[Funland] Cẩu thả trong việc sử dụng từ Hán-Việt ...lâu dần chấp chận cái sai ?

.Xukthal

Xe container
Biển số
OF-780651
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
5,580
Động cơ
767,450 Mã lực
Vđ diễn ra xưa nay thì nhiều bài báo đã viết rồi, ví dụ:
Những lỗi sai phổ biến khi dùng từ Hán Việt
09/11/2016 10:12 GMT+7
674Lưu

TTO - LTS: Khảo sát tần suất sử dụng tiếng Hán Việt cũng như những bất cập trong việc dùng từ Hán Việt trên truyền thông hiện nay, TS Lê Thị Bích Hồng (giảng viên cao cấp Trường đại học Sân khấu - điện ảnh Hà Nội) gửi đến Tuổi Trẻ bài viết này.
.

Lớp từ Hán Việt thường có sắc thái trang trọng, trong khi lớp từ thuần Việt lại bình dân và sinh động hơn. Nhiều từ Hán Việt đã được Việt hóa thông dụng, có từ đã biến đổi ý nghĩa.
Khi từ gốc Hán được Việt hóa
Nhiều người dùng mượn hình thức ngữ âm của từ Hán rồi thay đổi nghĩa, thu hẹp nghĩa, cho thêm nghĩa mới.
Ví dụ, “phương phi” nghĩa Hán là “hoa cỏ thơm tho”, người Việt hiểu sang “béo tốt”.
Tương tự, “khôi ngô” nghĩa “to lớn, cao to” sang nghĩa “mặt mũi sáng sủa, dễ coi”; “bồi hồi” nghĩa “đi đi lại lại” sang nghĩa “sự xúc động”; “đinh ninh” nghĩa “dặn dò” sang nghĩa “tin chắc, yên chí”; “lang bạt kỳ hồ” nghĩa “lúng túng, quanh quẩn tại chỗ” sang nghĩa “lang thang khắp nơi khắp chốn” (Theo Đặng Đức Siêu, Ngữ văn Hán Nôm)...
Từ “khuyến mãi” nay dùng thành “khuyến mại”. Cụm từ “kích thích nhu cầu tiêu dùng” rút thành “kích cầu” - từ này đang dần được chấp nhận. Từ “yêu cầu” là một động từ. Nhưng hiện từ “yêu cầu” hay được dùng với nghĩa danh từ. Ví dụ: “mục đích yêu cầu”...
Từ “đáo để” trong tiếng Hán có nghĩa là “đến đáy”, nhưng khi đi vào tiếng Việt nó lại có nghĩa là cách cư xử không đẹp, khiến người ta khó gần; hoặc có khi nó được dùng làm tiếng đệm nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của tính từ giống như các từ chỉ mức độ “vô cùng”, “rất”, “lắm”... (Theo Hữu Đạt, Sai, đúng trong cách dùng từ Hán Việt và vấn đề "giải pháp").
Trên thực tế, các từ gốc Hán khi du nhập vào tiếng Việt hầu hết đã bị biến đổi do áp lực của cấu trúc tiếng Việt.
Chỉ sau một thời gian, bản chất Hán của các từ này đã bị tiếng Việt đồng hóa để không còn cái vẻ nguyên dạng ban đầu. Hoặc là nó bị biến đổi về ngữ âm, hoặc là nó bị biến đổi về ngữ nghĩa theo cách tri nhận mới của người Việt Nam qua cái vỏ âm thanh ban đầu. Hoặc nhiều tiếng Hán Việt bị hiểu sai; lâu dần, cái nghĩa hiểu sai được phổ biến hơn nghĩa tinh xác và do đó được công nhận là nghĩa đúng (Theo Bùi Đức Tịnh, Ngữ pháp Việt Nam giản dị và thực dụng).
Những lỗi thường gặp
Nhiều trường hợp người sử dụng chưa nắm được nghĩa của từ Hán Việt, khiến từ trở nên vô nghĩa hoặc dẫn đến sai trầm trọng.

Dùng từ sai vì không hiểu nghĩa gốc Hán Việt: nhầm lẫn giữa hai từ “khả năng” - năng lực của con người có thể làm được việc gì đó với “khả dĩ”. Từ “quá trình” là đoạn đường đã đi qua: “quá” là đã qua, “trình” là đoạn đường. Nếu viết từ “quá trình” dùng ở thì tương lai “quá trình thực hiện công tác sắp tới của tôi sẽ rất thuận lợi” là sai.
Có thể dùng từ “tiến trình” cho câu trên. Ta có thể viết “hôn lễ” (lễ cưới), “hôn phối” (lấy nhau). Nhưng nếu nói hôn phu, hôn thê, hôn quân lại mang nghĩa là người chồng u mê, người vợ u mê, nhà vua u mê...
Sai vì không phân biệt được tiếng Hán Việt với tiếng thuần Việt (tiếng Nôm): chữ “góa phụ” trong sách báo chỉ người đàn bà có chồng đã chết. Tính từ “góa” là tiếng Nôm không thể đặt trước danh từ “phụ”. Nên gọi là gái góa (toàn Nôm), hay “quả phụ” (toàn Hán Việt).
Từ “nữ nhà báo” thường được dùng trên các phương tiện truyền thông. Nhà báo là tiếng Nôm nên phải dùng văn phạm xuôi là “nhà báo nữ”, hoặc dùng ba từ Hán Việt là “nữ ký giả” hay “nữ phóng viên”.
Lạm dụng và dùng sai từ Hán Việt khá phổ biến khi kết hợp từ “tặc” (ăn cướp) với các từ khác như: tôm tặc, vàng tặc, cà phê tặc, đinh tặc... để chỉ những tên ăn trộm.
Cách dùng này sai về ngữ pháp (từ đơn thuần Việt không thể ghép với một từ đơn Hán Việt để thành một từ kép), sai về nghĩa: tặc là ăn cướp, đạo () là ăn trộm. Thay vì sính dùng từ Hán Việt, ta có thể nói là: bọn ăn trộm tôm, trộm vàng, trộm cà phê...
Hiện từ “đinh tặc” đang được nhiều báo chí dùng với tần suất lớn với nghĩa chỉ bọn rải đinh trên đường, trong khi “đinh tặc” chỉ có nghĩa là bọn ăn cướp đinh, chỉ bọn rải đinh trên đường là sai nghĩa...
Nhiều từ Hán Việt hiểu sai nên viết sai: từ “tham quan” nghĩa là đi chơi để ngắm cảnh thay từ “thăm quan”; “chấp bút” viết thành “chắp bút”, “lặp lại” viết thành “lập lại”, “trùng lặp” viết thành “trùng lắp”, “hằng ngày” viết thành “hàng ngày”, “thập niên” viết thành “thập kỷ”, “điểm yếu” thành “yếu điểm”...
Tất nhiên, khi xem xét tới tính sai, đúng của việc dùng từ Hán Việt, việc đối chiếu từ nguyên là việc làm có phần cứng nhắc, dễ dẫn đến việc làm mất đi tính năng động của từ Hán Việt với tư cách là một sự sáng tạo rất linh hoạt của người Việt Nam.
Từ Hán Việt tuy có nguồn gốc từ tiếng Hán, nhưng nó đích thị hoàn toàn là của người Việt Nam, được dùng theo cách của người Việt Nam. Nên hiểu đúng và dùng đúng ngữ nghĩa của từ Hán Việt là chúng ta đang góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, bổ sung, làm giàu thêm vốn từ vựng phong phú, nối dài nét đẹp văn hóa và chữ viết của người Việt.
Vai trò của báo chí trong chuẩn hóa và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt có ý nghĩa quan trọng. Bởi tiếng Việt là một trong số gần 50 ngôn ngữ đang được sử dụng rộng rãi nhất trái đất. Không phải tự dưng tiếng Việt có thể tồn tại và phát triển, trong khi đã có hàng ngàn ngôn ngữ và chữ viết của các dân tộc bị hủy diệt theo dòng chảy phát triển của nhân loại.
Nhiều người dùng chưa nắm được nghĩa từ Hán Việt
Từ Hán Việt là một loại từ đặc biệt trong vốn từ vựng tiếng Việt, là một bộ phận rất quan trọng của kho từ vựng tiếng Việt.
Lớp từ Hán Việt có khối lượng lớn, được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, nghệ thuật...
Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ của khoa ngôn ngữ, có tới 16 hình thức sử dụng sai từ Hán Việt khá phổ biến hiện nay như: sai vì không hiểu gốc Hán Việt, sai vì cố ý sửa gốc của từ, sai vì không hiểu văn phạm giữa Hán Việt và Hán Nôm, sai vì dùng từ thiếu chính xác ngữ cảnh; dùng sai nghĩa từ thuần Việt lại tưởng từ Hán Việt, dùng từ Hán Việt vô nghĩa và lộn xộn, cóp y nguyên tiếng Tàu đang sử dụng và coi đó là từ Hán Việt, đảo ngược ngữ pháp hay cấu trúc từ Hán Việt, đảo từ ghép Hán Việt sai và không đúng cách, thiếu từ cho các thuật ngữ khoa học công nghệ hay chuyển nghĩa từ ngoại ngữ phương Tây sang...
LÊ THỊ BÍCH HỒNG
Nhưng đến sang nay khi đi ăn thì em déll chịu nổi:
Tamthaitu.png

Theo cái sự hiểu biết của em thì:
- Thái tử là người kế nhiệm ngôi Vua và là duy nhất, ko có dự phòng 2 dự phòng 3 như các hệ thống máy móc..v.v.. thế ở đây Tam thái tử nghĩa là gì? Hay Thái tử này có họ là Tam, tên là Tam?
- Phía dưới lại có chữ Nhị Ca ??? Nghĩa là anh thứ 2, câu dưới đá câu trên chả hiểu làm sao ^:)^

Đây là 1 sản phẩm của 1 TĐ lớn là MS đấy nhé, tức là sẽ có bộ phận thiết kế sản phẩm chuyên nghiệp. Chả hiểu các ông/bà thiết kế cho đến bộ phận kiểm duyệt rồi LĐ... tầng tầng lớp lớp như thế mà lại cho ra 1 sp có cái tên sai rất ngớ ngẩn và ngô nghê như là đồ chơi cho trẻ con thế ? /:)

Hay là em có gì sai sai nhỉ? Nhờ cccm thông não hộ em L-)L-)
Ngoài ra thì tiện thể ta thảo luận thêm những trường hợp khác mà XH đã chấp nhận nhưng cái sai thành thuật ngữ sử dụng hằng ngày.
 

Belat Missan

Xe điện
Biển số
OF-779823
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
2,440
Động cơ
0 Mã lực
Nhiều khi họ hứng lên đặt mà chả có nghĩa gì.
Cụ luận thì có hết năm. :D
 

altis30

Xe điện
Biển số
OF-78818
Ngày cấp bằng
25/11/10
Số km
2,791
Động cơ
-472,282 Mã lực
Qua đây mới thấy họ thành công trong việc maketing, càng nhiều người thắc mắc thì sảm phẩm của họ càng được biết đến :D còn việc đặt sai hay dùng sai tên abc chả ai cấm hay phạt đâu :D
 

kubi82

Xe điện
Biển số
OF-79292
Ngày cấp bằng
1/12/10
Số km
2,573
Động cơ
918,577 Mã lực
Nơi ở
Nhà viết báo cho Cô
Ngoài lề tý nhưng mà em không bao giờ ăn nước tương nước mắm công nghiệp của đội MS này.
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,664
Động cơ
757,656 Mã lực
Vđ diễn ra xưa nay thì nhiều bài báo đã viết rồi, ví dụ:


Nhưng đến sang nay khi đi ăn thì em déll chịu nổi:
Tamthaitu.png
đọc cái bài của chị Hồng cụ trích dẫn em tìm được khoảng 30% lỗi sai.
 

demax

Xe tăng
Biển số
OF-145796
Ngày cấp bằng
14/6/12
Số km
1,220
Động cơ
479,125 Mã lực
Mạnh dạn đoán là hãng đẻ ra 3 sản phẩm loại này (Tam Thái Tử). Loại của cụ thấy chỉ là loại 2 (Nhị Ca).
 

.Xukthal

Xe container
Biển số
OF-780651
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
5,580
Động cơ
767,450 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
29,051
Động cơ
519,828 Mã lực
túm lại là dốt thì hạn chế xổ nho =))
các từ hiêm hiếm thì uh bảo ít xài, nhưng em thấy như từ "khuất phục" vô số các bạn lều báo thể thao xài sai, giật title "khuất phục Chelsea, MC chiến thắng....": ô hay, thế thằng nào thua thằng nào? khuất phục là nội động từ, chỉ sự chịu thua, chịu lép, chịu sự thống trị, cam phận dưới:
hoặc từ "cứu cánh" lâu nay xài nhiều đến độ có lẽ nên chấp nhận sang nghĩa "trợ giúp, đưa cánh tay cứu vớt kẻ cùng đường", chứ ko còn là nghĩa đúng của nó là "mục đích cuối cùng" nữa
 

Đại_Vệ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-595800
Ngày cấp bằng
23/10/18
Số km
133
Động cơ
130,619 Mã lực
Qua đây mới thấy họ thành công trong việc maketing, càng nhiều người thắc mắc thì sảm phẩm của họ càng được biết đến :D còn việc đặt sai hay dùng sai tên abc chả ai cấm hay phạt đâu :D
Everything happens for a reason! :x

Bạn này thực sự là này thông minh đấy! ^:)^

Cái quan trong hay mục đích sau cùng của một sản phẩm là bán được và bán chạy và/ nên những "chiêu trò" nếu có, thì chỉ là cái phụ. :D

Lũ rảnh háng suốt ngày ngồi tầm chương trích cú tìm cái lỗi vụn vặt, vì bộ óc chúng chỉ như trái nho hay não lợn, thì làm sao mà hiếu được cái ý (mục đích) lớn của người khác! [-X

Phàmkhi "chỉ thấy cái nhỏ thì làm sao làm được việc lớn"??? :P
 
Chỉnh sửa cuối:

niceshot

Xe container
Biển số
OF-91552
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
7,725
Động cơ
-61,464 Mã lực
Ngôn ngữ là công cụ để để giao tiếp, vậy điều quan trọng nhất là được cộng đồng chấp nhận và hiểu đúng nghĩa người dùng định diễn đạt!

Các vị nghiên cứu có thích chẻ từ, bẻ chữ đến đâu thì cũng ko thể ngược dòng thời đại được!
 

Quochuy81

Xe buýt
Biển số
OF-492977
Ngày cấp bằng
28/2/17
Số km
692
Động cơ
196,426 Mã lực
Tuổi
43
Vđ diễn ra xưa nay thì nhiều bài báo đã viết rồi, ví dụ:


Nhưng đến sang nay khi đi ăn thì em déll chịu nổi:
Tamthaitu.png

Theo cái sự hiểu biết của em thì:
- Thái tử là người kế nhiệm ngôi Vua và là duy nhất, ko có dự phòng 2 dự phòng 3 như các hệ thống máy móc..v.v.. thế ở đây Tam thái tử nghĩa là gì? Hay Thái tử này có họ là Tam, tên là Tam?
- Phía dưới lại có chữ Nhị Ca ??? Nghĩa là anh thứ 2, câu dưới đá câu trên chả hiểu làm sao ^:)^

Đây là 1 sản phẩm của 1 TĐ lớn là MS đấy nhé, tức là sẽ có bộ phận thiết kế sản phẩm chuyên nghiệp. Chả hiểu các ông/bà thiết kế cho đến bộ phận kiểm duyệt rồi LĐ... tầng tầng lớp lớp như thế mà lại cho ra 1 sp có cái tên sai rất ngớ ngẩn và ngô nghê như là đồ chơi cho trẻ con thế ? /:)

Hay là em có gì sai sai nhỉ? Nhờ cccm thông não hộ em L-)L-)
Ngoài ra thì tiện thể ta thảo luận thêm những trường hợp khác mà XH đã chấp nhận nhưng cái sai thành thuật ngữ sử dụng hằng ngày.
E thì không quan tâm Tam hay Tứ hay Ngũ...Cứ đồ của Masan là e cạch, toàn hoá chất.
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Vđ diễn ra xưa nay thì nhiều bài báo đã viết rồi, ví dụ:


Nhưng đến sang nay khi đi ăn thì em déll chịu nổi:
Tamthaitu.png

Theo cái sự hiểu biết của em thì:
- Thái tử là người kế nhiệm ngôi Vua và là duy nhất, ko có dự phòng 2 dự phòng 3 như các hệ thống máy móc..v.v.. thế ở đây Tam thái tử nghĩa là gì? Hay Thái tử này có họ là Tam, tên là Tam?
- Phía dưới lại có chữ Nhị Ca ??? Nghĩa là anh thứ 2, câu dưới đá câu trên chả hiểu làm sao ^:)^

Đây là 1 sản phẩm của 1 TĐ lớn là MS đấy nhé, tức là sẽ có bộ phận thiết kế sản phẩm chuyên nghiệp. Chả hiểu các ông/bà thiết kế cho đến bộ phận kiểm duyệt rồi LĐ... tầng tầng lớp lớp như thế mà lại cho ra 1 sp có cái tên sai rất ngớ ngẩn và ngô nghê như là đồ chơi cho trẻ con thế ? /:)

Hay là em có gì sai sai nhỉ? Nhờ cccm thông não hộ em L-)L-)
Ngoài ra thì tiện thể ta thảo luận thêm những trường hợp khác mà XH đã chấp nhận nhưng cái sai thành thuật ngữ sử dụng hằng ngày.
Chỉ có tuyệt đại tổ sư từ Hán - Hán canhhoabatdiet mới thông não lão được ca này. Em thì nhận xét đĩa cơm giản dị ăn với nước tương đạm bạc. Lỗi tiếng Việt khi có hột cuối (.), hệt như nhiều Ofer hay làm khi gõ xong dòng tiêu đề để mở thớt mới.
1638157569748.png

Ngoài 'Nhất Ca', 'Nhị Ca' thì còn có 'Siêu Ca'. Chắc dùng ca lớn để chan nước tương?.
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,664
Động cơ
757,656 Mã lực
từ thuần Việt nè, trích từ Vnexpress
Chiều 28/11, tiền vệ Đỗ Hùng Dũng nuốt trọn giáo án trong buổi tập đầu cùng tuyển Việt Nam
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,329
Động cơ
635,713 Mã lực
Nhờ thế mà cụ lập hẳn 1 thớt để truyền thông cho họ. Dự là sau họ sẽ còn viết sai chính tả để các cụ bóc phốt nữa.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top