- Biển số
- OF-8200
- Ngày cấp bằng
- 15/8/07
- Số km
- 836
- Động cơ
- 546,050 Mã lực
- Nơi ở
- Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
Em vẫn bảo lưu dự báo của mình rằng cầu Đuống sẽ phải sập trong năm 2009. Sụp đổ là một đặc ân của nó mà cả Sở giao thông công chính Hà Nội và công an thành phố Hà Nội dành cho nó. Các bác giờ đây có thể tưởng tượng kịch bản cho sự sụp đổ của nó. Kịch bản theo em sẽ là:
Vào một buổi tối muộn, trời đã ngừng mưa sau mấy ngày trút nước, một đoàn tầu chở hàng đang chạy trên cầu hướng sang phía Yên Viên, từng đoàn ô tô vẫn nối đuôi nhau qua cầu. Từ phía Yên Viên sang Hà Nội, từng tốp xe moóc gầm rú chở sắt cuộn từ bãi Container đang lê trên cầu và trên dốc lên cầu. Phía Ngô Gia Tự sang Yên Viên, 2 chuyến xe buýt số 10 và số 54 đang lặng lẽ vào cầu, trước mặt chúng là những chiếc xe đầu kéo mang biển số 16 - Hải Phòng mang sau những chiếc Container nặng trĩu hàng hóa và cả một chiếc đầu kéo cõng theo hàng chục tấn xi măng. Phía đầu cầu bên đường Ngô Gia Tự, 2 chú nhân viên công ty đường sắt, đang ngồi trên chiếc ghế nhựa và dưới một chiếc ô che màu cháo lòng, miệng ngậm điếu thuốc và mắt nhìn lơ đãng vào dòng xe hối hả ngược xuôi.
Bỗng..... Rầm...rầm... Một tiếng động vang rền, nghe như tiếng bom nổ. Tiếng máy móc phát ra từ xe cộ như chùng lại, xen vào đó là tiếng người la hét thất thanh: "sập cầu rồi, sập cầu rồi, sập cầu rồi..."
Tưởng nhớ: Thế là cây cầu 30 năm tuổi đã ra đi, sứ mệnh lịch sử của nó đã hết. Trong suốt những năm tồn tại của mình, nó đã gồng gánh biết bao chuyến hàng, đưa biết bao con người từ Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn qua Hà Nội và ngược lại. Em cũng là một trong số nhiều nhiều triệu lượt người qua lại đó.
Ngày nào em cũng qua đó 2 lần các bác ạ. Em nhớ như in từng vết thương trên mặt của nó và đã cố để bánh xe không lọt xuống đó, dù cả chục năm nay không hề có một ngọn đèn nào. Giá như có một vị tai to mặt lớn nào đó xây mấy tòa nhà chung cư, dù chỉ để dành cho mấy người 'cùng khổ' bên phía Yên Viên thì có lẽ số phận nó sẽ khác.
Tham khảo tình trạng cầu Đuống mới nhất tại đây: http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/05/3BA0F3A1/
Vào một buổi tối muộn, trời đã ngừng mưa sau mấy ngày trút nước, một đoàn tầu chở hàng đang chạy trên cầu hướng sang phía Yên Viên, từng đoàn ô tô vẫn nối đuôi nhau qua cầu. Từ phía Yên Viên sang Hà Nội, từng tốp xe moóc gầm rú chở sắt cuộn từ bãi Container đang lê trên cầu và trên dốc lên cầu. Phía Ngô Gia Tự sang Yên Viên, 2 chuyến xe buýt số 10 và số 54 đang lặng lẽ vào cầu, trước mặt chúng là những chiếc xe đầu kéo mang biển số 16 - Hải Phòng mang sau những chiếc Container nặng trĩu hàng hóa và cả một chiếc đầu kéo cõng theo hàng chục tấn xi măng. Phía đầu cầu bên đường Ngô Gia Tự, 2 chú nhân viên công ty đường sắt, đang ngồi trên chiếc ghế nhựa và dưới một chiếc ô che màu cháo lòng, miệng ngậm điếu thuốc và mắt nhìn lơ đãng vào dòng xe hối hả ngược xuôi.
Bỗng..... Rầm...rầm... Một tiếng động vang rền, nghe như tiếng bom nổ. Tiếng máy móc phát ra từ xe cộ như chùng lại, xen vào đó là tiếng người la hét thất thanh: "sập cầu rồi, sập cầu rồi, sập cầu rồi..."
Tưởng nhớ: Thế là cây cầu 30 năm tuổi đã ra đi, sứ mệnh lịch sử của nó đã hết. Trong suốt những năm tồn tại của mình, nó đã gồng gánh biết bao chuyến hàng, đưa biết bao con người từ Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn qua Hà Nội và ngược lại. Em cũng là một trong số nhiều nhiều triệu lượt người qua lại đó.
Ngày nào em cũng qua đó 2 lần các bác ạ. Em nhớ như in từng vết thương trên mặt của nó và đã cố để bánh xe không lọt xuống đó, dù cả chục năm nay không hề có một ngọn đèn nào. Giá như có một vị tai to mặt lớn nào đó xây mấy tòa nhà chung cư, dù chỉ để dành cho mấy người 'cùng khổ' bên phía Yên Viên thì có lẽ số phận nó sẽ khác.
Tham khảo tình trạng cầu Đuống mới nhất tại đây: http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/05/3BA0F3A1/