Chuyện về hưu ở Mỹ đây các cụ....
Hầu hết các cụ mợ dành cả cuộc đời để làm việc, tiết kiệm tiền bạc để dành cho ngày về hưu. Thế nhưng khi ngày ấy đến, khi chúng ta ngưng làm việc và chuyển sang cuộc sống chỉ chi tiêu thì ai cũng lo sợ về khả năng bị hết tiền. Điều lo sợ này đặc biệt đúng, vì cứ ngồi ăn tiêu mà không làm thì đến núi cũng lỡ.
Nhưng thực tế là các cụ mợ chỉ có một lần nghỉ hưu trong đời, và các cụ mợ xứng đáng tận hưởng nó — đặc biệt là nếu các cụ mợ đã làm đúng mọi thứ.
Em nghĩ khi về hưu, em sẽ không sống tằn tiện vì không ai có thể mang theo tiền vào cõi chết, nhưng cũng không thể để bản thân mình rơi vào hoàn cảnh phá sản túng bấn trước khi chết. Vì vậy cần phải có sự tính toán kỹ lưỡng việc tiêu xài sau khi về hưu.
Một nguyên tắc chung là các cụ mợ có thể rút 4% từ tài khoản của mình trong năm đầu tiên và sau đó điều chỉnh theo lạm phát mỗi năm. Nguyên tắc 4% này được cho là đảm bảo tiền của các cụ mợ sẽ tồn tại trong ít nhất ba mươi năm. Mặc dù có thể áp dụng tỷ lệ rút tiền khác nhau, nhưng 4% là con số tốt để bắt đầu nếu như các cụ mợ không chắc chắn chính xác số tiền mình muốn rút.
Giả sử em có 1 triệu đô la tiền tiết kiệm, có mức lợi nhuận hàng năm là 4%, em có thể rút 40.000 đô la mỗi năm và cộng vào đó là lương hưu hàng tháng để sinh hoạt. Số tiền gốc 1 triệu vẫn tồn tại trong tài khoản. Những chi phí phát sinh đột xuất như đi du lịch nước ngoài, sắm sửa xe cộ, sửa chữa nhà cửa, giúp đỡ con cái thì em có thể rút ra từ số tiền 1 triệu này.
Sau khi đã thiết lập, cân đối tài chính bằng phép tính này, em sẽ thoải mái cho phép mình chi tiêu tới giới hạn mà bài toán cho phép.
Em không tính chi phí y tế vào vì sau 65 tuổi, mọi chi phí y tế hầu như là miễn phí hoặc có phí nhưng không đáng kể.