Để định hướng phát triển các phương tiện giao thông cá nhân, người Nhật không sử dụng các mệnh lệnh hành chính để cấm đoán các phương tiện giao thông cá nhân, mà sử dụng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức của người tham gia giao thông, lấy trọng tâm là ưu tiên cho người đi bộ.
- Khi đèn xanh chưa hiển thị, mặc dù không có phương tiện nào đang lưu thông ở khoảng cách an toàn, người đi bộ vẫn đứng im chờ tín hiệu đèn xanh bật sáng.
- Ở vạch sang đường đang có người cố gắng băng qua thì xe hơi luôn dừng lại và nhường cho người đi bộ đi trước, luôn ra tay làm dấu và nhoẻn miệng cười thật tươi.
- Người đi bộ lúc nào cũng được ưu tiên, ở những nơi không có vỉa hè, người đi bộ được phép đi bên trái lòng đường, xe đạp không cản trở người đi bộ, hầu như lúc nào cũng nhường người đi bộ.
- Khi tình trạng kẹt xe kéo dài, hoặc khi tham gia giao thông trên đường hiếm khi nghe thấy tiếng còi xe.
- Ở những vỉa hè có biển báo dành cho người đi xe đạp thì được phép đi. Vỉa hè thì ưu tiên người đi bộ. Có qui định không được phóng nhanh rung chuông bắt người đi bộ tránh đường. Ngoài ra trong trường hợp cản trở sự đi lại của người đi bộ thì phải dừng xe tạm thời.
(Hiện nay tại Việt Nam đang có chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ - một hướng đi đúng, tương tự như cách mà người Nhật đã làm gần nửa thế kỷ trước : ưu tiên hàng đầu cho người đi bộ)