- Biển số
- OF-13289
- Ngày cấp bằng
- 19/2/08
- Số km
- 3,411
- Động cơ
- 544,574 Mã lực
- Tuổi
- 52
- Nơi ở
- Bên 2 công chúa nhỏ
Sáng thứ tư tuần này, em đưa con gái lần đầu tiên đến trường đây, hồi hộp quá.(l)
Cụ là mợ ợ? Iem là iem chịu không đẻ được, toàn phải nhờ gấu thôiCông nhận, đẻ đứa con gái cảm giác khác hẳn các cụ nhể. Rất khác so với con trai.
Khó j nhỉ? Nói khó thì cứ nuôi con là khó rùi, không cứ j con nào, gái hay trai đều có những điểm riêng.Các cụ cứ khen con gái làm e lại thèm, mà hình như nuôi con gái khó hơn nuôi con trai thì phải :^)
Em sinh rồi hả , phán như đúng rồi nhểKhó j nhỉ? Nói khó thì cứ nuôi con là khó rùi, không cứ j con nào, gái hay trai đều có những điểm riêng.
Anh sinh 1 cô con gái đi! Đảm bảo chỉ có thích giở nhên (k)
Anh nài, thế anh có công nhựn là đúng không?Em sinh rồi hả , phán như đúng rồi nhể
Xem 2 cái clip kia em thấy cũng bình thường (em chưa có vợ con gì), đọc xong cái này nhất là đoạn cuối thì thật sự thấy cay cay khóe mắt:'(Tâm sự của cô gái có bố là một nghệ sĩ từng nghiện ngập
“Từ người nổi tiếng bố trở nên bệ rạc vì nợ tiền bạn bè để thỏa mãn những cơn nghiện. Năm tôi 14 tuổi, bố mẹ bỏ nhau. Năm tôi 19 tuổi, bố tôi vào trại cai nghiện...”, cô gái trẻ Kim Chi tâm sự về bố mình - nghệ sĩ Hồng Sơn.
Có thể nói nghệ sĩ Hồng Sơn đã “sinh ra lần thứ hai” trên cõi đời này. Điều kỳ diệu đó còn ít người biết, đó là nhờ đôi bàn tay bé bỏng và tình yêu phụ tử của cô con gái Kim Chi.
Và dưới đây là những dòng tâm sự của Kim Chi về bố:
Năm 1996, bố tôi trở thành người trắng tay, tất cả tài sản ông đều bán đi để thoả mãn những cơn nghiện. Từ một nghệ sĩ có tiếng, đa tài và đa tình, ông trở thành người bệ rạc vì nợ tiền bạn bè. Nhiều người không muốn tiếp xúc với một kẻ nghiện ngập. Năm ấy tôi 14 tuổi, bố mẹ bỏ nhau. Giữa họ tuyệt không có cãi nhau. Mẹ tôi đau khổ, bà nghiến răng chịu đựng, trong lòng vẫn yêu bố tôi vô cùng. Nhìn bố lên cơn vật vã, tôi thương ông lắm. Tôi còn chưa hiểu hết ma tuý là gì nhưng căm ghét nó, vì nó mà bố tôi ra nông nỗi này. Tôi lớn dần lên và bỗng nhiên thấy choáng bởi mình không được bố chăm sóc. Tôi vừa thương lại vừa giận bố.
Những đêm dài thao thức, tôi nghĩ phải cứu bố. Tôi đã hỏi nhiều người và quyết định viết đơn xin cho bố đi cai nghiện, việc này có sự ủng hộ ngầm của ông nội và mẹ tôi. Có lúc hai bố con cùng ôm nhau khóc. Có lẽ bố tôi đã tỉnh ngộ và chấp nhận lời yêu cầu của tôi, sau lần ông tự tử không thành.
Năm ấy tôi 19 tuổi, học năm thứ 2 Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội. Hàng tháng tôi lên trại cai nghiện thăm bố, và tôi thuyết phục được bố quyết tâm trở lại với đời. Bố tôi cảm động lắm.
Ông đã thề không thể ngã ngựa vì ma tuý, đó là cái chết hèn. Tôi mừng lắm, hy vọng bố sẽ vượt qua. Hết một năm cai nghiện, nhẽ ra bố được về, nhưng tôi bàn với mẹ làm đơn xin cho bố ở lại trại thêm 1 năm nữa. Bố đã giận tôi vì điều này. Bố tôi trở về sau 2 năm cai nghiện, không một đồng xu trong túi, không chốn nương thân.
Tôi thuê cho bố một căn nhà cấp 4 bên sông Hồng và yêu cầu ông không được đi khỏi nhà khi không có tôi đi kèm. Tôi sợ bọn nghiện mang ma tuý đến dụ bố tôi lần nữa. Không hiểu sao lúc đó tôi lại có can đảm như vậy.
Tôi mua mì tôm cho bố ăn sáng. Buổi trưa, từ trường đại học tôi đạp xe về nấu cơm cho bố. Buổi chiều cũng vậy, nhân tiện giám sát mọi hoạt động của ông. Tôi còn nhờ mấy người hàng xóm theo dõi bố tôi rất chặt.
Tháng tư này tôi sẽ lấy chồng, nếu bố chưa khoẻ hẳn thì sẽ lùi đám cưới đến cuối năm.
Cưới khi nào không quan trọng, hạnh phúc của tôi không thể không có bố chứng kiến...
Tôi thống nhất với mẹ, không cho bố cầm tiền, cũng không mua nhiều đồ ăn để trong nhà, ăn uống đến đâu mua đến đó. Một năm ròng, mỗi ngày 2 lần đạp xe sang sông chăm bố, tôi mệt bã người, có lúc muốn quỵ xuống, nhiều khi phải thức đến gần sáng học bài.
Mẹ tôi quyết định đi bước nữa, tôi như kẻ mất hồn. Bố thương tôi lắm. Ông ân hận vì những gì đã xảy ra, rồi quyết tâm đứng dậy. Những lần đến với bố tôi vừa nấu cơm vừa khẽ hát những bài về Hà Nội. Tôi làm tất cả những gì có thể cho bố vui. Có lần tôi bảo bố đi lấy vợ cho đỡ cô đơn nhưng bố tôi bảo vẫn còn yêu mẹ nên không thể yêu ai khác được.
Sau một năm bị con gái “quản thúc” ở bờ sông Hồng, bố tôi đã bình phục hoàn toàn, có đủ bản lĩnh vượt qua mọi cám dỗ, lúc đó tôi mới thuê cho ông một căn nhà khác ở chỗ đông dân cư. Bố tôi đã trở lại cuộc sống đời thường, được nhiều đạo diễn mời đóng phim, có thu nhập, tự trang trải cuộc sống được rồi.
Thế rồi tai nạn giao thông ập xuống, bố tôi chẳng may chút nào. Tôi và mẹ hết lòng chăm sóc bố, bạn bè của ông đến thăm rất nhiều. Mọi sự rồi sẽ qua. Bố tôi hồi phục nhanh lắm, ông yên tâm vì có tôi bên cạnh.
Tháng tư này tôi sẽ lấy chồng, nếu bố chưa khoẻ hẳn thì sẽ lùi đám cưới đến cuối năm. Cưới khi nào không quan trọng, hạnh phúc của tôi không thể không có bố chứng kiến. Bố và mẹ là tất cả ở trong tôi.