- Biển số
- OF-44950
- Ngày cấp bằng
- 29/8/09
- Số km
- 11,965
- Động cơ
- 536,693 Mã lực
VN chậm giúp công dân ở Nhật Bản
Động đất ở Sendai thuộc Miyagi gây xáo trộn cuộc sống của người dân
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật bị chỉ trích đã chậm trễ trong việc trợ giúp công dân Việt Nam ở các vùng bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần trong lúc quan chức ngoại giao các nước hoạt động tích cực giúp công dân nước họ.
Đại diện của một nhóm 50 lưu học sinh tại Đại học Tohoku ở Sendai thuộc tỉnh Miyagi nói với BBC "Đại sứ quán Việt Nam không có phương án giúp đỡ nào cả."
Đại diện này nói:
"Tôi cũng có thúc giục sứ quán là cần có những kế hoạch phòng trường hợp khẩn cấp xảy ra chứ không thể ngồi chờ được.
"Nhưng sứ quán nói họ không có kế hoạch gì cả.
"Gần như mọi người ở đây đều thất vọng và không trông chờ gì vào đại sứ quán nữa."
Các sinh viên ở Sendai cũng nói họ đã liên hệ được với nhau và đã qua cơn "khủng hoảng" sau khi bị choáng bởi ảnh hưởng của động đất và sóng thần.
Hội Sinh viên Việt Nam trong lúc đó cũng chủ động Bấm cập nhật thông tin mà họ có được.
Trên mạng facebook cũng có Bấm trang tìm kiếm thông tin người thân ở Nhật Bản bằng tiếng Việt nhưng không có nhiều thông tin.
Ngoài giờ làm việc
Trang Bấm web của Đại sứ quán Việt Nam hiện không có đường dây nóng để công dân liên hệ.
Số điện thoại mà họ cung cấp - 0081 33 466 3311 - cùng hai số điện thoại của ban quản lý lao động cũng như bộ phận quản lý lưu học sinh đều không có ai trực máy khi BBC liên hệ.
Thay vào đó một lời nhắn ghi sẵn bằng tiếng Nhật, tiếng Việt và tiếng Anh nói giờ làm việc của Đại sứ quán là 9-12h sáng và 2-5h chiều mỗi ngày.
Philippines đã cố gắng để tìm các công dân và trợ giúp những người cần về nước
Tin về động đất ở Nhật trên trang của Đại sứ quán chỉ nằm thứ nhì, kẹt giữa tin về ngày lễ của "Hội hữu nghị Việt Nam - Slovakia" và tin bầu cử Quốc hội trong nước, chưa kể tới lời chào dài nằm ở phần trên cùng.
Trong khi đó trang web của đại sứ quán một nước ASEAN khác, Philippines, có tới ba đường dây nóng hoạt động 24/24, một danh sách những người đại sứ quán chưa liên hệ được và các tin tức cập nhật về tình hình ở Nhật Bản.
Trang Bấm web của Sứ quán Philippines cũng chạy cả bốn tin chính trên trang của họ đều tập trung vào các chủ đề hữu ích và khẩn thiết.
Đó là Tin Khẩn (Urgent), yêu cầu công dân họ liên lạc ngay với Sứ quán để thông báo về tình trạng của mình; tin về công cuộc cứu trợ; dịch vụ lãnh sự hạn chế do thiên tai; và tin mới nhất về an toàn hạt nhân gửi tới cộng đồng người Philippines ở Nhật Bản.
Tin trên trang web cũng nói đại sứ quán Philippines đã cử một nhóm tới Sendai, chính vùng mà sinh viên Việt Nam đang kêu gọi đại sứ quán Việt Nam có phương án trợ giúp.
Mạng xã hội
Các nước phương Tây trong đó có Hoa Kỳ, Anh đã đưa ra đường dây nóng ngay từ ngày đầu tiên xảy ra thảm họa.
Họ cũng tìm cách liên hệ với công dân qua các trang mạng xã hội như Twitter và Facebook trong lúc mạng điện thoại di động gặp trục trặc nhưng internet vẫn hoạt động.
Kể từ khi xảy ra vụ động đất và sóng thần tại Nhật, Đại sứ Anh, David Warren xuất hiện ban đầu từ Tokyo, sau đó từ miền Bắc Nhật Bản, gần nơi thiên tai, để thông báo cho các đài truyền hình Anh Quốc về số người Anh gặp nạn và các biện pháp cứu trợ.
Hôm nay, 14/03, các nhà ngoại giao Pháp đã tổ chức rút dân Pháp khỏi Tokyo trong tình trạng nhiều khu vực của thành phố này không có điện và nước.
Tin mới nhất cho hay BBC ra lệnh rút một số phóng viên khỏi Sendai và các thành phố miền Bắc Nhật vì lý do thiếu xăng cho xe chạy và việc làm tin trở nên khó khăn do thiếu điện nước.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật bị chỉ trích đã chậm trễ trong việc trợ giúp công dân Việt Nam ở các vùng bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần trong lúc quan chức ngoại giao các nước hoạt động tích cực giúp công dân nước họ.
Đại diện của một nhóm 50 lưu học sinh tại Đại học Tohoku ở Sendai thuộc tỉnh Miyagi nói với BBC "Đại sứ quán Việt Nam không có phương án giúp đỡ nào cả."
Đại diện này nói:
"Tôi cũng có thúc giục sứ quán là cần có những kế hoạch phòng trường hợp khẩn cấp xảy ra chứ không thể ngồi chờ được.
"Nhưng sứ quán nói họ không có kế hoạch gì cả.
Gần như mọi người ở đây đều thất vọng và không trông chờ gì vào đại sứ quán nữa.
Một sinh viên Việt Nam ở Sendai
"Gần như mọi người ở đây đều thất vọng và không trông chờ gì vào đại sứ quán nữa."
Các sinh viên ở Sendai cũng nói họ đã liên hệ được với nhau và đã qua cơn "khủng hoảng" sau khi bị choáng bởi ảnh hưởng của động đất và sóng thần.
Hội Sinh viên Việt Nam trong lúc đó cũng chủ động Bấm cập nhật thông tin mà họ có được.
Trên mạng facebook cũng có Bấm trang tìm kiếm thông tin người thân ở Nhật Bản bằng tiếng Việt nhưng không có nhiều thông tin.
Ngoài giờ làm việc
Trang Bấm web của Đại sứ quán Việt Nam hiện không có đường dây nóng để công dân liên hệ.
Số điện thoại mà họ cung cấp - 0081 33 466 3311 - cùng hai số điện thoại của ban quản lý lao động cũng như bộ phận quản lý lưu học sinh đều không có ai trực máy khi BBC liên hệ.
Thay vào đó một lời nhắn ghi sẵn bằng tiếng Nhật, tiếng Việt và tiếng Anh nói giờ làm việc của Đại sứ quán là 9-12h sáng và 2-5h chiều mỗi ngày.
Tin về động đất ở Nhật trên trang của Đại sứ quán chỉ nằm thứ nhì, kẹt giữa tin về ngày lễ của "Hội hữu nghị Việt Nam - Slovakia" và tin bầu cử Quốc hội trong nước, chưa kể tới lời chào dài nằm ở phần trên cùng.
Trong khi đó trang web của đại sứ quán một nước ASEAN khác, Philippines, có tới ba đường dây nóng hoạt động 24/24, một danh sách những người đại sứ quán chưa liên hệ được và các tin tức cập nhật về tình hình ở Nhật Bản.
Trang Bấm web của Sứ quán Philippines cũng chạy cả bốn tin chính trên trang của họ đều tập trung vào các chủ đề hữu ích và khẩn thiết.
Đó là Tin Khẩn (Urgent), yêu cầu công dân họ liên lạc ngay với Sứ quán để thông báo về tình trạng của mình; tin về công cuộc cứu trợ; dịch vụ lãnh sự hạn chế do thiên tai; và tin mới nhất về an toàn hạt nhân gửi tới cộng đồng người Philippines ở Nhật Bản.
Tin trên trang web cũng nói đại sứ quán Philippines đã cử một nhóm tới Sendai, chính vùng mà sinh viên Việt Nam đang kêu gọi đại sứ quán Việt Nam có phương án trợ giúp.
Mạng xã hội
Các nước phương Tây trong đó có Hoa Kỳ, Anh đã đưa ra đường dây nóng ngay từ ngày đầu tiên xảy ra thảm họa.
Họ cũng tìm cách liên hệ với công dân qua các trang mạng xã hội như Twitter và Facebook trong lúc mạng điện thoại di động gặp trục trặc nhưng internet vẫn hoạt động.
Kể từ khi xảy ra vụ động đất và sóng thần tại Nhật, Đại sứ Anh, David Warren xuất hiện ban đầu từ Tokyo, sau đó từ miền Bắc Nhật Bản, gần nơi thiên tai, để thông báo cho các đài truyền hình Anh Quốc về số người Anh gặp nạn và các biện pháp cứu trợ.
Hôm nay, 14/03, các nhà ngoại giao Pháp đã tổ chức rút dân Pháp khỏi Tokyo trong tình trạng nhiều khu vực của thành phố này không có điện và nước.
Tin mới nhất cho hay BBC ra lệnh rút một số phóng viên khỏi Sendai và các thành phố miền Bắc Nhật vì lý do thiếu xăng cho xe chạy và việc làm tin trở nên khó khăn do thiếu điện nước.