- Năm 1680 nhà bác học Huyghenxo đề nghị chế tạo một cỗ máy làm việc nhờ đốt cháy một lượng thuốc nổ trong xi lanh động cơ. Nhưng phải đến năm 1860 kiểu động cơ đốt trong đầu tiên mới được kỹ sư Pháp Lenuar đưa ra. Nhưng do hiệu suất của loại động cơ này không vượt quá 3% nên nó không được ứng dụng trong thực tế sản xuất.- Vào năm 1879, động cơ đốt trong đầu tiên có khả năng làm việc đã được chế tạo theo đề án của kỹ sư cơ khí I.S Kostovik (người Nga). Động cơ này được thiết kế cho mục đích vận tải và chạy băng xăng, đốt cháy bằng tia lửa điện có công suất 60 KW. - Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XIX xuất hiện kiểu động cơ có buồng cháy phụ. Loại động cơ này chạy bằng nhiên liệu nặng như (như dầu thô). Việc đốt cháy nhiên liệu nặng trong động cơ là do nhiên liệu tiếp xúc với bề mặt kim loại được đốt nóng của buồng cháy phụ nằm trên nắp xi lanh. - Bước phát triển quan trọng của động cơ kiểu piston được đánh dấu bằng sự kiện kỹ sư người Đức Rudolf Diesel phát minh ra kiểu động cơ mới vào năm 1892 và được chế tạo vào năm 1897. Động cơ kiểu này làm việc theo nguyên tắc nhiên liệu tự bốc cháy ở cuối hành trình nén trong xi lanh động cơ và sau này được gọi được gọi là động cơ diesel.- Vào năm 1899, nhà máy của hãng Lutvik Noben tại Pêtecbua đã sản xuất động cơ diesel công suất 15 KW có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hơn hẳn các loại động cơ đương thời.- Năm 1903, người ta đưa vào sử dụng chiếc tàu thuỷ đầu tiên của nước Nga chạy bằng động cơ diesel mang tên "VADAL" vói ba động cơ, công suất mỗi động cơ là 88 KW. Vào năm 1911 người ta bắt đầu chế tạo hàng loạt các tàu chạy bằng động cơ diesel công suất 450 KW.Hiện nay, động cơ diesel được sử dụng rộng rãi vì trong cùng một điều kiện như nhau, động cơ diesel tiêu tốn lượng nhiên liệu ít hơn cho một đơn vị công suất (g/ ml.h). Ngoài ra, động cơ diesel còn có kích thước và trọng lượng tương đối nhỏ hơn; có tuổi thọ và độ bền cao hơn.Động cơ diesel càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực hàng hải do có các ưu điểm sau:- khả năng tăng công suất- khả năng giảm suất tiêu thụ nhiên liệu- phù hợp với dải vòng quay của chân vịt- có thể dùng được nhiên liệu chất lượng thấp- độ tin cậy và tuổi thọ cao- dễ dàng khai thác và bảo dưỡng, sửa chữa- Từ những năm 1980, các động cơ hai kỳ quét thẳng, thấp tốc, hành trình dài hoặc siêu dài có tăng áp bằng tua bin khí xả được dùng cho hệ động lực tàu thuỷ trở nên phổ biến hơn nhờ khả năng phát công suất lớn, tiết kiệm nhiên liệu và giảm hàm lượng NOx trong khí xả.