Câu Lạc Bộ YOGA

Biển số
OF-9847
Ngày cấp bằng
19/9/07
Số km
1,287
Động cơ
547,020 Mã lực
bẩm các cụ admin với mod cho em mở CLB Yoga với ạ.... với nhu cầu tìm đồng minh cùng đi học hoặc san sẻ những lý do vì sao đi tập yoga.... vì sao cần yoga....
Cảm ơn các cụ ạ... kính mong các cụ xa gần trong OF ủng hộ và chia sẻ với em (l)
 
Biển số
OF-9847
Ngày cấp bằng
19/9/07
Số km
1,287
Động cơ
547,020 Mã lực
Trước khi tập Yoga chúng ta cùng tìm hiểu Yoga là gì nhé các cụ....

Yoga là một nghệ thuật cổ xưa có nền tảng là một môn khoa học cực kỳ tinh tế nghiên cứu về thể xác, tâm trí và tinh thần. Việc thực hành lâu dài yoga sẽ dần dần cho phép hành giả cảm nhận được sự yên tĩnh và sự hợp nhất của bản thân với môi trường xung quanh.
Phần lớn mọi người đều biết rằng thực hành yoga sẽ làm cho cơ thể khoẻ mạnh, dẻo dai và yoga cải thiện chức năng hoạt động của các hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá, nội tiết. Đồng thời yoga cũng đem lại sự ổn định và sáng suốt cho ý chí của bạn. Nhưng đó mới chỉ là bước khởi đầu trong cuộc hành trình đi tới samadhi , hay còn gọi là sự tự ngộ ra bản ngã của mình. Đây chính là mục đích cuối cùng của yoga.
Từ yoga có nguồn gốc từ tiếng Phạn là yuj , có nghĩa là “hợp nhất lại” hoặc “kết nối lại”, còn một nghĩa khác có liên quan là “đặt trọng tâm vào” hoặc “sử dụng”. Trong thuật ngữ triết học thì sự hợp nhất giữa cá nhân jivatma và vũ trụ paramatma chính là yoga. Sự hợp nhất xuất hiện trong một trạng thái hoàn hảo và tinh khiết của ý thức, mà trong đó không hề có chỗ đứng cho “cái tôi”. Trước trạng thái này sẽ là trạng thái hợp nhất giữa thể xác và tinh thần, và giữa tinh thần và “cái tôi”.
Mục tiêu của yoga là làm dịu đi sự náo loạn của các xúc cảm và các suy nghĩ mâu thuẫn. Ý chí, trong khi chịu trách nhiệm về các suy tư và những thôi thúc của chúng ta, lại luôn có khuynh hướng ích kỷ. Đây cũng chính là cội nguồn của những định kiến, thiên vị, gây ra các nỗi đau và phiền muộn cho cuộc sống đời thường của chúng ta. Chỉ có yoga mới xoá bỏ được những nỗi đau khổ này và rèn luyện tinh thần, cảm xúc, trí tuệ và lý trí của chúng ta.
(B.K.S Iyengar, Yoga toàn tập)

Sự cần thiết của Yoga
Chúng ta đang sống trong giai đoạn công nghiệp hoá, điều này có ảnh hưởng gì đến cơ thể không? Ngày nay, do khoa học kỹ thuật và lực lượng sản xuất luôn tiến triển, lao động hoặc sinh hoạt nhiều khi buộc con người phải ứng phó với những hoàn cảnh đặc biệt như:

lao động trong môi trường rất nóng gần các lò lớn (luyện kim, thổi thuỷ tinh…), lao động trong tiểng ồn, bụi độc, độ ẩm cao, lao động dưới áp suất cao hay thấp (lặn sâu, lái máy bay…), lao động trong bức xạ nguy hiểm…
Ánh sáng, tiếng ồn, bụi bặm, hoá chất luôn luôn kích động thần kinh, thế nên ngày nay có rất nhiều người hay kêu ca thường xuyên mệt mỏi, mặc dù ăn uồng đầy đủ, sáng dậy thì cảm thấy uể oải, tập trung suy nghĩ việc gì cũng khó, nhiều việc hay quên, tính tình thay đổi… Đây là chứng mệt mỏi thần kinh vì họ lao động và đòi hỏi hoạt động thần kinh quá nhiều. Từ mệt mỏi đến bệnh hoạn khoảng cách không xa, những phản ứng nội tạng, nội tiết kéo dài không điều chỉnh kịp, hậu quả tích luỹ đến lúc một bộ phận nào đó suy sụp, đặc biệt là hệ thống tim mạch, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim… Đây là bệnh của thời đại: các bộ phận trong cơ thể bị tổn thương, loét dạ dày hay tá tràng, có người viêm đại tràng, có người phát hen. Những bệnh này có đặc điểm không tìm ra một nguyên nhân vật chất nào rõ rệt như nhiễm khuẩn, có ký sinh trùng hay tiếp xúc với chất độc mà thường do chịu tác động quá lớn của nguyên nhân tâm lý xã hội, buồn giận, bực tức, hay vấp phải nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống mà không giải quyết được. Cuối cùng những cơn huyết áp lên cao, cơn hen, cơn đau dạ dày do những nguyên nhân tâm lý không điều chỉnh nổi dẫn đến rối loạn trong các hoạt động nội tạng,
Vì nguyên nhân đa dạng, biến động tâm lý xã hội thì trăm nghìn đường lối, nên cũng không có thuốc đặc hiệu trị thẳng vào nguyên nhân, như kháng sinh trị nhiễm khuẩn chẳng hạn. Y học chỉ biết cách làm dịu những cơn đau và nâng cao sức của người bệnh với thuốc bổ và ổn định thần kinh với thuốc an thần. Không có thuốc đặc hiệu nên bệnh thường kéo dài thành mãn tính.
Cho nên mỗi cá nhân phải tự mình chịu trách nhiệm về những bệnh tật của bản thân cũng như cách cứu chữa. Các chuyên gia Yoga đã vạch cho họ một phương pháp hữu hiệu là chữa bệnh bằng Yoga qua cách ăn uống phù hợp, luyện tập các thế Yoga thích hợp và có hiểu biết đúng đắn về những vấn đề liên quan đến cuộc sống cá nhân.
 

minhth

Xe buýt
Biển số
OF-4564
Ngày cấp bằng
6/5/07
Số km
629
Động cơ
554,160 Mã lực
Em ủng hộ mợ Khuê và những ai tập Yoga.
Yoga giúp ta hòa mình vào vũ trụ và nhờ đó tiêu tan đi mọi âu lo, mệt mỏi hàng ngày (Stress), nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể. Yoga có nhiều giai đoạn khác nhau từ thấp đến cao gọi là các bước luân xa (8 bước), mỗi bước như là một cánh cửa để bước vào vũ trụ.
Nghe thì hay thế nhưng để tập có kết quả cần phải có sự hướng dẫn cụ thể chứ không thì dễ "tẩu hỏa nhập ma lắm". Em cũng thích tập món này lắm nhưng khổ một nỗi em không tài nào ngồi yên được đành để từ từ tập sau vậy. Chúc các cụ tập thành công làm gương cho em theo với ạ! (y)
 

Tien_TCFC

Xe điện
Biển số
OF-11484
Ngày cấp bằng
8/11/07
Số km
3,190
Động cơ
559,910 Mã lực
Nơi ở
Xóm Liều
Dạ, E theo dõi chủ đề này, Mợ cứ giảng giải, E về trình với Mợ cả để Mợ duyệt tham gia cho nó có Chị có E!
 
Biển số
OF-9847
Ngày cấp bằng
19/9/07
Số km
1,287
Động cơ
547,020 Mã lực
Astaunga Yoga: Tám bước đạt tới sự hoàn thiện​
Mục tiêu của Yoga là đạt tới hạnh phúc hoàn hảo và phương pháp đạt tới mục tiêu đó nằm ở sự phát triển toàn diện của cơ thể và tâm trí. Mặc dù cơ thể và tâm trí có thể được hoàn thiện dần dần qua các phương pháp tự nhiên, nhưng cũng có phương pháp được xây dựng để phát triển cá nhân nhanh hơn.

Có tám phần của phương pháp này, và do mục tiêu của phương pháp là hợp nhất (yoga) với Ý thức Vũ trụ nên nó cũng được gọi là Astaunga Yoga, hay yoga tám bước.
Hai bước đầu tiên là thực hành Yama và Niyama, hay các nguyên tắc đạo đức hướng dẫn sự phát triển của con người. Sự cần thiết của đạo đức ở đây là ở chỗ nhờ kiểm soát hành vi, chúng ta có thể đạt tới trạng thái sống cao hơn. Vấn đề không phải là chỉ đơn thuần theo một nguyên tắc nào đó chỉ vì đó là một nguyên tắc. Đúng hơn, mục tiêu là để đạt tới sự hoàn thiện của tâm trí. Khi tâm trí đã hoàn thiện thì không còn vấn đề “các nguyên tắc” bởi vì lúc đó ý muốn làm điều gì tổn hại đến bản thân hoặc người khác không còn tồn tại trong tâm trí nữa – đó là trạng thái cân bằng hoàn hảo. Yama có nghĩa là “cái kiểm soát”, và việc thực hành Yama có nghĩa là kiểm soát các hành vi liên quan đến ngoại giới. Trong cuốn sách Hướng dẫn hành vi con người, Shrii Shrii Anandamurti đã giải thích rõ ràng các khía cạnh khác nhau của Yama và Niyama, một cách giải thích rất rõ ràng và cũng thực tế cho con người của thế kỷ 21.
Bước thứ ba của Astaunga Yoga là Asana. Một asana là một tư thế được giữ cố định một cách thoải mái. Đây là phần nổi tiếng nhất của yoga, nhưng nó cũng thường bị hiểu sai. Asana không phải là các bài tập thông thường như thể dục. Asana là những bài tập đặc biệt có hiệu quả cụ thể lên các tuyến nội tiết, các khớp, cơ bắp, dây chằng và dây thần kinh.
Khía cạnh quan trọng nhất của asana là tác động lên các tuyến nội tiết, nơi tiết xuất hóc môn trực tiếp vào máu. Các tuyến nội tiết bao gồm tuyến tuỵ, tuyến ức, tuyến giáp trạng, tuyến cận giáp trạng, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục (tinh hoàn và buồng trứng). Nếu một trong các tuyến trên tiết xuất quá ít hoặc quá nhiều thì cơ thể sẽ có vấn đề.
Bên cạnh việc mang lại sức khoẻ thể chất, các asana có một ảnh hưởng quan trọng đối với tâm trí. Khi hoạt động của các tuyến được cân bằng, điều này giúp cho sự cân bằng của tâm trí. Cũng nhờ làm mạnh lên các trung tâm thần kinh các asana giúp kiểm soát các khuynh hướng tâm trí (vrttis) ở các trung tâm này. Có năm mươi các khuynh hướng tâm trí được phân bổ ở sáu luân xa thấp của cơ thể.
Phần thứ tư của Astaunga Yoga là Pranayama hay kiểm soát năng lượng sức sống. Pranayama cũng là phần luyện tập nổi tiếng của yoga nhưng nguyên tắc của cách luyện tập này thường không được giải thích rõ.
Yoga định nghĩa cuộc sống như trạng thái tồn tại song song của sóng thể chất và tâm trí trong quan hệ với năng lượng sức sống. Các năng lượng sức sống này gọi là các vayu hay “khí”. Có mười loại khí vayu trong cơ thể con người, chúng chịu trách nhiệm về các hoạt động chuyển động bao gồm thở, lưu thông máu, bài tiết, vận động tứ chi v.v... Điểm kiểm soát của tất cả các khí vayu này là một cơ quan gọi là Pranendriya. (Pranendriya, giống như các luân xa, không phải là một cơ quan giải phẫu). Cơ quan Pranendriya này cũng có chức năng nối các giác quan với một điểm trên não. Pranendriya nằm ở giữa ngực và nó đập theo nhịp hô hấp.
Trong pranayama có một quá trình đặc biệt điều chỉnh hơi thở để nhịp của Pranendriya dừng lại và tâm trí trở nên yên tĩnh. Điều này giúp cho thiền định rất nhiều. Pranayama cũng điều chỉnh lại sự cân bằng của năng lượng sức sống trong cơ thể. Luyện tập Pranayama là một bài tập phức tạp và có thể nguy hiểm nếu không được chỉ dạy và hướng dẫn bởi một người thầy có khả năng.
Bước thứ năm của Astaunga Yoga là Pratyahara có nghĩa là rút tâm trí khỏi sự gắn bó với các đối tượng bên ngoài. Trong thiền định yoga, đó là quá trình người tập thiền thu rút tâm trí về một điểm trước khi nhắc câu chú mantra.
Phần thứ sáu của Astaunga Yoga là Dharana. Dharana có nghĩa là tập trung tâm trí vào một điểm cụ thể. Trong bài thiền cơ bản, người tập đưa tâm trí tới một luân xa nhất định, đó là hạt nhân tâm trí và tâm linh của người đó. Điểm này (gọi là Ista Cakra) khác nhau ở từng người và do người thầy dạy thiền chỉ dẫn khi khai tâm. Khi tâm trí được tập trung vào điểm đó, quá trình niệm câu chú mantra bắt đầu. Khi mất tập trung, người tập phải lặp lại quá trình đưa tâm trí trở về điểm tập trung đó. Việc luyện tập mang tâm trí đến một điểm tập trung là một dạng của Dharana.
Khi một người thành thạo kỹ năng Dharana, người đó có thể học bước thứ bảy của Astaunga Yoga là Dhyana. Trong quá trình này, trước hết tâm trí được mang đến một luân xa cụ thể, sau đó được hướng theo một luồng chảy liên tục tới Ý thức Tối cao. Luồng chảy này tiếp tục tới khi tâm trí hoàn toàn bị thu hút vào Ý thức Tối cao. Quá trình này phức tạp và chỉ được dạy khi người tập đã luyện tất cả các bước trước đó, đặc biệt là Dharana.
Dhyana giúp hoàn thiện lớp tâm trí tinh vi nhất và dẫn người tập tới bước cuối cùng của Astaunga Yoga là samadhi.
Samadhi không giống bảy bước nêu trên bởi nó không phải là một bài tập mà đúng hơn là kết quả của các phần khác của Astaunga Yoga. Đó là thu hút tâm trí vào Ý thức Tối cao. Có hai dạng samadhi, nirvikalpa và savikalpa. Savikalpa là trạng thái nhập định chưa hoàn toàn. Trong savikalpa samadhi người tập cảm thấy “Tôi là Ý Thức Tối cao”, nhưng trong nirvikalpa samadhi không còn cảm giác cái “Tôi” nữa. Ý thức cá nhân hoàn toàn hoà nhập với Ý thức Vũ trụ.
Những ai kinh nghiệm trạng thái này không thể giải thích hoặc miêu tả được nó bởi vì nó diễn ra khi tâm trí ngưng hoạt động. Cách duy nhất mà họ có thể biết được họ đã kinh nghiệm trạng thái này là sau khi tâm trí thoát khỏi trạng thái nhập định. Khi đó họ kinh nghiệm các sóng của hạnh phúc tột cùng và có thể biết rằng họ đã trải qua trạng thái nirvikalpa samadhi. Việc đạt tới trạng thái samadhi là kết quả của nhiều năm luyện tập trong kiếp này, hoặc kiếp trước hoặc nhờ ân huệ của người Thầy. Nó là đỉnh cao của hàng triệu năm tiến hoá từ những dạng sống thấp hơn cho tới kiếp người và cuối cùng là hoà nhập với Cội nguồn của tất cả hiện hữu.
Lược dịch từ cuốn The Wisdom of Yoga (P.R. Sarkar, Singapore, 1990).
 
Biển số
OF-9847
Ngày cấp bằng
19/9/07
Số km
1,287
Động cơ
547,020 Mã lực
Em ủng hộ mợ Khuê và những ai tập Yoga.
Yoga giúp ta hòa mình vào vũ trụ và nhờ đó tiêu tan đi mọi âu lo, mệt mỏi hàng ngày (Stress), nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể. Yoga có nhiều giai đoạn khác nhau từ thấp đến cao gọi là các bước luân xa (8 bước), mỗi bước như là một cánh cửa để bước vào vũ trụ.
Nghe thì hay thế nhưng để tập có kết quả cần phải có sự hướng dẫn cụ thể chứ không thì dễ "tẩu hỏa nhập ma lắm". Em cũng thích tập món này lắm nhưng khổ một nỗi em không tài nào ngồi yên được đành để từ từ tập sau vậy. Chúc các cụ tập thành công làm gương cho em theo với ạ! (y)
tập thử đi cụ rất dễ chịu đấy.... nhưng 1 tuần nên tập 2 lần thôi.... và mỗi lần chỉ cần 1 tiếng.... ko nên tập nhiều..... có khả năng giới hạn về sex hoặc trầm cảm nếu như bị fụ thuộc quá nhiều về yoga :)
địa chỉ tập yoga ở Hn
Hội trường Khu tập thể Tổng cục Hoá chất. 3B Đặng Thái Thân. ĐT: 8251533
• Hội trường ngõ 93 Lý Nam Đế. ĐT: 9135497
• Hội trường Khu tập thể Bộ Năng Lượng . 93 Láng Hạ, Hà Nội. Điện thoại: 9135497.
• Hội truờng Nhà văn hoá A3, Hào Nam, Giảng võ. ĐT: 9135497
• Hội trường UBND phuờng Đồng tâm. Tầng 3, 157 đường Giải phóng. ĐT: 9108270
• Câu lạc bộ văn hoá khu A Phương Mai. Ngõ 4, ngách 27, Phương Mai. ĐT: 9108270
 
Biển số
OF-9847
Ngày cấp bằng
19/9/07
Số km
1,287
Động cơ
547,020 Mã lực
Biển số
OF-9847
Ngày cấp bằng
19/9/07
Số km
1,287
Động cơ
547,020 Mã lực
e đã và đang đăng ký đi học
bác nào có nhu cầu học chung kỏ em học ở Đặng Thái Thân cho gần nhà :)
 

classic

Xe hơi
Biển số
OF-543
Ngày cấp bằng
29/6/06
Số km
177
Động cơ
580,540 Mã lực
tập thử đi cụ rất dễ chịu đấy.... nhưng 1 tuần nên tập 2 lần thôi.... và mỗi lần chỉ cần 1 tiếng.... ko nên tập nhiều..... có khả năng giới hạn về sex hoặc trầm cảm nếu như bị fụ thuộc quá nhiều về yoga :)
địa chỉ tập yoga ở Hn
Hội trường Khu tập thể Tổng cục Hoá chất. 3B Đặng Thái Thân. ĐT: 8251533
• Hội trường ngõ 93 Lý Nam Đế. ĐT: 9135497
• Hội trường Khu tập thể Bộ Năng Lượng . 93 Láng Hạ, Hà Nội. Điện thoại: 9135497.
• Hội truờng Nhà văn hoá A3, Hào Nam, Giảng võ. ĐT: 9135497
• Hội trường UBND phuờng Đồng tâm. Tầng 3, 157 đường Giải phóng. ĐT: 9108270
• Câu lạc bộ văn hoá khu A Phương Mai. Ngõ 4, ngách 27, Phương Mai. ĐT: 9108270
Cái vụ này em nung nấu lâu lắm rồi và cũng đã gọi cho một bác thầy hướng dẫn ở Hội trường Khu tập thể Bộ Năng Lượng [/I]. 93 Láng Hạ, Hà Nội. Điện thoại: 9135497, cơ mà lớp này thời gian đúng vào lúc công việc đang bận xong việc cơ quan thì cả lớp về hết. Mợ đã tập ở đâu mà thời gian không bó buộc chỉ cho em tham gia với ạ.
 

kienlion

Xe máy
Biển số
OF-12785
Ngày cấp bằng
21/1/08
Số km
96
Động cơ
522,750 Mã lực
Yoga hóa ra lại ko đc tập nhiều quá hở các bác? Lần đầu tiên em nghe nói đến cái này đấy ạ
 

hachi

Xe tăng
Biển số
OF-84
Ngày cấp bằng
31/5/06
Số km
1,606
Động cơ
597,860 Mã lực
Tuổi
50
Nơi ở
Le bon cafe
e đã và đang đăng ký đi học
bác nào có nhu cầu học chung kỏ em học ở Đặng Thái Thân cho gần nhà :)
Trước em cũng có con bồ tập Yoga ở đây, suốt ngày phải đưa đón. Bây giờ thành vợ cả rồi nên em ko cho đi tập nữa:21:
 

vietvoiz

Xe container
Biển số
OF-7990
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
9,198
Động cơ
627,788 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
+21.03216 +105.86850
Website
www.vietvoiz.com
Nhà cụ Liễu cho cháu theo môn YOAG mới, thấy bảo học môn này không cần ăn uống gì thì đỡ cơm quá phải không cụ, như bên India chôn dưới đất mấy tháng không cần thở luôn đấy ợ
 

hachi

Xe tăng
Biển số
OF-84
Ngày cấp bằng
31/5/06
Số km
1,606
Động cơ
597,860 Mã lực
Tuổi
50
Nơi ở
Le bon cafe
Nhà cụ Liễu cho cháu theo môn YOAG mới, thấy bảo học môn này không cần ăn uống gì thì đỡ cơm quá phải không cụ, như bên India chôn dưới đất mấy tháng không cần thở luôn đấy ợ
Cái nhà bác này, ko ăn thì lấy gì mà ! Bác ko biết ! là 1 trong tứ khoái của con người à?
 

Maybach Tàu

Xe container
Biển số
OF-4525
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
5,264
Động cơ
600,394 Mã lực
Nơi ở
HÀ...LỘN
Cụ Vietvoi học kiểu đấy sau 1 thời gian chạy trên dây điện sang 87 xì pam mà không cần cưỡi Mút Xôi :))

Cụ Khuê show ảnh luôn nhá, 2 năm trước em cũng đi tập Yoga đấy, vừa khỏe người lại vừa tán được bà cả, hehe(y) (y)
 

minhth

Xe buýt
Biển số
OF-4564
Ngày cấp bằng
6/5/07
Số km
629
Động cơ
554,160 Mã lực
Mợ Khuê đang tập đến bước luân xa thứ mấy roài mợ ui?
 
Biển số
OF-9847
Ngày cấp bằng
19/9/07
Số km
1,287
Động cơ
547,020 Mã lực
Yoga hóa ra lại ko đc tập nhiều quá hở các bác? Lần đầu tiên em nghe nói đến cái này đấy ạ
vâng , đúng với 1 số người thôi.
em có 1 cô bạn tập yoga 1 tuần 5buổi....và sau 5tháng.. cô ý lãnh cảm... k đoái hoài đến sex với chồng..... hơi nguy hiểm đấy... cẩn thận vẫn tốt hơn... nên giới hạn mức vừa đủ...:)
 
Biển số
OF-9847
Ngày cấp bằng
19/9/07
Số km
1,287
Động cơ
547,020 Mã lực
Trước em cũng có con bồ tập Yoga ở đây, suốt ngày phải đưa đón. Bây giờ thành vợ cả rồi nên em ko cho đi tập nữa:21:
đi tập yoga tốt mà... nó làm cho mình nhẹ nhàng hơn... ko cáu kỉnh... và trở nên dịu dàng hơn kekêkekekk.... mà sao bác ích kỷ thế.... k cho vợ đi tập là sao :^) cho đi tập đi... em còn có bạn tập cùng chứ.... bác ích kỷ lắm.... bác biết tụ tập cafe, nhậu nhẹt mà trong khi đó để vợ đi tập yoga 1 tuần 1 buổi cũng k cho.....haizzzzzzzzzz
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top