- Biển số
- OF-4349
- Ngày cấp bằng
- 21/4/07
- Số km
- 7,958
- Động cơ
- 626,357 Mã lực
Có nhiều kụ mợ đang nhầm lẫn 2 cây này nên search mạng bị sai thông tin cần tìm.
Cây Chó đẻ (tức cây Cỏ lào) đây:
nghiên cứu liên quan đến nó đây:
Còn đây là cây CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA (Diệp hạ châu)
Nghiên cứu liên quan đến nó đây:
Cây Chó đẻ (tức cây Cỏ lào) đây:
nghiên cứu liên quan đến nó đây:
Cỏ Lào là một loại cây nhỏ mọc thành bụi, thân hình trụ thẳng cao tới hơn 2 mét, có nhiều cành. Lá mọc đối, lúc non hình tam giác, dài 5 - 10cm, rộng 3 - 6cm; khi cây trưởng thành, lá biến dạng thành hình quả trám lệch. Đầu lá nhọn, mép có răng cưa thưa, có lông thưa và ngắn ở cả hai mặt lá và ngọn cành. Vò lá và cành non có mùi thơm hắc. Cụm hoa đầu, hình trụ dài 9 - 11mm, đường kính 5 - 6mm. Lúc mới nở, hoa màu xanh tím nhạt, sau trắng. Quả bé, nhỏ dài, đầu có túm lông nên có thể phát tán đi rất xa nhờ gió. Mùa hoa tháng 11 - 12 dương lịch.
Ở Việt Nam, Cỏ Lào phân bố nhiều nhất ở trung du, miền núi thấp, ngay ở ngoại thành Hà Nội cũng thấy những bụi lớn cỏ Lào mọc ven đường. Cây có thể sinh sản vô tính rất mạnh. Ngọn non, cành già bẻ trụi lá, cắm xuống đất chỉ một tuần sau là mọc rễ trắng. Chặt cây sát gốc càng đâm chồi mạnh. Mãi đến năm 1935 các nhà thực vật học mới ghi nhận cây Cỏ Lào ở Việt Nam. Vì vậy nó có tên là Cỏ Nhật, Cỏ Việt Minh, Cây Cộng sản. Các nhà khoa học nông nghiệp thấy nông dân hái ngọn và lá Cỏ Lào làm phân xanh nên nghiên cứu thành phần hoá học thấy giàu đạm, lân, kali. Lá và ngọn non cỏ Lào chứa: Đạm 2,65%, Kali (K2O) 2,48%, Lân (P2O5) 0,5%, tanin, ancaloid, tinh dầu.
Năm 1976, Viện Nghiên cứu Y học quân sự công bố kết quả nghiên cứu: Tác dụng chống viêm, tác dụng kháng khuẩn, liều độc của Cỏ Lào. Tác dụng chống viêm: Lá, thân, rễ Cỏ Lào đều có tác dụng, nhưng lá mạnh hơn cả. Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Cỏ Lào có tác dụng ức chế vi khuẩn gây mủ trên vết thương và ức chế trực khuẩn lỵ Shigella.
Liều độc LD 50 trên chuột nhắt: Thân 160g/kg thể trọng. Lá 135g/kg thể trọng. Rễ 120g/kg thể trọng.
* Năm 1983 chúng tôi đã nghiên cứu xác định:
Hiệu lực kháng khuẩn của Cỏ Lào theo tháng và theo tuổi. Ngọn non và lá bánh tẻ thu hái trong các tháng đều có hiệu lực như nhau. Ngọn có nụ hiệu lực kháng khuẩn kém (điều này khác với các dược liệu khác, khi có nụ là lúc hoạt chất cao nhất).
So sánh giữa dược liệu tươi, khô và các dung môi chiết suất khác nhau thấy: Dược liệu tươi chiết bằng nước nóng 80oC ít tạp chất và có hiệu lực kháng khuẩn cao nhất, so với dược liệu khô và dung môi cồn. Cao đặc và cao khô (chiết từ dược liệu tươi bằng nước nóng 80oC) bảo quản được lâu (sau 1 năm không mốc) và giữ nguyên hiệu lực kháng khuẩn. Cao khô Cỏ Lào hút nước mạnh hơn cao khô dược liệu khác.
Chúng tôi thấy rằng sử dụng Cỏ Lào làm nguyên liệu sản xuất thuốc kháng viêm, kháng khuẩn thực vật, bổ sung cho các thuốc kháng khuẩn chế từ vi sinh vật đang bị kháng thuốc là một hướng mới cần được chú ý.
DS. Trần Xuân Thuyết_CTQ số 20
CÂY CỎ LÀO CÓ THỂ CHỮA BỆNH NAN Y
Dịch chiết từ lá cây cỏ lào, ở những nồng độ nhất định có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của tế bào gốc dây cuống rốn. Đây sẽ là cơ sở để tiến hành nghiên cứu các chế phẩm điều trị bệnh nan y.
Th.S Mai Mạnh Tuấn, Khoa Nghiên cứu Đông y Thực nghiệm bệnh, Viện Y học Cổ truyền T.Ư cho biết. Ví dụ như điều trị vết loét do biến chứng ở bệnh nhân *** tháo đường. Thông thường, những bệnh nhân này phải mang thương tật suốt đời hoặc phải cắt bỏ chi trở thành tàn phế.
Để điều trị, bác sĩ dùng tiêm một ít tế bào vào dưới vùng thương tổn để hỗ trợ các tế bào khu vực đó. Sau đó, trộn một ít hỗn hợp gel - tế bào gốc bôi lên bề mặt vết thương.
Chỉ sau 3 tháng điều trị, mỗi tuần ghép tế bào 2 lần, vết loét của bệnh nhân có thể liền hẳn. Ngoài ra, ghép tế bào gốc còn được ứng dụng trong điều trị ung thư, ghép giác mạc và phẫu thuật thẩm mỹ.
Tuy nhiên, theo Th.S Mai Mạnh Tuấn, hiện nay, việc nuôi cấy tế bào gốc còn đang gặp nhiều khó khăn, trong khi đó, nhu cầu điều trị lại rất lớn.
Theo kinh nghiệm dân gian cổ truyền, cỏ lào được dùng để điều trị nhiều căn bệnh như: Lỵ cấp tính, viêm đại tràng, ghẻ lở, cầm máu, chống viêm, chữa liền vết thương…
Nghiên cứu trên bệnh nhân bỏng cho thấy, dịch chiết từ lá cây cỏ lào có hiệu quả ức chế vi khuẩn mạnh, có tác dụng kích thích biểu mô liền vết thương và giảm sưng viêm. Ngoài ra còn có tác dụng chữa vết thương ở mắt do xước hoặc loét giác mạc.
Tác dụng dược lý
Cao chiết với cồn của cả cây cỏ lào trừ rễ có tác dụng chống co thắt cơ trơn gây bởi histamin và acetycholin trên hồi tràng cô lập chuột lang. Đã nghiên cứu xác minh tác dụng cầm máu và làm liền sẹo của cỏ lào.
Đã nghiên cứu sử dụng cao lá cỏ lào để điều trị tại chỗ vết thương phần mềm nhiễm khuẩn và vết thương phần mềm lâu liền, với nồng độ thuốc 3,3 : 1, ở 86 bệnh nhân (trong đó có 82 bệnh nhân đã được phẫu thuật: mở rộng cắt lọc tổ chức dập nát và hoại tử, lấy bỏ dị vật, cắt cụt chi cấp cứu, để hở hoàn toàn vết thương), và đã chứng minh cỏ lào có những tác dụng sau:
Làm giảm tiết dịch, giảm mùi hôi, hoại tử rụng nhanh hơn hẳn nhóm đối chứng; tuy nhiên khi dùng tại chổ trong 3 – 5 phút đầu, thuốc gây cảm giác nóng xót tại vết thương ở mức độ chịu đựng được.
Làm rút ngắn thời gian điều trị vết thương do thúc đẩy nhanh quá trình loại bỏ hoại tử, tân tạo mô hạt và liền sẹo. Sẹo hình thành mềm, mịn, không thấy có sẹo co kéo, sẹo lồi. Mầu sắc sẹo hồng hoặc nâu nhạt, không thấy sẹo bạc màu.
Ức chế sự sinh trưởng in vitro và in vivo của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết thương như tụ cầu khuẩn vàng, Escherichia coli, Proteus, trực khuẩn mủ xanh. Những chủng này được phân lập từ các bệnh phẩm lâm sàng đều nhờn với các loại kháng sinh thông dụng.
Những nghiên cứu về nồng độ hydroxyprolin và về hình ảnh siêu cấu trúc cho thấy tại các vết thương điều trị với cỏ lào, quá trình tổng hợp colagen tiến triển tốt, tốc độ tổng hợp colagen tăng nhanh, đặc biệt tăng cao nhất trong 7 ngày đầu.
Cỏ lào có vị hơi đắng, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng sát trùng, cầm máu.
Nhân dân ta dùng cỏ lào chữa tiêu chảy, kiết lỵ, đau nhức xương, ghẻ lở, pjòng và trị đỉa cắn. Mỗi chế phẩm từ cao lá cỏ lào chữa một số bệnh về răng miệng. Cỏ lào còn dùng chữa bỏng và vết thương phần mềm.
Nhân dân Campuchia và Haiti uống nước sắc cỏ lào chữa ho, cảm lạnh, cúm. Nhân dân Dominic, Trinidat dùng lá cỏ lào đắp chữa mụn nhọt và vết loét lâu liền.
Ở Bờ Biển Ngà và Nepal, lá cỏ lào giã nát hoặc ép lấy dịch đắp trị vết đứt, vết thương chảy máu và làm liền sẹo.
Ở Nigiêria, nước sắc lá cỏ lào chữa sốt, cúm và cảm lạnh. Cao lá cỏ lào được dùng làm thuốc cầm máu vết thương. Dịch ép lá là một thuốc sát trùng tốt và được dùng băng bó vết thương và trị nhiễm khuẩn. Cao toàn cây là thuốc chống loét.
Phòng dỉa cắn: Giã lá cỏ lào xoa khắp chân đùi trước khi lội xuống nước.
Chữa đỉa cắn, máu chảy không ngừng: Vò lá cỏ lào xát vào chổ đỉa cắn, máu sẽ cầm ngay.
Ngày 21/12, ThS BS Mai Mạnh Tuấn, trưởng Khoa Nghiên cứu Đông y Thực nghiệm - BV Y học Cổ truyền Trung ương, cho biết.
Khoa Nghiên cứu Đông y Thực nghiệm đã hợp tác với các nhà khoa học Singapore trong sử dụng cỏ lào trên tế bào gốc đã được biệt hoá.
Tế bào gốc đã được biệt hoá thành tế bào mỡ, tế bào thần kinh, tế bào xương sụn, tế bào da, tế bào tiết chế insulin.
Nhóm nghiên cứu đã thu được nhiều bằng chứng khách quan chứng tỏ y học cổ truyền, đặc biệt là cỏ lào, có tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng tế bào gốc.
Trong quá trình nghiên cứu, 3 bệnh nhân, 2 bị bỏng và 1 bị loét do tiểu đường đã được điều trị bằng ghép tế bào gốc.
Kết quả thử nghiệm cho thấy cỏ lào có thể tác động tích cực đến khả năng di cư lấp đầy vết thương trong các thực nghiệm của tế bào gốc dây rốn. Với ghép tế bào, thời gian làm liền tổn thương nhanh hơn điều trị bằng phương pháp thông thường.
Theo ThS BS Mai Mạnh Tuấn, cỏ lào là một loài cây có sức sống mạnh mẽ. Do đó, từ năm 2005 đến nay, ông cùng cộng sự đã tập trung nghiên cứu vế tố chất mạnh mẽ này với sự tăng trưởng của tế bào gốc góp phần sáng tỏ tác động của thuốc tới khả năng phục hồi tổn thương. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở cho việc ứng dụng trong điều trị.
Kết quả này đã được báo cáo chính thức tại hội nghị "Công nghệ sinh học thế giới 4/2006" tại Chicago - Mỹ.
Trong tương lai, Khoa Nghiên cứu Đông y Thực nghiệm sẽ áp dụng kết quả này để nghiên cứu thuốc và sản xuất các chế phẩm trị liệu. Các chế phẩm này sẵn có, tiện dụng và giúp điều trị bệnh: sản xuất mô da, tế bào da, mô xương sụn.
Hương Cát
Việt Báo (Theo_VietNamNet)
**** www.lrc-tnu.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdongy/...
Thành phần hoá học: Cỏ lào chứa 2,65% đạm; 0,5% phosphor và 2,48% kalium. Các bộ phận của cây đều chứa tinh dầu, alcaloid, tanin.
Tính vị, tác dụng: Cỏ lào có vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm. Nước sắc Cỏ lào có tác dụng kháng khuẩn, ức chế được vi khuẩn gây mủ trên vết thương và trực trùng lỵ Shigella.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thông thường ta hay dùng lá tươi cầm máu vết thương, các vết cắn chảy máu không cầm. Cũng được dùng chữa bệnh lỵ cấp tính và bệnh ỉa chảy của trẻ em; chữa viêm đại tràng đau nhức xương, viêm răng lợi, chữa ghẻ, lở, nhọt độc. Ở Trung Quốc, người ta dùng lá xát hoặc lấy nước bôi vào chân phòng vết cắn, bỏ lá xuống ruộng ngâm nát 1-2 ngày để trừ ấu trùng ký sinh trùng (thể xoắn ốc có móc câu ở đầu) phòng khi xuống ruộng khỏi bị lây. Cỏ lào dùng làm phân xanh có tác dụng diệt cỏ và làm giảm tuyến trùng ở trong đất.
Cách dùng: Lá Cỏ lào pha dưới dạng xirô từ nước hãm (dùng lá non rửa sạch, vò nát, hãm trong nước nóng, cứ 5g lá lấy 15ml nước hãm, sau đó đem phối hợp với đường, cứ 500ml nước hãm hòa với nước pha 900g đường đã đun sôi) dùng chữa lỵ và ỉa chảy. Nước sắc Cỏ lào dùng uống chữa đau nhức xương. Lá non nấu tắm chữa ghẻ, khi tắm dùng bã xát vào mụn ghẻ trong vòng 5-6 ngày là khỏi. Lá tươi vò hay giã đắp cầm máu vết thương.
Còn đây là cây CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA (Diệp hạ châu)
Nghiên cứu liên quan đến nó đây:
Trên đây là các trích dẫn lấy từ nguồn internet, em chưa có thời gian đọc kỹ, còn nhiều nghiên cứu khác có thể đồng ý hay phủ nhận. Nhưng các nghiên cứu và báo cáo trên đây có thể sơ bộ để các kụ phân biệt được 2 cây này là khác nhau, tác dụng khác nhau.Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), đến đầu thế kỷ 21 này ước tính có 400 triệu người trên thế giới mang mầm bệnh viêm gan do virut B trong đó 85% số người này (340 triệu người) sống ở Ðông Nam á. Thuốc tây chữa viêm gan do virut B có interferon và lamivudin nhưng nói chung đắt tiền và có ít nhiều tác dụng phụ và gây khó chịu cho người bệnh. Trong khi các cây thuốc chữa bệnh gan và viêm gan do virut B ở Việt Nam như cây diệp hạ châu lại mọc hoang trên khắp mọi miền đất nước.
Cây diệp hạ châu và bệnh gan
Còn có các tên khác: chó đẻ răng cưa, kiềm cam (loại ngọt), kiềm đắng, rút đất trân châu thảo, lão nha châu, diệp hòe thái.
Ðặc điểm chung: Diệp hạ châu tên khoa học là phyllanthus, thuộc họ thầu dầu (euphorbiaceae) đắng và ngọt, là loại cỏ sống hàng năm hoặc nhiều năm, gốc hóa gỗ, thân nhẵn có nhiều cành mang lá - mỗi cành trông như một lá kép. Hoa, quả mọc phía dưới lá. Mùa hoa quả: quanh năm. Hoa rất nhỏ, cánh màu trắng. Quả hình cầu nhỏ có 3 khía. Khi già tự nứt vỏ, tung hạt ra.
Tác dụng dược lý:
Chữa viêm gan do virut B: Năm 1988 Blumberg và Thiogarajan công bố đã điều trị 37 bệnh nhân viêm gan do virut B bằng diệp hạ châu đắng. Sau 3 ngày dùng thuốc, 22 bệnh nhân đạt kết quả tốt, và chứng minh diệp hạ châu đắng có chất ức chế men polymirase ADN của virut viêm gan B.
Bệnh viện IV quân đội đã thử nghiệm lâm sàng đề tài Ðiều trị viêm gan B mãn tính với hepaphyl của Xí nghiệp dược phẩm trung ương 25" trên 54 bệnh nhân - do các bác sĩ Nguyễn Thái Thanh, Lê Thế Huệ, Phạm Xuân Phi, Nguyễn Hữu Nhật, Hồ Thị Phương Thảo. Sau 4 tháng theo dõi, kết quả như sau: - Bệnh nhân viêm gan do virut B. Trước điều trị làm xét nghiệm máu có HbsAg (+) sau điều trị bằng hepaphyl HbsAg (-); giảm hoặc mất các triệu chứng lâm sàng của viêm gan B. Phục hồi nhanh chức năng gan.
- Bệnh nhân viêm gan: sau khi điều trị bằng hepaphyl 15-30 ngày. Xét nghiệm men gan SGOT, SGPT giảm 3 lần so với lúc chưa dùng thuốc. Lượng bilirubin cũng giảm rõ rệt.
- Bệnh nhân bị mẩn ngứa, mụn nhọt ngoài da cũng khỏi.
Thành phần của viên hepaphyl có 200mg (0,2g) bột diệp hạ châu đắng và 20mg cồn nghệ.
Công dụng, cách dùng:
- Chữa suy gan (do nghiện rượu, sốt rét, ứ mật, lỵ amip, nhiễm độc)
Diệp hạ châu đắng 10g (Nếu là loại ngọt dùng 20g). Cam thảo đất 20g. Sắc nước uống hàng ngày.
- Chữa viêm gan do virut B
Diệp hạ châu đắng 10g, nghệ vàng 5g, sắc nước 3 lần, lần đầu với 3 bát nước lấy 1 bát thuốc. Lần thứ 2 và 3 với 2 bát nước, mỗi lần lấy nửa bát thuốc. Trộn chung rồi thêm 50 gam đường, đun sôi cho tan đường. chia làm 4 lần uống trong ngày - sau 15 ngày dùng thuốc xét nghiệm lại, khi kết quả xét nghiệm máu đạt HbsAg (-) thì thôi dùng thuốc.
- Chữa xơ gan cổ trướng:
- Diệp hạ châu đắng 100g sắc nước 4 lần. Lần đầu với 3 bát nước lấy 1 bát thuốc, 3 lần sau mỗi lần sắc với 2 bát nước lấy nửa bát thuốc. Trộn chung rồi thêm 100 gam đường, đun sôi cho tan đường. Chia làm 6 lần uống trong ngày. Khi hết triệu chứng thì thôi dùng thuốc (khoảng 30-40 ngày).
DS. Trần Xuân Thuyết
Chỉnh sửa cuối: