[Funland] Câu thơ trên tấm bia này đúng hay sai chính tả

MrBAT

Xe tải
Biển số
OF-377239
Ngày cấp bằng
11/8/15
Số km
311
Động cơ
248,390 Mã lực
Tuổi
32
Chào các cụ. Em vừa đi thăm tượng đài mẹ Thứ ở QN về. Có câu thơ hay câu hát ghi trên bia em cứ thấy sai sai. Mong các cụ thẩm giúp
"Xẻ" này là cưa xẻ tức là cắt đôi bát cơ. Nghĩa đen luôn
Em nghĩ phải là "sẻ" mới đúng tức là nhường 1/2 cơm trong bát
Tuy nhiên em tra gg thì toàn là "xẻ". Ko hiểu sao





Đọc hiểu ngữ cảnh này thì dùng "xẻ" là đúng rồi cụ =.="
như kiểu câu đối ây, "chia" với "xẻ" tách riêng ở trong 2 câu riêng có ý nghĩa tương đồng để nhấn mạnh ý nghĩa nhé.
cá nhân sem thấy từ "sẻ" cực kỳ ít đứng 1 mình vì đứng 1 mình nó bị tối nghĩa
 

bảo châu

Xe điện
Biển số
OF-2220
Ngày cấp bằng
1/11/06
Số km
3,696
Động cơ
604,249 Mã lực
Em nghĩ cụ đúng đấy.
Hay cụ nghiên cứu làm đề tài tiến sĩ cấp diễn đàn về sử dụng chữ xẻ hay sẻ đi. Em thấy giờ có mốt đấy, hehe.
 

Chưa Có Dép

Xe điện
Biển số
OF-337469
Ngày cấp bằng
6/10/14
Số km
3,444
Động cơ
306,129 Mã lực
Em nghĩ nguyên tác nó vậy
 

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,832 Mã lực
vậy là chia sẻ mới đúng à. tiếng việt cũng đa dạng phết
Chữ "xẻ" kia, thông thường sẽ cho ta hình dung về việc dùng một vật sắc, hoặc vừa cứng vừa sắc, hoặc vừa cứng vừa sắc vừa lạnh...chia cắt một thứ gì đó ra thành các phần rõ nét với dấu vết chia cắt cũng rất sắc phẳng và lạnh lùng.
Và như vậy, nó mang nghĩa gì đó "vô tri", không chan chứa tình người như chữ "sẻ".
Là em cứ tán vậy, chứ em cũng không phải "lều ngôn ngữ học" đâu ạ. :D
 

cantona

Xe lăn
Biển số
OF-30704
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
11,224
Động cơ
663,954 Mã lực
Nơi ở
Bên Vừng.
Sẻ mới đúng, em ko bàn đến chính tả vội, em nghe ca sĩ hát thì 100% là S, các cụ nghe xem.
 

Hoigia

Xe hơi
Biển số
OF-428069
Ngày cấp bằng
7/6/16
Số km
194
Động cơ
216,920 Mã lực
Tuổi
46
Còn từ cám ơn kìa, cảm ơn chứ nhỉ
 

David Pham

Xe tăng
Biển số
OF-13837
Ngày cấp bằng
10/3/08
Số km
1,094
Động cơ
525,281 Mã lực
Em hóng các cụ mổ xẻ vấn đề "sẻ-xẻ"
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,699
Động cơ
3,262,587 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhà cháu còn chuyên "báo gái" cho khách hàng cơ
may mà ko phải thợ sì gòong đục, nếu không sẽ là Xẽ hoặc Sẽ :)
e thì chuyên gõ nhầm "giá" thành "gái" :( gái thỏa thuận, đàm phán gái, cơ cấu gái....
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,699
Động cơ
3,262,587 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Theo cháu trường hợp này là "sẻ" ah.
 

_AHA_

Xe điện
Biển số
OF-459099
Ngày cấp bằng
5/10/16
Số km
3,998
Động cơ
-121,889 Mã lực
Tuổi
46
https://laodong.vn/van-hoa/se-hay-xe-19595.bld
Gần đây, trên nhiều trang mạng về ngôn ngữ đã có cuộc tranh luận khá nóng bỏng về nghĩa của chữ sẻ hay xẻ trong “chia sẻ” và “chia xẻ”.
Điểm xuất phát của cuộc tranh luận là do gần đây trên báo chí, sách truyện, các tác giả và biên tập viên, sử dụng hai từ trên như một từ ghép tương đồng về nghĩa, như từ share của tiếng Anh.
Trong một bài đăng trên trang “Thế giới chữ”, một người cho rằng: “Khi đặt ra vấn đề cho mẫu tự “s” hay “x” ở đây, có lẽ ta nên xét đến cách phát âm. Trong ngữ học, khi nói đến cách phát âm là đề cập đến một trong các mặt của phương ngữ tức cách phát âm tuỳ vào mỗi địa phương. Ở đây âm “s” đã di chuyển sang âm “x” và ngược lại, cũng như miền khác âm “l” thành “n”. Vì vậy chia sẻ đơn giản chỉ là cách phát âm theo địa phương mà thôi. Một ý kiến khác “phản đối” cách lập luận trên và cho rằng: chia sẻ là giúp ai đó một việc có lợi cho họ, mang tinh thần vị tha; còn chia xẻ là giành giật, đòi quyền lợi về cho mình, mang tinh thần vị kỷ. Trên diễn đàn Việt học của Viện Việt học, có ý kiến còn cho rằng từ sẻ với cái nghĩa: xẻ: phân ra... được thêm vào ngôn ngữ VN không hơn 60 năm nay... và không có trong các từ điển (Việt Nam) trước năm 1954... và ở miền Nam trước năm 1975 cũng không có. Và còn trở nên nghiêm trọng hơn khi trong vài tự điển từ và nghĩa tiếng Việt hiện nay vẫn không thống nhất trong cách sử dụng hai âm này. Ví dụ từ xẻ trong thành ngữ chia năm xẻ bảy, của Tự điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học) thì viết mẫu tự x, còn trong Từ điển Từ và Ngữ của GS Nguyễn Lân thì viết bằng chữ s. Trong thực tế, hai từ nói trên đều đã hiện diện trong kho tàng ngôn ngữ Việt Nam rất lâu, từ trước thế kỷ 20. Cả hai từ này là tiếng Nôm, riêng biệt và có nghĩa. Tự điển chữ Nôm của Nguyễn Quang Xỹ và Vũ Văn Kính giải thích: sẻ là loại chữ hài thanh, cấu tạo bởi bộ thủ (tay –ý) + (sĩ - âm): san sẻ, chia sẻ. Còn từ xẻ, loại chữ giả tá, có cấu tạo Hán đọc là xỉ: xẻ gỗ, xẻ rãnh. Điều đó càng rõ ràng hơn khi cuốn tự vị tiếng Việt đầu tiên (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị) xuất bản cách đây hơn một thế kỷ (1895), học giả Huình Tịnh Paulus Của, phân loại cả hai từ trên đều là tiếng Nôm và nghĩa được chú giải rành mạch: Mục từ sẻ được ghi: mở ra, dở ra, giương ra, trải ra. Và xẻ - cắt dài, mổ ra làm hai. Đến cuốn “Việt Nam Tự Điển - 1931” của Hội Khai trí Tiến Đức khởi thảo, sẻ được giải nghĩa: San chia ra. Sẻ bát cơm làm hai; nhường cơm sẻ áo. Còn từ xẻ - (nghĩa 1) bổ dọc ra: xẻ gỗ. Vì lẽ này phần thành ngữ trong Từ điển Việt Nam do Viện Ngôn ngữ ấn hành năm 1998, sử dụng chúng khá rạch ròi. Ví dụ cả hai đi với từ chia (làm ra từng phần từ một chỉnh thể): chia sẻ - cùng chia với nhau để cùng hưởng, cùng chịu (thành ngữ: Nhường cơm sẻ áo). Và chia xẻ - chia ra từng mảnh và không làm cho nguyên khối nữa (TN - Chia năm xẻ bảy). Gần đây, khá nhiều ý kiến đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng lo ngại về lỗi chính tả và sử dụng từ ngữ tiếng Việt tuỳ tiện đang có xu hướng trở nên phổ biến. Hiện tượng trên không chỉ xảy ra ở lứa tuổi mới lớn, trên các trang mạng Internet, mà kể cả sách, truyện, báo chí và nhiều bộ tự điển vẫn vấp phải vô số. Từ đó nhiều ca dao, thành ngữ trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc bị biến dạng, bị hiểu sai ý nghĩa. Trước năm 1975, nhằm thống nhất chính tả, thường Bộ Giáo dục hàng năm đều tổ chức thẩm định các bộ tự điển và ra thông báo khuyên dùng của tác giả, nhà xuất bản nào. Ví dụ đến thời điểm tháng 3 năm 1975, bộ Từ điển Việt Nam có chú giải bằng hình ảnh của Thanh Nghị được sử dụng rộng rãi trong các trường học. Còn hiện nay tuy Trung tâm Từ điển học, thuộc Viện Ngôn ngữ đã phát hành bộ Từ điển Tiếng Việt, có bổ sung chỉnh lý hàng năm nhưng vẫn hiếm thấy được dùng ở những nơi cần có. Đáng chú ý, đối với học sinh, sinh viên ngày nay thói quen sử dụng từ điển ngày càng xa lạ. Nếu cứ kéo dài tình trạng người người, nhà nhà làm từ điển và viết, nói tiếng Việt theo cách mình cho là đúng, thì tương lai tiếng Việt rồi sẽ không biết đi về đâu.
Nguyễn Trung Hiếu

Vậy là sẻ trong và xẻ ngoài. Liên quan và đứt đoạn.
 

piston

Xe container
Biển số
OF-12752
Ngày cấp bằng
18/1/08
Số km
7,728
Động cơ
567,720 Mã lực
Cụ định "tình cảm" bát cơm à :))
Tấm bia đúng rồi còn gì, xẻ đôi, xẻ gỗ, xẻ đôi bát cơm
Còn sẻ ví dụ như
San sẻ người yêu (chứ k thể san xẻ người yêu đc)
Cụ nên tìm bài hát có câu
Xẻ đôi câu thơ, tôi làm mái chèo lướt sóng
Đưa tôi về....

San sẻ người yêu là Xome Cụ nhé :))
 

alecom

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-132616
Ngày cấp bằng
28/2/12
Số km
1,938
Động cơ
387,090 Mã lực
Em nghĩ nhiều cụ nhầm như bổ sung và bổ xung
 

hungmic

Xe điện
Biển số
OF-166288
Ngày cấp bằng
11/11/12
Số km
4,908
Động cơ
380,969 Mã lực
Nơi ở
Gió mát trăng thanh
Nhà cháu cóp trên nét ạ.
Theo đó, cháu thấy "sẻ" đúng nghĩa hơn. Tuy nhiên, dùng "xẻ" cũng chả sao!

Từ "chia sẻ", "chia" có nghĩa là làm ra thành từng phần, từ một chỉnh thể; "sẻ" là chia bớt ra, lấy ra một phần. Do đó, "chia sẻ" có nghĩa là cùng chia với nhau để cùng hưởng, hoặc cùng chịu đựng. (ví dụ: Chia cơm sẻ áo, chia sẻ nỗi buồn.

"Chia xẻ" – "chia" vẫn có nghĩa là làm nhỏ ra thành từng phần từ một chỉnh thể, trong khi đó "xẻ" nghĩa là chia, bổ, cắt cho rời ra theo chiều dọc, không để dính liền nhau nữa, hay có nghĩa là đào cái gì cho thông, thoát (VD: xẻ rãnh thoát nước).

Bởi vậy, có thể nói, hai từ "chia sẻ" và "chia xẻ" này cùng là động từ, có nghĩa gần giống nhau nhưng cách dùng từ khác nhau. Bạn nên chọn từ đúng trong mỗi trường hợp, chứ đừng cãi cố là không có từ "chia xẻ" nhé!
Theo các cụ xẻ trên là dùng đúng hay sai :):)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top