Tìm hiểu kỹ hơn thì bản chất nó là "Thay vào đó áp phần mềm kiểm soát lượng bán ra kết nối với Thuế là đc."
Và được gọi là hóa đơn điện tử.
Cái hóa đơn này không cần in ra. Ai muốn lấy thì bảo cây xăng họ in cho thôi. Còn mỗi lần bấm vòi bao nhiêu thì đó gọi là 1 cái hóa đơn cho bên thuế.
Làm thế nghĩa là thuế nắm được con số bán ra qua vòi. Và có số liệu để so với số lượng mua vào.
Như thế sẽ tránh được tình trạng mua vào có hóa đơn 1 tấn, bán ra qua vòi 3 tấn, nhưng vì "cuối ngày/tuần/tháng xuất một cái hóa đơn to" nên cái hóa đơn to ấy rất phù hợp với cái hóa đơn đầu vào 1 tấn ạ.
Nghĩa là cây xăng không mua lậu, bán lậu được nữa.
Về chi phí thì cần bổ sung phần mềm (vì đa số phần cứng đều tương thích) để kết nối cái dữ liệu mỗi lần bơm vào phần mền hóa đơn và kết nối vào hệ thống tính thuế. Và chi phí duy trì kết nối/tính toán cho mỗi lần bấm vòi ấy nó vào khoảng 50 đồng/lần (không phụ thuộc vào khối lượng bơm của lần ấy, nghĩa là mua 1 lần nửa lít hay nửa tấn thì chi phí cho cái hóa đơn ấy đều là khoảng 50 đồng)
các doanh nghiệp đang kêu các khó khăn là chi phí mua cây mới, chi phí phần mềm, chi phí duy trì..... đến cả tỷ, trong đó thay cây đến cả 300-500 triệu. Nhưng thực tế HẦU HẾT, chỉ còn rất rất ít cây ở vùng xa xôi lắm mới không tương thích nên việc bắt buộc phải thay là không chính xác.
Một số thông tin mỗi hóa đơn mất 300 đồng cũng không chính xác.
Việc phải tác động vào cây đã được niêm phong là sai cũng không được thuyết phục lắm, vì việc tác động đó là có lý do chính đáng, tác động xong cần thì niêm phong lại như là sau 1 lần bảo dưỡng thôi.
Lý do chính có nhẽ là nếu xong hóa đơn điện tử thì đầu vào và đầu ra khó khớp nhau nếu vẫn làm ăn như cũ.