- Biển số
- OF-64914
- Ngày cấp bằng
- 25/5/10
- Số km
- 3,022
- Động cơ
- 459,709 Mã lực
- Nơi ở
- Anygard
- Website
- anygard.vn
Câu chuyện em đọc nhiều lần rồi, hay nhưng em quên nguồn. Thành thật xin lỗi
Em nói lâu quá rồi, không được nghe tiếng Hà Tĩnh thật "xịn" nên em khóc. Dân ngoài nớ nói con nhện là "con nhện", dân ta lại nói con nhềnh nhệnh mà em khóc à. Nói anh nghe! Ðứa mô đập em mà em khóc! Tra trọ (già khốc) rồi chứ có trẻ mỏ chi nữa mà khóc! Em ở ngoài nớ nói tiếng Hà Nội - phổ thông, nói tiếng Anh - quốc tế cho sướng mồm chứ báu chi cái đất Hà Tĩnh, gió Lào, đá dăm, đá mẳn, "ch.ó ẻ bỏng khu", ăn côộc nói cạc ni! Con gái thì như "dùi đục chấm nước mắm", con trai thì cằm vênh như hòn đá, mắt mũi toàn trợn ngược, hình như không biết nể sợ ai, cái gì... khổ mà vênh vênh váo váo, báu chi cái đất nớ mà em khóc.
Trần Văn Toán, khoảng 32 tuổi, chủ hiệu tạp hóa ở một thị tứ nhỏ, hôm ấy bỗng động trời dở chứng thế nào mà ngồi viết thư cho em gái ở Hà Nội. Trước đây, Toán chưa bao giờ viết thư cho em cả, nên cố gắng viết thật hay, sống động, diễn cảm.
Ngoài trời nóng 38 độ, gió tây cồn cột thổi, làm mấy bộ quần áo khô roóng, phơi trên cái sào nứa cứ cất tung lên.
"Em thân quý mến!" - Toán viết - "Ðêm đã vào chiều sâu! Trăng đã tỏa ánh sáng lên mái nhà, lên mặt ao, lên lá chuối, có tiếng ễnh ương kêu, có tiếng bò ọ phía xa xa (đúng lúc đó có con bò rống lên ngoài đồng). Cha mẹ đi nằm, các cháu ngủ cả, chị đang quấy cám lợn. Anh ngồi viết thư cho em".
Chưa tìm ra được ý, Toán nhìn quanh quầy hàng của mình: Mấy bao xà phòng, lọ rửa chén bát, rồi mấy cọc tô, bát buộc dây, đôi lốp xe đạp chưa bán được, mấy hộp sữa Ông Thọ loem loem... Anh chợt nhìn thấy hộp quả cầu lông, bèn nhớ lại chuyện hồi nhỏ, anh em hay đánh cầu lông. Phải bắt đầu từ thời ấu thơ, Toán mắm môi viết:
"Cha mẹ đẻ dày. Một năm hai đầu hai đứa, anh cả em thứ, thằng út đã đi bộ đội. Hồi nhỏ, anh dại, hay đập em. Em khóc kêu như cái còi. Rồi con gái mau to hơn con trai. Vú em bằng trấy cau rồi, mà anh còn mặc quần đùi bêu nắng. Cha đưa về đôi vợt cầu lông, anh đánh mắc quả trên tàn cây, vợt khêu không đến, đá ném không trúng, rứa là nhờ em lấy. Cả xóm được bữa cười".
"Anh con so, ăn no mà dại, được ông chiều thành ra học dốt. Em thì con gái, ông không chiều mấy. Ông nói:
- Ðồ con gấy, học giỏi rồi cũng gả cho người ta, chớ mần được chi. Nhà cửa, nương vườn ni là của thằng Toán hết.
Em sợ không có chỗ ở hay, cức chi ông mà em học giỏi rứa. Rồi em đỗ Ðại học Vinh, khoa Tiếng Anh, Ngoại ngữ. Anh thì trật "mấu cu chuôi" (trượt vỏ chuối), ở nhà nuôi lợn với mẹ".
Cảm thấy câu chuyện dẫn đi nhanh, và thuận lợi, mới từ thời thơ ấu đã chuyển ngay được đến đoạn thanh niên. Toán lại nghĩ đến chuyện các bạn của em gái đến nhà mình chơi, chúng nó cũng xinh, nhưng anh tự ti học dốt, nên thích mà không dám cưa cẩm. Chắc là phải kể lể công trạng công một chút. Toán viết tiếp:
"Cỡ anh rồi có lẽ không làm được Bộ trưởng như ông "**", nhưng đối với anh, việc khó nhất trên đời, không phải là làm Bộ trưởng, mà là làm anh trai của cô em xinh đẹp, thông minh, học giỏi.
Bạn em đến chơi cả bầy, coi gái thì rinh rích như gà chích, con trai lại lừ lừ như cối xay, nhà mình chật, anh biết mà ngồi vô mô. Chúng nó kém anh có một tuổi, làm anh thì không xứng, làm bạn cũng chẳng xong, rứa là anh bỏ sang nhà hàng xóm ngồi.
Tại sang nhà hàng xóm ngồi, rồi con chị dâu em nó bị cảm (sau này mới biết là nó lừa), rứa là phải đắp chăn cho nó, lấy khăn cho nó lau mồ hôi khi xông... nó khóc, rứa là dạm nó, dỗ nó, rứa là... rồi lấy nó, tan nát đời trai của anh".
Bắt được đúng mạch văn như người ta vẫn nói, hay nói như Sê-khốp là đã "nắm được ý chính" nên anh chủ hiệu tạp hóa của chúng ta triển khai hăng lắm.
"Thấy em đẹp, sau này làm giáo viên, nhàn mà lương cao, nghề ngoại ngữ lại có giá, nên quân thanh niên đến chơi cả đoàn. Cán bộ huyện có, lính tráng sĩ quan có, thanh niên trong làng cũng có. Nhà mình sợ em ế chồng, sợ làng xóm chửi, nên gắng mà tiếp. Mấy con ch.ó, cứ gọi là sủa khản cả cổ...
Nói thật, có đợt em đi chơi đêm với mấy thằng thư sinh, cũng giày đinh quần bò, đi đứng thì ỏn a, ỏn ẻn, anh cũng thấy lo lắm, ruột nổ đôm đốp. Nói dại mồm chứ em mà chửa phưỡn ra đấy, thì nhà mình biết đút trốc vô mô (đút đầu vào đâu).
Rồi cái đợt em đưa thằng Tây về chơi nhà mình mới khiếp chứ. Thằng cu Tây hình như thằng Liêm (anh ta nghe William giống như tên Liêm), kềnh càng như cái thang, tóc hoe, mắt hoe, lông mi cũng hoe hoe như mắt tru (trâu) bạc, tay toàn lông, nhìn ai cũng cười...
Em dịch cho anh nói chuyện với thằng Liêm, nó bảo:
- Ðất nước Việt Nam tươi đẹp, khí hậu ấm áp, người dân thân thiện, phở ngon, áo dài Việt Nam rất đẹp...
Nghe cứ như trên ti-vi, mấy cô phỏng vấn. Anh mới điên lên trong người bảo: Ðứng trên đất đai của tổ tiên, cha ông đi bộ đội cụt cẳng mới giành lại được (Bố của Toán là thương binh), rồi còn ngồi trong nhà mình nữa chứ, nó mà không khen, anh thì anh đánh cho bỏ mẹ. Tây thì Tây, mà to thì to, anh không có ngán trường hợp mô hết".
Ra oai được với anh Tây đang ở tận đẩu tận đâu xong, Toán cảm thấy nhẹ nhõm trong người, làm điếu thuốc lá hút cái đã. Chút nicotine khiến đầu óc anh tỉnh táo hơn. Toán mới nghĩ là trên ti-vi, người ta gặp Tây hay bắt tay, nói cười vui vẻ, mình mà nói quá đi, e không hợp thời đại. Lịch sử thì qua rồi, thư đã được viết một đoạn dài, chép lại thì rất lười, nên Toán đành cúi xuống viết tiếp câu.
"Nhưng thằng Tây đó, nói chung rất hiền, anh thích thuốc lá của nó lắm".
- Rồi em tốt nghiệp Ðại học, mà vợ anh thì đẻ - Toán viết tiếp - Tưởng em về huyện mình đi dạy con nít, ai ngờ em lại đi làm phiên dịch cho Tây. Rồi em giỏi, nên cơ quan ngoài Hà Nội lại đưa em ra ngoài đó, làm phiên dịch cho Tây ngoài đó.
Cha không muốn cho em đi, muốn em lấy chồng rồi về đi dạy. - Thấy cái chén bán rượu lẻ trên bàn, Toán viết - Cha ta tốt, thật như người miền núi, mà lại hay khùng, đưa cái chén thì nói cái chén, chứ đưa cục vàng nói cái chén ông cũng toang liền. Ông người đời trước, không biết chứ giáo viên xin được việc ở tỉnh mình, nghe đồn cũng khó, cũng tốn lắm. Cha không muốn em đi Hà Nội nên mới nói: "Cái tiếng Nga - Xô-viết - Nghệ Tĩnh nói ai mà nghe cho được (thời ông cụ, người Bắc chê dân Nghệ Tĩnh không biết nói ngoại ngữ, phát âm như gà mổ mo, như que đập mẹt). Em ở ngoài Thủ đô, cứ trẹo mồm, xoắn lưỡi nói phụt cả nước miếng ra ngoài... cho thiên hạ biết thế nào là dân Nghệ - Tĩnh nói ngoại ngữ.
Rồi em xin đi lấy chồng. Thằng rể cũng hiền lành, tử tế, đồng hương, lại làm việc ở Hà Nội. Ông nội mới thở dài, bảo: "Con gái mà lấy chồng xa . Cũng bằng con lợn, khái tha vô lòi" (Khái là con hổ). Rứa là mất đứa cháu.
Tủi hơn, cha hắn thì giám đốc, cha mình thì cụt cẳng. Hôm đám cưới em, họ nhà mình trông nhớp nhớp, ngồi xe khách, họ nhà hắn thì toàn đeo cà vạt sắt cổ ngồi xe con. Anh cứ lo xe máy đi không đông, mấy ông Cựu chiến binh bạn của cha không đeo huy chương đến dự, cho sáng bên nhà mình lên một chút. May mà mọi chuyện cũng ổn, gia đình bên rể cũng lịch thiệp, có học, không thì, không thì...".
Default
Tiếp và hết
Toán cảm thấy vẫn còn hậm hực với chuyện "Nhà rể sang hơn nhà mình", định viết câu gì đó đi liền với chai lọ, nắm đấm, gậy gộc... nhưng "gạo đã nấu thành cơm" rồi, nên anh ta bèn lấy bút bi gạch chữ "không thì" đi, gạch đậm mà nhoem nhoem cả, cốt cho người khác không đọc được.
- Khi đưa dâu hoàn chỉnh - Toán viết tiếp - Hai họ chào nhau về, anh đứng lại sau cùng với em. Em mặc cái mấn (váy) trắng, đội cái mũ cưới dây chạc loèm nhoèm trên trốc. Anh nói:
- Rứa mi không về nhà ta nữa à!?
Em mới cười mêu mếu nói là: - Tui ở đây không về nữa, anh về với cha i !
Khi nớ em gưn (gần) khóc đúng không, anh cũng... gưn khóc. Ngồi về, nhìn đường nhựa chạy rút loáng loáng dưới bánh xe máy, mà thương em vô chừng kể.
Em đi lấy chồng rồi, anh vẫn cứ ngỡ như em đang đi học, đi phiên dịch, hay đi mô đó.
Trầm sâu, nghĩ ngợi một lúc, Toán lại viết:
- Em có chửa, rồi em về tỉnh nhà đẻ cho gia đình tiện đường chăm sóc, đi lại. Bữa nớ, em đẻ khó, phải mổ, rứa là mụ bác sĩ ở viện tỉnh, mới đề nghị ký cái giấy chi mà bảo đảm a. Anh với thằng rể cùng thò tay ra, mụ bác sĩ hỏi, quan hệ, anh nói: "Tui anh trai, chú hắn đây chồng", rứa là mụ nớ đưa giấy ký cho thằng rể ký. Anh định khùng lên, nhưng cuối cùng anh mới nghĩ là: Gả bán rồi, có chết đi thì cũng đem về nghĩa trang nhà họ chôn, anh không có quyền nữa, có tức cũng không dám đập em nữa, anh em mình đã chia xa thật rồi... Ngồi nơi phòng chờ, anh cứ nghĩ mãi, nghĩ mãi: Tại răng anh và em một cha một mẹ sinh ra, lại không thân bằng thằng rể, anh cũng cầm hết tiền vốn đi, có chi biến cấp để lo cho em, nhưng đây có lẽ không phải là vấn đề tiền...
Ðến khi thấy em rạng rỡ nhìn thằng rể bưng đứa cu con khóc "O hoa...! O hoa...! O hoa...!" trên tay, anh mới biết là: Mất em cho chồng em rồi. Rứa là "Con lợn khái tha vô lòi" rồi.
Có một thằng bé đến mua thuốc lào, thấy mắt anh chàng Toán ngân ngấn nước, mới ngạc nhiên hỏi:
- Vơ...! Chú Toán khóc à!?
- Ðù mệ thằng cha mi - Toán trợn mắt quát - Nói cha mi trả tiền cho tau. Mua thì toàn mua nợ. Tau bửa mặt cả cha cả con ra đó.
Thằng bé hoảng hồn, không hiểu chú Toán hôm nay phát rồ hay thế nào, cầm đùm thuốc lào lủi mất. Toán ngồi xuống viết tiếp.
- Anh xây cái ốt quán sát đường, bán lặt vặt, dân toàn mua nợ, đến mùa mới trả lúa, không "mần giàu, mần có" chi, đủ sống. Ông chết chôn ngoài đồng rồi thì thắp hương, mần giỗ, cha yếu, mẹ cũng còng nặng rồi, nằm trong nhà, chị thì đi chợ, nuôi lợn, các cháu đi học... Chú út có lẽ đi bộ đội chuyên nghiệp luôn. Có ông Ðại tá đeo sao Thủ trưởng của hắn, lính chiến đấu cùng cha ta trước đây, đi xe U-oát về chơi, nói rứa. Anh ngồi một mình ngoài ốt quán, rảnh, buồn hay nghĩ ngợi lung tung, lẩn thẩn như cố tra (ông cụ già) ấy em ạ.
Anh thì đứa con đầu học lớp 4, đứa sau học lớp 1, em cũng làm mẹ con nít lâu rồi, rứa mà anh em ta toàn lo chuyện chi chi, mô mô, chưa nói được với nhau một hồi cho thật tình cảm. Nghe nói, con em cũng đi mẫu giáo rồi, hồi đẻ, cháu cũng cứng, nhưng nó biết gọi bà, gọi mẹ, gọi bố lâu rồi, lại biết gọi tên con người Ô - sin nhưng chưa biết gọi cậu phải không em. Cậu kiểu như anh thì cũng đừng bắt cháu gọi sớm làm chi, mà anh cũng có trời mà biết được là tại răng chưa đi Hà Nội thăm cháu, thăm nhà của em một chuyến, toàn mắc ba cái chuyện lặt vặt...
Ðợt trước em gọi điện thoại về, anh đi nghe mất 2 nghìn. Em đang hỏi thăm hàng xóm, lung tung thì anh thấy con nhện nó sa. Anh sợ xui rủi mới quát:
- Ðù mệ con nhềnh nhệnh, sa trên trốc tau!
Anh quát là quát con nhềnh nhệnh chứ có phải quát em mô mà em khóc.
Viết đến đây, anh chàng Toán của chúng ta, đột nhiên mất hứng, tình cảm anh em, cũng rồi, cha con cũng rồi, chuyện quê hương, đất nước, cũng rồi. Anh loay hoay không biết viết gì nữa, bèn hạ bút:
- Rứa vợ chồng bay với cháu khoẻ nha!
Ký tên
Trần Văn Toán.
Ngần ngừ, ngượng ngập khoảng có đến 10 phút, Toán lại viết:
"TB: Nhà sắp bắt điện thoại, dượng (em rể) làm bên Bưu chính Viễn thông, có cái mô cũ cũ, hư hư gửi về cho tau một chiếc, cho đỡ tiền đi".
Toán ngần ngừ định xóa dòng tái bút đi, nhưng anh nghĩ là mình không có, vợ chồng chúng nó có thì gửi, đỡ phải đi nghe nhờ, anh em ruột với nhau chứ có phải người ngoài đâu mà giữ kẽ. Vả lại xóa, dòng cũng hơi dài, xấu mất bức viết. Nghĩ thế, Toán gấp bốn lá thư lại, rồi đi vào nhà nói tướng lên như quát.
- Cha! Chống nạng ra coi quán để con đi bưu điện.
Em nói lâu quá rồi, không được nghe tiếng Hà Tĩnh thật "xịn" nên em khóc. Dân ngoài nớ nói con nhện là "con nhện", dân ta lại nói con nhềnh nhệnh mà em khóc à. Nói anh nghe! Ðứa mô đập em mà em khóc! Tra trọ (già khốc) rồi chứ có trẻ mỏ chi nữa mà khóc! Em ở ngoài nớ nói tiếng Hà Nội - phổ thông, nói tiếng Anh - quốc tế cho sướng mồm chứ báu chi cái đất Hà Tĩnh, gió Lào, đá dăm, đá mẳn, "ch.ó ẻ bỏng khu", ăn côộc nói cạc ni! Con gái thì như "dùi đục chấm nước mắm", con trai thì cằm vênh như hòn đá, mắt mũi toàn trợn ngược, hình như không biết nể sợ ai, cái gì... khổ mà vênh vênh váo váo, báu chi cái đất nớ mà em khóc.
Trần Văn Toán, khoảng 32 tuổi, chủ hiệu tạp hóa ở một thị tứ nhỏ, hôm ấy bỗng động trời dở chứng thế nào mà ngồi viết thư cho em gái ở Hà Nội. Trước đây, Toán chưa bao giờ viết thư cho em cả, nên cố gắng viết thật hay, sống động, diễn cảm.
Ngoài trời nóng 38 độ, gió tây cồn cột thổi, làm mấy bộ quần áo khô roóng, phơi trên cái sào nứa cứ cất tung lên.
"Em thân quý mến!" - Toán viết - "Ðêm đã vào chiều sâu! Trăng đã tỏa ánh sáng lên mái nhà, lên mặt ao, lên lá chuối, có tiếng ễnh ương kêu, có tiếng bò ọ phía xa xa (đúng lúc đó có con bò rống lên ngoài đồng). Cha mẹ đi nằm, các cháu ngủ cả, chị đang quấy cám lợn. Anh ngồi viết thư cho em".
Chưa tìm ra được ý, Toán nhìn quanh quầy hàng của mình: Mấy bao xà phòng, lọ rửa chén bát, rồi mấy cọc tô, bát buộc dây, đôi lốp xe đạp chưa bán được, mấy hộp sữa Ông Thọ loem loem... Anh chợt nhìn thấy hộp quả cầu lông, bèn nhớ lại chuyện hồi nhỏ, anh em hay đánh cầu lông. Phải bắt đầu từ thời ấu thơ, Toán mắm môi viết:
"Cha mẹ đẻ dày. Một năm hai đầu hai đứa, anh cả em thứ, thằng út đã đi bộ đội. Hồi nhỏ, anh dại, hay đập em. Em khóc kêu như cái còi. Rồi con gái mau to hơn con trai. Vú em bằng trấy cau rồi, mà anh còn mặc quần đùi bêu nắng. Cha đưa về đôi vợt cầu lông, anh đánh mắc quả trên tàn cây, vợt khêu không đến, đá ném không trúng, rứa là nhờ em lấy. Cả xóm được bữa cười".
"Anh con so, ăn no mà dại, được ông chiều thành ra học dốt. Em thì con gái, ông không chiều mấy. Ông nói:
- Ðồ con gấy, học giỏi rồi cũng gả cho người ta, chớ mần được chi. Nhà cửa, nương vườn ni là của thằng Toán hết.
Em sợ không có chỗ ở hay, cức chi ông mà em học giỏi rứa. Rồi em đỗ Ðại học Vinh, khoa Tiếng Anh, Ngoại ngữ. Anh thì trật "mấu cu chuôi" (trượt vỏ chuối), ở nhà nuôi lợn với mẹ".
Cảm thấy câu chuyện dẫn đi nhanh, và thuận lợi, mới từ thời thơ ấu đã chuyển ngay được đến đoạn thanh niên. Toán lại nghĩ đến chuyện các bạn của em gái đến nhà mình chơi, chúng nó cũng xinh, nhưng anh tự ti học dốt, nên thích mà không dám cưa cẩm. Chắc là phải kể lể công trạng công một chút. Toán viết tiếp:
"Cỡ anh rồi có lẽ không làm được Bộ trưởng như ông "**", nhưng đối với anh, việc khó nhất trên đời, không phải là làm Bộ trưởng, mà là làm anh trai của cô em xinh đẹp, thông minh, học giỏi.
Bạn em đến chơi cả bầy, coi gái thì rinh rích như gà chích, con trai lại lừ lừ như cối xay, nhà mình chật, anh biết mà ngồi vô mô. Chúng nó kém anh có một tuổi, làm anh thì không xứng, làm bạn cũng chẳng xong, rứa là anh bỏ sang nhà hàng xóm ngồi.
Tại sang nhà hàng xóm ngồi, rồi con chị dâu em nó bị cảm (sau này mới biết là nó lừa), rứa là phải đắp chăn cho nó, lấy khăn cho nó lau mồ hôi khi xông... nó khóc, rứa là dạm nó, dỗ nó, rứa là... rồi lấy nó, tan nát đời trai của anh".
Bắt được đúng mạch văn như người ta vẫn nói, hay nói như Sê-khốp là đã "nắm được ý chính" nên anh chủ hiệu tạp hóa của chúng ta triển khai hăng lắm.
"Thấy em đẹp, sau này làm giáo viên, nhàn mà lương cao, nghề ngoại ngữ lại có giá, nên quân thanh niên đến chơi cả đoàn. Cán bộ huyện có, lính tráng sĩ quan có, thanh niên trong làng cũng có. Nhà mình sợ em ế chồng, sợ làng xóm chửi, nên gắng mà tiếp. Mấy con ch.ó, cứ gọi là sủa khản cả cổ...
Nói thật, có đợt em đi chơi đêm với mấy thằng thư sinh, cũng giày đinh quần bò, đi đứng thì ỏn a, ỏn ẻn, anh cũng thấy lo lắm, ruột nổ đôm đốp. Nói dại mồm chứ em mà chửa phưỡn ra đấy, thì nhà mình biết đút trốc vô mô (đút đầu vào đâu).
Rồi cái đợt em đưa thằng Tây về chơi nhà mình mới khiếp chứ. Thằng cu Tây hình như thằng Liêm (anh ta nghe William giống như tên Liêm), kềnh càng như cái thang, tóc hoe, mắt hoe, lông mi cũng hoe hoe như mắt tru (trâu) bạc, tay toàn lông, nhìn ai cũng cười...
Em dịch cho anh nói chuyện với thằng Liêm, nó bảo:
- Ðất nước Việt Nam tươi đẹp, khí hậu ấm áp, người dân thân thiện, phở ngon, áo dài Việt Nam rất đẹp...
Nghe cứ như trên ti-vi, mấy cô phỏng vấn. Anh mới điên lên trong người bảo: Ðứng trên đất đai của tổ tiên, cha ông đi bộ đội cụt cẳng mới giành lại được (Bố của Toán là thương binh), rồi còn ngồi trong nhà mình nữa chứ, nó mà không khen, anh thì anh đánh cho bỏ mẹ. Tây thì Tây, mà to thì to, anh không có ngán trường hợp mô hết".
Ra oai được với anh Tây đang ở tận đẩu tận đâu xong, Toán cảm thấy nhẹ nhõm trong người, làm điếu thuốc lá hút cái đã. Chút nicotine khiến đầu óc anh tỉnh táo hơn. Toán mới nghĩ là trên ti-vi, người ta gặp Tây hay bắt tay, nói cười vui vẻ, mình mà nói quá đi, e không hợp thời đại. Lịch sử thì qua rồi, thư đã được viết một đoạn dài, chép lại thì rất lười, nên Toán đành cúi xuống viết tiếp câu.
"Nhưng thằng Tây đó, nói chung rất hiền, anh thích thuốc lá của nó lắm".
- Rồi em tốt nghiệp Ðại học, mà vợ anh thì đẻ - Toán viết tiếp - Tưởng em về huyện mình đi dạy con nít, ai ngờ em lại đi làm phiên dịch cho Tây. Rồi em giỏi, nên cơ quan ngoài Hà Nội lại đưa em ra ngoài đó, làm phiên dịch cho Tây ngoài đó.
Cha không muốn cho em đi, muốn em lấy chồng rồi về đi dạy. - Thấy cái chén bán rượu lẻ trên bàn, Toán viết - Cha ta tốt, thật như người miền núi, mà lại hay khùng, đưa cái chén thì nói cái chén, chứ đưa cục vàng nói cái chén ông cũng toang liền. Ông người đời trước, không biết chứ giáo viên xin được việc ở tỉnh mình, nghe đồn cũng khó, cũng tốn lắm. Cha không muốn em đi Hà Nội nên mới nói: "Cái tiếng Nga - Xô-viết - Nghệ Tĩnh nói ai mà nghe cho được (thời ông cụ, người Bắc chê dân Nghệ Tĩnh không biết nói ngoại ngữ, phát âm như gà mổ mo, như que đập mẹt). Em ở ngoài Thủ đô, cứ trẹo mồm, xoắn lưỡi nói phụt cả nước miếng ra ngoài... cho thiên hạ biết thế nào là dân Nghệ - Tĩnh nói ngoại ngữ.
Rồi em xin đi lấy chồng. Thằng rể cũng hiền lành, tử tế, đồng hương, lại làm việc ở Hà Nội. Ông nội mới thở dài, bảo: "Con gái mà lấy chồng xa . Cũng bằng con lợn, khái tha vô lòi" (Khái là con hổ). Rứa là mất đứa cháu.
Tủi hơn, cha hắn thì giám đốc, cha mình thì cụt cẳng. Hôm đám cưới em, họ nhà mình trông nhớp nhớp, ngồi xe khách, họ nhà hắn thì toàn đeo cà vạt sắt cổ ngồi xe con. Anh cứ lo xe máy đi không đông, mấy ông Cựu chiến binh bạn của cha không đeo huy chương đến dự, cho sáng bên nhà mình lên một chút. May mà mọi chuyện cũng ổn, gia đình bên rể cũng lịch thiệp, có học, không thì, không thì...".
Default
Tiếp và hết
Toán cảm thấy vẫn còn hậm hực với chuyện "Nhà rể sang hơn nhà mình", định viết câu gì đó đi liền với chai lọ, nắm đấm, gậy gộc... nhưng "gạo đã nấu thành cơm" rồi, nên anh ta bèn lấy bút bi gạch chữ "không thì" đi, gạch đậm mà nhoem nhoem cả, cốt cho người khác không đọc được.
- Khi đưa dâu hoàn chỉnh - Toán viết tiếp - Hai họ chào nhau về, anh đứng lại sau cùng với em. Em mặc cái mấn (váy) trắng, đội cái mũ cưới dây chạc loèm nhoèm trên trốc. Anh nói:
- Rứa mi không về nhà ta nữa à!?
Em mới cười mêu mếu nói là: - Tui ở đây không về nữa, anh về với cha i !
Khi nớ em gưn (gần) khóc đúng không, anh cũng... gưn khóc. Ngồi về, nhìn đường nhựa chạy rút loáng loáng dưới bánh xe máy, mà thương em vô chừng kể.
Em đi lấy chồng rồi, anh vẫn cứ ngỡ như em đang đi học, đi phiên dịch, hay đi mô đó.
Trầm sâu, nghĩ ngợi một lúc, Toán lại viết:
- Em có chửa, rồi em về tỉnh nhà đẻ cho gia đình tiện đường chăm sóc, đi lại. Bữa nớ, em đẻ khó, phải mổ, rứa là mụ bác sĩ ở viện tỉnh, mới đề nghị ký cái giấy chi mà bảo đảm a. Anh với thằng rể cùng thò tay ra, mụ bác sĩ hỏi, quan hệ, anh nói: "Tui anh trai, chú hắn đây chồng", rứa là mụ nớ đưa giấy ký cho thằng rể ký. Anh định khùng lên, nhưng cuối cùng anh mới nghĩ là: Gả bán rồi, có chết đi thì cũng đem về nghĩa trang nhà họ chôn, anh không có quyền nữa, có tức cũng không dám đập em nữa, anh em mình đã chia xa thật rồi... Ngồi nơi phòng chờ, anh cứ nghĩ mãi, nghĩ mãi: Tại răng anh và em một cha một mẹ sinh ra, lại không thân bằng thằng rể, anh cũng cầm hết tiền vốn đi, có chi biến cấp để lo cho em, nhưng đây có lẽ không phải là vấn đề tiền...
Ðến khi thấy em rạng rỡ nhìn thằng rể bưng đứa cu con khóc "O hoa...! O hoa...! O hoa...!" trên tay, anh mới biết là: Mất em cho chồng em rồi. Rứa là "Con lợn khái tha vô lòi" rồi.
Có một thằng bé đến mua thuốc lào, thấy mắt anh chàng Toán ngân ngấn nước, mới ngạc nhiên hỏi:
- Vơ...! Chú Toán khóc à!?
- Ðù mệ thằng cha mi - Toán trợn mắt quát - Nói cha mi trả tiền cho tau. Mua thì toàn mua nợ. Tau bửa mặt cả cha cả con ra đó.
Thằng bé hoảng hồn, không hiểu chú Toán hôm nay phát rồ hay thế nào, cầm đùm thuốc lào lủi mất. Toán ngồi xuống viết tiếp.
- Anh xây cái ốt quán sát đường, bán lặt vặt, dân toàn mua nợ, đến mùa mới trả lúa, không "mần giàu, mần có" chi, đủ sống. Ông chết chôn ngoài đồng rồi thì thắp hương, mần giỗ, cha yếu, mẹ cũng còng nặng rồi, nằm trong nhà, chị thì đi chợ, nuôi lợn, các cháu đi học... Chú út có lẽ đi bộ đội chuyên nghiệp luôn. Có ông Ðại tá đeo sao Thủ trưởng của hắn, lính chiến đấu cùng cha ta trước đây, đi xe U-oát về chơi, nói rứa. Anh ngồi một mình ngoài ốt quán, rảnh, buồn hay nghĩ ngợi lung tung, lẩn thẩn như cố tra (ông cụ già) ấy em ạ.
Anh thì đứa con đầu học lớp 4, đứa sau học lớp 1, em cũng làm mẹ con nít lâu rồi, rứa mà anh em ta toàn lo chuyện chi chi, mô mô, chưa nói được với nhau một hồi cho thật tình cảm. Nghe nói, con em cũng đi mẫu giáo rồi, hồi đẻ, cháu cũng cứng, nhưng nó biết gọi bà, gọi mẹ, gọi bố lâu rồi, lại biết gọi tên con người Ô - sin nhưng chưa biết gọi cậu phải không em. Cậu kiểu như anh thì cũng đừng bắt cháu gọi sớm làm chi, mà anh cũng có trời mà biết được là tại răng chưa đi Hà Nội thăm cháu, thăm nhà của em một chuyến, toàn mắc ba cái chuyện lặt vặt...
Ðợt trước em gọi điện thoại về, anh đi nghe mất 2 nghìn. Em đang hỏi thăm hàng xóm, lung tung thì anh thấy con nhện nó sa. Anh sợ xui rủi mới quát:
- Ðù mệ con nhềnh nhệnh, sa trên trốc tau!
Anh quát là quát con nhềnh nhệnh chứ có phải quát em mô mà em khóc.
Viết đến đây, anh chàng Toán của chúng ta, đột nhiên mất hứng, tình cảm anh em, cũng rồi, cha con cũng rồi, chuyện quê hương, đất nước, cũng rồi. Anh loay hoay không biết viết gì nữa, bèn hạ bút:
- Rứa vợ chồng bay với cháu khoẻ nha!
Ký tên
Trần Văn Toán.
Ngần ngừ, ngượng ngập khoảng có đến 10 phút, Toán lại viết:
"TB: Nhà sắp bắt điện thoại, dượng (em rể) làm bên Bưu chính Viễn thông, có cái mô cũ cũ, hư hư gửi về cho tau một chiếc, cho đỡ tiền đi".
Toán ngần ngừ định xóa dòng tái bút đi, nhưng anh nghĩ là mình không có, vợ chồng chúng nó có thì gửi, đỡ phải đi nghe nhờ, anh em ruột với nhau chứ có phải người ngoài đâu mà giữ kẽ. Vả lại xóa, dòng cũng hơi dài, xấu mất bức viết. Nghĩ thế, Toán gấp bốn lá thư lại, rồi đi vào nhà nói tướng lên như quát.
- Cha! Chống nạng ra coi quán để con đi bưu điện.