Tôi có vài ý chia sẻ với cụ như này :
Làm ăn chung có tốt ko ? Tốt chứ, thậm chí rất tốt, nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau :
Thứ nhất : tư cách đạo đức cơ bản của đối tác làm ăn chung phải Tốt, phải là người đàng hoàng, chân thành, thẳng thắn, biết điều, ko tư lợi, có tinh thần và ý chí xây dựng công việc chung, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm ...
nếu nguyên tắc này ko đảm bảo, thì đối tác ko đảm bảo tiêu chuẩn cơ bản để hợp tác, nên dẹp ý tưởng làm ăn chung.
nếu thoả mãn điều này, thì xét tiếp các điều khác dưới đây :
Thứ hai : có năng lực về chuyên môn nhất định, hoặc năng lực về tài chính, hoặc cả hai, là những điều mà mình còn thiếu, hoặc còn yếu. Tức là họ có Giá trị đối với công việc làm ăn chung. Nói gì thì nói, làm ăn chung ko phải là nuôi báo cô, nếu họ ko đảm bảo tiêu chuẩn thứ 2 này, cũng nên từ chối hợp tác.
Thứ ba : phải đề ra được nguyên tắc làm ăn chung, nếu đầu tư lớn thì phải xây dựng được thành văn bản. Các bên ko được tự ý phá bỏ nguyên tắc, ko đuoc tuỳ hứng xử lý theo ý riêng. Sau khi thống nhất được quan điểm này, thì cứ thế tiến hành, đúng theo tinh thần “mất lòng trước, được lòng sau” . Khi triển khai thực tế, cần điều chỉnh gì thêm cho phù hợp với hoàn cảnh thì các bên ngồi lại bàn tiếp.
Thứ tư : phải đưa ra được 1 người chịu trách nhiệm chính, đứng mũi chịu sào, có tiếng nói, tiếng quyết và có tinh thần chịu trâch nhiệm trước tập thể.
người này sẽ nhận trách nhiệm điều hành công việc chung. Tránh trường hợp làm ăn chung mà các ông các bà đều có tiếng nói ngang nhau, rất khó để đưa ra quyết định cho những việc hệ trọng khi cần thiết. Các thành viên làm chung chỉ có thể biểu quyết, đưa ra ý kiến, nhưng việc chốt lại cách làm duy nhất thì chỉ do 1 người quyết định mà thôi.
Đây là 4nguyên tắc cơ bản để làm ăn chung, dưới góc nhìn của tôi. Đương nhiên còn nhiều tiểu tiết nữa, nhưng trình bày thì sẽ rất dài, nên tôi tóm gọn lại vài ý ban đầu như vậy thôi.
các cụ cũng thấy là : làm ăn chung với bạn thân có được ko ? Được chứ, rất tốt. Nhưng là bạn thân hay là người bạn mới quen cũng phải đảm bảo tuân thỉ các nguyên tắc kể trên.
Nếu ko, sẽ xảy ra tình trạng là : ko làm chung thì còn bạn, làm chung thì vừa mất bạn, vừa mất cả tiền, vừa mất đủ thứ thời gian, công sức...
Bởi vì các cụ sẽ thấy, bạn thân và bạn làm ăn thành công, là những người hoàn toàn khác nhau.
Có rất nhiều người chỉ chơi được với nhau, chứ KHÔNG BAO GIỜ làm ăn được với nhau đâu nhé.
Còn đa phần những người làm ăn chung được với nhau mà thành công, thì lại chơi được với nhau rất thân, dù ban đầu họ chỉ đơn thuần là những người mới quen.
Cách chọn đối tác làm ăn chung, thì tuỳ vào quy mô, tuỳ vốn đầu tư, về cơ bản cũng giống như khi ta Cổ phần với nhau, xây dựng một doanh nghiệp ra đời.
Làm ăn chung, đúng như tên gọi của nó, là sự tập hợp được sức mạnh, ưu điểm, nguồn lực của mỗi cá nhân, để thành 1 tập thể cường tráng. Nhưng cũng chính vì sức mạnh này, nếu ko tổ chức đúng nguyên tắc, bài bản, và được vận hành đúng hướng, thì sẽ nhanh chóng tự tan rã mà thôi.
Chúc các cụ may mắn !