không có nhu cầu tìm bản t Việt để nghe. Lạ thế.
 

cantona

Xe lăn
Biển số
OF-30704
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
11,224
Động cơ
663,954 Mã lực
Nơi ở
Bên Vừng.
Bài hay thế nhỉ, giờ em mới biết. Giọng bà ấy không ai hay bằng có kẽ do trời phú, có độ vang thính phòng, êm nữa.
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,628
Động cơ
511,059 Mã lực
Bài này em rất thích và đã nghe rất nhiều năm nay, nhưng chưa bao giờ nghe bản t Việt, cũng không có nhu cầu tìm bản t Việt để nghe. Lạ thế.
Em lại biết bài này từ bản tiếng việt trên radio hồi bé. Sau có internet tra mãi mới ra bài gốc :))
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,628
Động cơ
511,059 Mã lực
Bài hay thế nhỉ, giờ em mới biết. Giọng bà ấy không ai hay bằng có kẽ do trời phú, có độ vang thính phòng, êm nữa.
Ca từ đơn giản nhưng triết lý sâu sắc mà không phải ai cũng ngộ ra ;))
 

Bình minh biển

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-757578
Ngày cấp bằng
16/1/21
Số km
7,845
Động cơ
164,930 Mã lực
Chắc nhiều cụ mợ nghe bài hát này rồi, nhưng câu chuyện xung quanh bài hát khá thú vị. Như em.nhận thấy đôi khi người không ưa mình lại giúp thành công và không phải những thứ mình không thích đều không tốt ;))
Que Sera, Sera (Whatever Will Be Will Be) là một trong những bài hát nổi tiếng nhất thế giới, công chúng Việt Nam nhiều thập niên qua gần như đã thuộc làu bản Việt ngữ của nhạc sĩ Phạm Duy -Biết ra sao ngày sau. Nhưng lúc ấy, vào năm 1956, người trong cuộc dường như chẳng thể ngờ bài hát ấy lại có số phận ngọt ngào đến vậy.
Bài hát này đã đổi vận cuộc đời của Doris Day và đưa bà trở thành một trong những giọng ca được yêu thích nhất tại Mỹ.
“Hãy cho cô ấy một bài hát”
Câu ra lệnh này là của Alfred Hitchcock, ông trùm phim kinh dị, một vị đạo diễn hét ra lửa, người lúc ấy đang đạo diễn bộ phim The Man Who Knew Too Much.
Doris Day lúc đó đang là ca sĩ có chút ít tiếng tăm, một “con gà” của hãng đĩa Columbia và ông chủ hãng này đang rất muốn lăng xê Doris Day trong địa hạt điện ảnh. Và thật sự thì cô cũng đã có 2 bộ phim nhận được sự tán dương trước đó.
Nhưng Alfred Hitchcock thì không thích Doris Day. Ông chỉ thích những ai nghe lời ông và phải phục tùng mệnh lệnh của ông trong khi Doris Day khá yểu điệu thục nữ, không phải tuýp người ông cần.
Nhưng để có được Jimmy Stewart, cuối cùng Alfred Hitchcock đồng ý cho Doris Day vào vai nữ chính.
Và thực tế chua chát cũng đã xảy ra. Trong suốt quá trình quay phim, Doris Day luôn rơi vào tâm trạng căng thẳng cực độ khi luôn bị đạo diễn Alfred Hitchcock chê bai và hăm dọa.

Nhạc sĩ Ray Evans (phải) và Jay Livingston​
Nhưng biết Doris Day là một ca sĩ có tiếng, đạo diễn Alfred Hitchcock quyết định đặt hàng một bài hát cho cô hát trong phim để cân bằng.
Vào một **** chiều đẹp trời, nhạc sĩ Jay Livingston nhận được cuộc gọi từ Alfred Hitchcock. Ở đầu dây bên kia, vị đạo diễn nói rằng ông đang rất đau đầu. “Ông ấy bảo chúng tôi rằng ông ấy có Doris Day đang đóng trong phim này, người mà ông không hề muốn thuê. Nhưng chi nhánh MVA đã tạo áp lực rằng nếu ông muốn có Jimmy Stewart thì đồng thời phải nhận cả Doris Day” - nhạc sĩ Livingston kể lại. Và cuối cuộc nói chuyện Alfred Hitchcock “ra lệnh” cho Livingston “Hãy cho cô ấy một bài hát”.
Ray Evans và Jay Livingstonlà cặp sáng tác ca khúc phim rất nổi tiếng ở Mỹ. Trước cuộc gọi của Hitchcock thì bộ đôi này đã có kha khá giải thưởng Oscar dành cho nhạc phim hay nhất. Và đó là lí do và sao Hitchcock muốn dựa vào họ để tìm một hướng đi mới cho Doris Day trong phim.
Đề bài đưa ra cũng đơn giản, “bài hát này sẽ được Doris Day thể hiện trong cảnh phim khi cô ấy hát ru cho cậu con trai của mình. Quan trọng hơn, tựa bài hát nên là tiếng nước ngoài, không nên lấy tựa tiếng Anh vì chồng của Doris Day trong phim là một vị đại sứ và ông ấy đã đi rất nhiều nơi trên thế giới” - Hitchcock yêu cầu.
Đáp lại, cả 2 nhạc sĩ Ray Evans và Jay Livingston nhận lời và hứa sẽ gửi bài sớm.
Điều gì đến, sẽ đến
Cả 2 vị nhạc sĩ đã suy nghĩ rất lâu trước đề bài của Hitchcock. Họ không biết bắt đầu từ tứ nào để khai triển. Bỗng nhạc sĩ Livingston chợt nhớ ra 2 năm trước khi ông xem bộ phim của Italia, The Barefoot Contessa, mà trong đó khẩu hiệu cho gia đình của nhân vật Rossano Brazzi là Che Sera, Sera (Điều gì đến sẽ đến) đã từng làm ông chú ý.
“Đó là một tứ khá hay và tôi quyết định bám vào đó để sáng tác bài hát”, nhạc sĩ Livingston nhớ lại. Bộ đôi Evans và Livingston quyết định lấy luôn khẩu hiệu trong phim này làm tựa đề bài hát, Che Sera, Sera nhưng họ đổi chữ “Che” thành “Que”, có nghĩa là từ tiếng Italia trở thành tiếng Tây Ban Nha mà vẫn giống nhau về mặt ngữ nghĩa. Lí do của sự thay đổi này là ở Mỹ, cộng đồng Latin nói tiếng Tây Ban Nha rất đông.
Khi có tựa đề bài hát thì hai nhạc sĩ bắt đầu sáng tác.
Rất nhanh chóng, bài hát được gửi tới Hitchcock và hãng Paramount. Và cũng gần như ngay lập tức, bài hát được chấp thuận và đạo diễn Hitchcok còn quyết định đưa nó trở thành bài hát chủ đề cho phim.
Nhưng tin vui chưa được bao lâu thì bộ đôi nhạc sĩ tài năng bỗng chưng hửng khi nhân vật chính của bài hát này, Doris Day, lắc đầu quầy quậy và không chịu hát. Cô bảo rằng bài hát này trẻ con quá và cô hoàn toàn không muốn ghi âm. Sự thật thì Doris Day muốn giữ tiếng tăm vì trước đó cô nổi tiếng với những bản tình mùi mẫn chứ chưa bao giờ ca những bài mang tính nhí nhảnh và trong trẻo như thế này.
Que sera sera mang về cho 2 tác giả Ray Evans và Jay Livingston giải thưởng Oscar cho Nhạc phim hay nhất. Trước đó, họ cũng đã 2 lần đoạt giải tương tự với bài hát Mona Lisa (phim Captain Carey) và Buttons and Bows (phim The Paleface).

Hai vị nhạc sĩ bắt đầu nản, đạo diễn Hitchcock cũng thở dài nhưng cuối cùng hãng Paramount ra sức ép thông qua Marty Melcher, người chồng như là quản lý của Doris Day, yêu cầu cô phải hát, nếu không mọi chuyện sẽ thay đổi.
Cuối cùng Doris Day miễn cưỡng vào phòng thu âm và ra điều kiện chỉ hát đúng một lần, còn chất lượng thế nào thì “que sera, sera”. Hát xong, Doris Day nói với 2 nhạc sĩ: “Đây là lần đầu tiên cũng là sau cùng các vị nghe tôi hát bài này”.
Đáp lại, Evans lẫn Livingston thở dài. Họ không biết đứa con tinh thần mà họ đang rất hy vọng sẽ chết yểu ra sao.
Đổi vận
Bộ phim The Man Who Knew Too Much của đạo diễn thiên tài Alfred Hitchcock ra rạp toàn quốc vào ngày 1/6/1956 và thắng lớn ở các phòng vé. Với số vốn 1,2 triệu USD nhưng bộ phim này nhanh chóng thu về 12 triệu USD. Và người được khen nhất trong bộ phim là Doris Day.
Các phóng viên tới tấp hỏi Alfred Hitchcock rằng ông đã làm gì mà Doris Day thay đổi đến vậy. Đáp lại Hitchcock nói rằng: “Đó là bộ phim của cô ấy, không phải tôi”.
Hitchcock nói vậy là vì bộ phim của ông dù đạt doanh thu cao nhưng lại bị phê bình dữ dội từ những nhà phê bình và cả báo giới. Chỉ một điều duy nhất mà bộ phim này gây chú ý chính là bài hát của phim -Que Sera Sera.
Bài hát này nhanh chóng bay ra khỏi bộ phim và trở thành bài hát nổi tiếng nhất năm 1956 khi nó đứng thứ 2 tại Mỹ và đứng quán quân tại Anh. Người thể hiện bài hát, Doris Day, đang từ việc phụng phịu khi bị hát Que Sera Sera, bắt đầu từ đây, xem nó như là tấm bùa hiển linh đưa sự nghiệp của cô lên cao chót vót.
Bài hát cũng giúp cho bộ đôi nhạc sĩ Evans và Livingston một lần nữa dành giải Oscar cho Bài hát trong phim hay nhất.
Và cũng từ đó trở đi, Que Sera, Sera được yêu mến trên toàn thế giới, được chuyển ngữ ra rất nhiều thứ tiếng và cũng trở thành một trong những bài hát làm nên nhiều tên tuổi khác.
Nhưng chưa có ai qua được giọng hát của Doris Day dù, kì lạ thay, cô chỉ cần thu âm đúng một lần.
Bài này về phần ca từ, cá nhân em đánh giá, là nhỉnh hơn "bản tình ca vườn ổi" của bạn Lệ Rơi ạ :(
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top