[Funland] Câu chuyện có thật về "Một tình yêu vĩ đại"

F1 Mercedes

Xe tăng
Biển số
OF-559802
Ngày cấp bằng
20/3/18
Số km
1,222
Động cơ
50,844 Mã lực
Một chuyện tình đẹp. Tác giả làm em nhớ đến ghế đá Bạch Đằng xưa, lúc trước trồng rất nhiều hoa giấy nên cứ tối lờ mờ, em cũng một thời rình xem trộm người lớn người ta làm gì ở đấy. Thoáng cái đã gần 30 năm :(
 

Bình minh biển

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-757578
Ngày cấp bằng
16/1/21
Số km
7,845
Động cơ
164,930 Mã lực
Câu chuyện hay và kết thúc đẹp ạ :(
 

Da bắt nắng

Xe container
Biển số
OF-91305
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
5,314
Động cơ
443,042 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trong ảnh cả 2 đều đẹp trai mà mợ. Khi nào có dịp mợ vào Đà Nẵng và đến khách sạn trên. Biết đâu được gặp cả anh Sơn và chị Phượng :)
PS: Tác giả và cũng là 1 trong 4 nhân vật chính trong câu chuyện có thật là người khá nổi tiếng :)

1617412405464.png
 

Da bắt nắng

Xe container
Biển số
OF-91305
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
5,314
Động cơ
443,042 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Một chuyện tình đẹp. Tác giả làm em nhớ đến ghế đá Bạch Đằng xưa, lúc trước trồng rất nhiều hoa giấy nên cứ tối lờ mờ, em cũng một thời rình xem trộm người lớn người ta làm gì ở đấy. Thoáng cái đã gần 30 năm :(
Cảm ơn cụ đã ghé đọc và chia sẻ. Tiếc là hết rượu mất rồi.
 

Da bắt nắng

Xe container
Biển số
OF-91305
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
5,314
Động cơ
443,042 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

lairai

Xe lăn
Biển số
OF-302219
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
11,762
Động cơ
1,096,782 Mã lực
Nơi ở
Lào Cai
Website
www.facebook.com
Hay quá đi ạ. Có dịp vào Đà Nẵng em sẽ nhớ để ủng hộ KS.
 

Gianthienly

Xe container
Biển số
OF-5668
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
6,682
Động cơ
606,742 Mã lực
Câu chuyện và ảnh được lấy nguyên văn từ facebook của doanh nhân Lý Xuân Hải (link em để ở cuối bài). Trong bức ảnh, người cao nhất là tác giả câu chuyện, cô gái tóc dài là nhân vật tên Phượng.

MỘT TÌNH YÊU VĨ ĐẠI
Chúng tôi là bốn đứa bạn thân, chơi với nhau từ những năm đầu cấp 3 giai đoạn đầu những năm 80 ở thành phố Đà Nẵng: tôi, thằng Sơn, cái Lê và cái Phượng. Mẹ cái Lê, cô Sáu, là hiệu trưởng trường cấp 2 Phù Đổng, một ngôi trường nữ sinh xưa nghe kể là trường dòng, cổ kính có rất nhiều cây cổ thụ lâu đời. Vào những ngày hè nóng nực của miền Trung, nhờ mối quan hệ gia đình ấy, các bác bảo vệ vẫn cho chúng tôi vào đó ngồi dưới gốc cây cổ thụ mát mẻ học bài với nhau.
Tính cách chúng tôi rất khác biệt: tôi và cái Lê mồm như tép nhảy nói cười trêu chọc suốt ngày. Còn thằng Sơn và cái Phượng thì cả ngày cạy mồm mới ra được mấy câu. Bị trêu quá thì cũng chỉ nhe răng ra cười hay cáu chứ không nói lại. Nhà thằng Sơn có cây ổi rất ngon nên tôi và nó thường xuyên phải trèo lên hái ổi cho 2 cô bạn gái. Trèo ổi rất hay nghía thấy em hàng xóm tên Lý mà thỉnh thoảng chúng tôi vẫn đồng lòng gả cho thằng Sơn.
Hồi ấy bọn tôi hay có kiểu học bài trên xe đạp: tôi chở cái Lê, thằng Sơn chở cái Phượng vừa đi vừa dò bài cho nhau, nhất là các môn xã hội chả logic gì mà phải học vẹt thuộc lòng. Tôi và cái Lê thường tranh thủ vừa dò bài vừa chí choé trêu nhau và trêu 2 đứa kia. Thằng Sơn và cái Phượng thì chỉ mở mồm trả lời khi hỏi bài, còn không thì ngậm mồm câm như hến. Khi ôn thi tốt nghiệp cấp 3 thì cũng là lúc đi hết tất cả các tuyến đường nội thành của thành phố Đà Nẵng.
Hồi ấy ven bờ sông Hàn có các dãy ghế đá. Buổi tối các đôi trai gái thường hay ngồi tâm sự và ôm nhau hôn hít đủ kiểu. Các cô chú bán hàng rong thường hay có chiêu “chiếm” ghế và những đôi muốn có chỗ phải mua lại chỗ hay mua đồ ăn uống mới được ngồi “tâm sự”.
Bọn tôi lúc ấy, may mắn hôm nào có ghế trống, cũng hay kéo nhau ngồi học bài... chả quan tâm gì xung quanh. Ngố thế! Sau này các cô chú bán hàng ở đó lại quay sang “chiếm chỗ” hộ bọn tôi. Khi hỏi, các cô chú bảo: “Lúc đầu thấy 2 đôi chúng mày nghĩ là trẻ con mà đã yêu đương nên ghét. Nhưng khi nghe lỏm thấy hoá ra bọn mày toàn ngồi học bài nên các cô chú thương, giữ chỗ hộ để bọn mày có chỗ ngồi học”. (Chứng tỏ các đôi hồi ấy bị thu âm ghi hình hết... hehe!).
Hay thế chứ! Bờ sông Hàn, gần chỗ cầu chữ I, từ đó thành chỗ học tối thường xuyên của chúng tôi vào những buổi chiều hay tối khô ráo nóng nực.
Thi đại học, tôi và thằng Sơn điểm cao được đi học ở Liên Xô cũ. Còn 2 đứa kia đã say tàu xe lại đòi thi tận Sài Gòn vừa thi vừa oẹ nên trượt. Thương mà chả làm gì được. Ngày chia tay 2 con bé thậm thụt bảo: “Tối nay hẹn ra ngồi sông Hàn bữa cuối.”. Tới nơi, chúng nó bê ra quả mít to bằng con lợn con bảo: “Các ông sắp sang chỗ sung sướng cái gì cũng có, nhưng chắc không có mít. Bọn tôi đãi các ông ăn một bữa mít để sau này đi đâu đừng quên bọn tôi”. Quả mít ngon tuyệt và đang đói bọn tôi ăn như hổ, bụng nặng như chì đi không muốn nổi mà vẫn bị 2 đứa bắt ăn thêm “cho nhớ lâu”. Bọn tôi cũng không quên mang mít ra mời tất cả các cô chú bán hàng tốt bụng đã chiếm ghế cho chúng tôi bao năm để chia tay, mời cả các đôi trai gái ngồi quanh đó... mới hết. Đúng là nhớ đời, gặp bây giờ vẫn nhắc.
Cuối hè 1984, trước khi sang Liên Xô, bọn tôi còn đạp xe giúp cái Lê cái Phượng ôn thi rồi mới đi. Cả hai sau đó thi đỗ.
Sang Liên Xô tôi và thằng Sơn lại học cùng thành phố Minsk - CH Belarus. Tôi học Vật Lý còn nó học Bách Khoa chuyên ngành trao đổi nhiệt. Hai thằng vẫn thỉnh thoảng gặp nhau hỏi han tình hình.
Cuối năm 1985 vào 1 ngày mùa đông lạnh giá thằng Sơn hộc tốc tìm tôi mặt tái mét, ánh mắt thất thần (mãi sau mới hiểu sao nó mất tinh thần thế): “Hải ơi cái Phượng có bầu!” Thế thì còn học hành gì nữa bởi hồi ấy có bầu là phải nghỉ học. Sơn và tôi hoảng vì thời bao cấp chuyện học hành lỡ dở thì sau này làm gì mà sống. Hỏi ra mới biết cái Phượng đã biết yêu, yêu đương làm sao đó chả biết mà “bác sỹ bảo cưới”. Năm 1986 cái Phượng sinh con gái. Nó đi học đại học lại và làm chung cơ quan với chồng: anh Phương. 12 năm sau sinh thêm cậu con trai.
Thằng Sơn rất chịu khó về phép, lần nào quay lại Liên Xô cũng kể đủ chuyện cuộc sống 2 cô bạn Lê - Phượng. Tôi thì chỉ gặp lại 2 cô bạn gái năm 1998 - sau 15 năm. Tính cách các cô nàng chả thay đổi: Lê nói như máy khâu, Phượng chỉ cười và thỉnh thoảng mới buông một câu.
Lê vẫn trong sáng như pha lê và độc thân, làm tài chính và suốt ngày lo việc nhà nước. Hỏi bao giờ lấy chồng thì hắn bảo: “Lấy lúc mô chả được!” nhưng mãi vẫn chả có ai. Cái Phượng bảo: “Chắc hắn sắp vô bảo tàng Chăm. Khó tính thế ai thèm rước!”. Có lần tôi gạ Lê: “Tìm chồng đúng là khó. Tuổi cậu thì lớn dần. Quan lộ rồi cũng hết. Hay cậu vào Từ Dũ kiếm đứa con, tôi nhận chu cấp toàn bộ sữa, bỉm... mọi chi phí nuôi con đến khi 1 tuổi.” Úi cha... nó lồng lên chửi tôi một trận không kịp vuốt mặt và bảo Phượng là “Nhà nước cho hắn đi học nước ngoài nước trong chi mà hắn nói *********! Tôi muốn lấy chồng lúc mô chả được mà hắn xúi bậy rứa!”. Thế là tôi thành *********, mất hẳn uy tín và tịt không dám xúi Lê có con nữa.
Thằng Sơn thì thay đổi hẳn, học đến tận tiến sỹ ngành nhiệt học, chả chịu lấy vợ đẻ con, mặt mày khó như ông già, sống khép kín, làm việc tại nhà và chả giao tiếp với ai ngoài bọn tôi. Bằng Tiến sỹ hắn cũng vứt luôn. Cái mới là hắn có thêm cái thú nuôi chim cảnh và dạy yểng nói. Lồng treo tận tầng thượng và ai động vào là nó cau có khó chịu, trừ 3 đứa bọn tôi: thỉnh thoảng đến chơi là cái Lê lại lấy que chọc chọc xem bọn yểng nói gì.
Mỗi lần tôi ra Đà Nẵng chơi là cái Lê lại cười hi hí rủ: “Tụi mình đến nhà thằng Sơn chọc chim nó đi”.
Anh chị Sơn mang bao nhiêu em trẻ đẹp đến giới thiệu nhưng nó đều lắc đầu, chả chịu vợ con gì. Bọn tôi mấy lần hỏi gặng, hắn mới nói: “Cuộc sống sao bon chen, xã hội thì lộn xộn, con người dối trá, xung quanh nhiều điều chướng tai gai mắt. Mình không thấy ý nghĩa cuộc sống ở đâu. Giờ chỉ thích... đi tu”. Hỏi ý nghĩa cuộc sống hắn muốn là gì... thì lại không chịu nói. Và quả thật đã 3 lần hắn vào chùa. Nhưng như hắn nói thì trong chùa cũng không phải mọi thứ trong lành, mà cũng có thể số Trời không cho, cả 3 lần hắn đều bật ra khỏi chùa. Nên hắn lại về nhà anh chị sống khép kín, không giao lưu với ai, nhìn như ông lão dở người.
Phượng năng động hơn và làm doanh nghiệp. Cuộc sống của vợ chồng Phượng khá viên mãn: con cái đề huề đủ trai gái ngoan ngoãn, học giỏi, thu nhập cũng khá. Thế nhưng năm 2003 tai hoạ xảy ra: Anh Phương bị tai nạn giao thông mất. Cái Phượng, dù bao anh tài để ý dòm ngó vẫn không đi bước nữa, một mình ở vậy lầm lũi làm ăn kiếm tiền nuôi 2 con ăn học. May là nó nhanh nhẹn, kinh doanh cũng mát tay nên có chút thu nhập thêm và 2 đứa con đều ngoan ngoãn. Tôi và thằng Sơn thỉnh thoảng lại phải đóng vai người chú thay cha trong vài việc với bọn trẻ con khi cần có hình ảnh người đàn ông.
Tôi và Phượng có mấy lần tìm cách gán Sơn cho Lê nhưng 2 đứa như đỉa phải vôi gào lên: “Không! Dở hơi à! Bọn tôi mà ở với nhau chắc cãi nhau suốt ngày. Làm bạn thì được. Chứ lấy nhau thì dứt khoát không”. Tóm lại đứa này bảo đứa kia bị hấp!
Khoảng năm 2008 cái Phượng bảo tôi: “Tôi thấy Sơn với Lê tội nghiệp quá, không gia đình mà tiền bạc cũng chả mấy. Giờ còn khoẻ chứ sau này già yếu ai chăm. Tôi thì con cái đã lớn và cũng yên phận. Tôi tính mua miếng đất ngoại ô Đà Nẵng xây dãy nhà rủ Sơn và Lê về ở chung, cho mỗi đứa một căn. Sau này già cả sống cùng nhau, chăm sóc nhau cho đỡ buồn và yên ổn. Ông nếu không có chỗ nào ở hay nhớ Đà Nẵng thì về ở với bọn tôi ngoài ni cho lành”. Tôi thấy ý cũng hay nên ủng hộ nhiệt tình.
Câu nói ấy như thần chú thế nào mà tự nhiên sau đó, năm 2009, cái Lê lấy chồng. Lớn tuổi mới lấy chồng nhưng cái Lê tốt số lấy anh chồng rất tốt, hiền và thương yêu vợ. Từ đó Lê lơ là phấn đấu quan lộ, hết gọi tôi là ********* và dồn quan tâm cho cuộc sống gia đình. Uy tín tôi với Lê lại ngút trời trở lại.
Thế là còn trơ khấc mỗi thằng Sơn cô đơn.
Hè năm 2009 Đà Nẵng bị bão to, thằng Sơn gọi điện bảo tôi: “Để tôi chạy sang nhà cái Phượng xem sao, chứ bão bùng mà nhà toàn đàn bà trẻ con thế này có chuyện gì biết làm sao”. Chả biết chống bão thế nào mà mấy ngày sau đó nó tuyên bố xanh rờn: “Tôi yêu và sẽ lấy Phượng. Tỏ tình rồi!”.
Tôi hoảng hồn gọi ngay cho cái Phượng: “Cậu tha thằng Sơn đi. Cậu già rồi. Nó còn tơ lấy em 25-26 mới phải”. Phượng bảo: “Tôi cũng bảo hắn y như rứa nhưng hắn không nghe.”. Hỏi chứ có yêu không, Phượng cười bảo: “Vừa yêu vừa thương hắn... cái mô cũng nhiều!”.
Tôi lại gặp thằng Sơn bảo: “Ông ơi... ông tha cái Phượng đi. Ông bảo yêu Phượng, sau này gặp em trẻ đẹp hơn ông mê nó bỏ Phượng tội nghiệp lắm. Nó là bạn thân tụi mình, khổ cũng nhiều rồi, đừng làm khổ nó nữa. Tốt nhất là dẹp!”. Lại còn xúi: “Yêu đứa nào trẻ trẻ đi. Cái Phượng già rồi không lo mất. Nếu lúc ấy vẫn thấy yêu Phượng thì quay lại không muộn!”. Thằng Sơn gằn giọng, quắc mắt nhìn tôi như muốn bóp cổ chết tươi, quát: “Không lấy Phượng tôi chả lấy ai, lại đi tu!”.
Tôi đầu hàng bảo thằng Sơn: “Cả 2 cậu đều là bạn tôi. Nhưng tôi bênh cái Phượng hơn vì nó khổ nhiều rồi. Cậu lấy nó mà sau này ruồng rẫy làm khổ nó, tôi đánh cậu gãy giò”. Nó nhe răng cười tí tởn: “Ừ! Thoải mái”.
Con gái Phượng lúc đầu cũng không vui, phân tích lý lẽ khuyên bảo sao cũng ủ rũ. Tôi cáu quá lấy vai chú quát cùn một trận. Con bé sợ xanh mắt và từ đó chả dám ý kiến ý cò. Sau đó tôi còn đóng vai tư vấn cho thằng Sơn mấy vụ nhằm kiếm tý công trạng để khoe với con cháu chúng nó sau này. Nhân lúc chân tình, tôi có lần hỏi nó mê cái Phượng từ lúc nào? Nó bảo yêu từ hồi còn đạp xe chở nhau tung tẩy, nhưng hồi trẻ thì nhát, sau xung quanh Phượng cũng nhiều anh hoành tráng đại gia vo ve nên không dám tỏ tình, giờ mới đủ can đảm. Ngoài Phượng ra trên đời nó chả thấy người phụ nữ nào đáng để yêu. Tỏ tình rồi, Phượng mà từ chối... nó sẽ đi vào chùa hay xây am tu chứ không bao giờ để mắt đến phụ nữ nữa. Với nó Phượng là duy nhất và mãi mãi. Hoá ra ý nghĩa cuộc sống của hắn là đây. Lúc ấy tôi mới hiểu nguồn cơn gây ra khuôn mặt tái mét và ánh mắt thất thần năm nào.
Thế là Sơn Phượng chúng nó lấy nhau.
Năm sau 2010, ở tuổi 43, cái Phượng sinh cho thằng Sơn một thằng con trai kháu khỉnh đặt tên ở nhà là Ponte. Hồi ấy thỉnh thoảng cái Lê lại gọi cho tôi véo von: “Thằng Ponte nớ hắn to tròn trịa đẹp như Phật ông ạ”. Lúc đó tôi cũng mới có thằng con, nghe cái Lê khen Ponte lắm quá mới gato cú vọ: “Đứa nào cũng cháu bà. Bà chỉ khen mỗi thằng Ponte là sao?”. Nó cuống quít phân bua rằng thì là mà yêu các cháu như nhau, nhưng vẫn chốt: “Này... thằng Ponte nó to lớn, đẹp như ông Phật thiệt!”. Tôi doạ nó: “Để tôi mang con nhà tôi ra đọ. Thằng con tôi mà không thua thằng Ponte bà nộp phạt tôi một năm sữa nuôi nó”. To mồm nhưng lúc ra Đà Nẵng vừa gặp thằng Ponte là tôi nhũn xuống chịu thua luôn. Đúng là thằng bé to con tròn xoe, mắt to, mũi thẳng cao, môi đỏ mọng, nét mặt đầy đặn đường nét đâu vào đó và đẹp như ông Phật thật. Mà đặc biệt là Ponte giống ông nội như đúc. Có lẽ thằng Sơn tu luyện nhịn bao nhiêu năm để đúc ra mỗi thằng Ponte này nên mới chất thế.
Hắn chiều vợ con thì thôi rồi... có thể có phần sợ tôi đánh gãy chân... hehe!
Mấy cháu nhà Phượng thì bắt đầu nhìn nhận hắn như người cha thứ 2 bởi hắn sống rất chân tình, chăm lo con của vợ hơn đứt nhiều cha mẹ chăm con ruột. Mấy đứa trẻ con từ cảm nhận ban đầu không chấp nhận sang hoà đồng thân thiết với ba Sơn.
Gia đình Sơn từ chỗ nghi kỵ, khó chấp nhận cũng đã đón nhận Phượng. Thằng Sơn có mấy anh chị cả ruột lẫn dâu rể thương nó khủng khiếp: ngày Phượng sinh Ponte đón từ bệnh viện về ông anh rể Sơn, một nhân vật khá lẫy lừng Vua biết mặt Chúa biết tên, mừng khóc đầm nước mắt. Các bà chị ông anh thì khỏi nói.
Anh Phương hẳn cũng ngậm cười nơi chốn xa.
Bây giờ chúng tôi đã đầu hai thứ tóc vẫn đối xử với nhau như xưa: Tôi và cái Lê vẫn liên tục trêu bọn Sơn Phượng như bắn pháo. Còn hai đứa nó vẫn thế, nghe trêu thỉnh thoảng cười nhạt như có ý bảo không thèm chấp vì bọn tao giờ cái gì cũng có.
Anh chồng Lê có lần bảo tôi: “Lúc đầu anh cũng nghi ngờ, thấy bọn em chăm và thân nhau ghê quá nên nghĩ chắc ngày xưa thế nào chả có tý tình yêu tình báo. Càng ngày gần hơn mới thấy tình bạn của bọn em trong sáng và vĩ đại, đúng là vĩ đại hiếm có”. Tôi nghe anh ấy phân tích xong tự nhiên thấy mình oai hẳn: cũng có tí vĩ đại thật chứ chả đùa!
Nhưng vẫn không thể nào so sánh với mối tình thầm lặng và thực sự vĩ đại của thằng Sơn dành cho cái Phượng: Mối tình mà chắc bất kỳ ai cũng mơ ước có được trong đời.
Người ta bảo: “Gái gặp trai..”, chứ tôi bảo: “Sơn gặp Phượng như thài lài gặp... hehe” vì cái Phượng chả biết làm sao mà thằng Sơn từ ngày có vợ như thay da đổi thịt, trẻ ra phải hơn 10 tuổi. Và đặc biệt tính cách thay đổi ngoặt 180 độ. Hắn trở lại lợi hại hơn xưa: lọ mọ sang Belarus xin cấp lại bằng Tiến sỹ và vào giảng dạy ở trường Bách Khoa Đà Nẵng khoa nhiệt là khoa đang rất hot và cần giáo viên. Tóc tai quần áo như bọn tuổi teen. Bắt đầu giao lưu lại với bạn bè và đôi lúc khá lắm mồm.
Chỉ mỗi tính ghét bon chen là vẫn còn: bao nhiêu lần người ta đề nghị hắn lên làm quản lý nhưng hắn chối phắt, chỉ thích làm chuyên môn.
Năm 2018 Sơn và Phượng dồn hết vốn liếng, vay mượn để xây một khách sạn theo kiểu Boutique Villa. Khách sạn được đặt theo tên của con trai là Ponte Boutique Villa ở đường Hồ Nghinh, Q. Sơn Trà, Đà Nẵng ngay bên bãi biển Mỹ Khê, nơi những năm 80s là bãi cát trắng đầy phi lao hoang sơ và mát mẻ, nơi cắm trại hè và đi chơi của chúng tôi thời học sinh và sinh hoạt nhà văn hoá Đà Nẵng. Ngôi nhà mang phong cách thiết kế khá ấm cúng, thân thiện. Người làm, kể cả người mẫu ảnh quảng cáo, cũng toàn anh, em, con, cháu và rể trong nhà. Ở đây có thể không phải dịch vụ nào cũng 5 sao và cái gì cũng lý tưởng, nhưng không khí và con người nơi này thì khác xa nhiều nơi khác. Nơi ấy bây giờ là điểm tụ tập định kỳ của các nhân vật trong câu chuyện này.
Mới thấy cuộc sống lắm điều kỳ lạ như là chuyện cổ tích.
Thằng Sơn dành trọn tình cảm cho cái Phượng suốt gần 30 năm không hề thay đổi, thầm lặng chấp nhận bao biến cố, đến sắp già mới dám ngỏ lời. Và chỉ khi được chấp nhận hắn mới từ một cái bóng vật vờ thành một con người khoáng đạt thông minh của một giáo sư đại học và trở lại tích cực trong cuộc sống.
Để như thế hẳn Sơn nhìn thấy ở Phượng một cái gì đó rất đặc biệt... ngoài tầm hiểu biết của mọi người chúng ta.
Thế mới biết đàn ông có thể bị tiêu diệt, bị di cho nát hay bị dúi sấp mặt, mà cũng có thể bay lên hoành tráng, xuất sắc thể hiện bản thân và trở nên mạnh mẽ chỉ nhờ ánh mắt của người phụ nữ.
Còn phụ nữ... họ như quyển sách viết bằng mật mã chỉ dành cho người đàn ông với cặp mắt có khả năng giải mã để đọc họ.
Nhân ngày 8/3 xin chúc tất cả phụ nữ luôn sở hữu một ánh mắt như vậy với người đàn ông của mình, người đàn ông có cặp mắt si tình biết đọc hiểu những vẻ đẹp và giá trị đặc sắc luôn có trong mỗi chị em.
Chúc các chị em có được trong đời một tình yêu như cái Phượng.


View attachment 6052140

Nguồn:
Một thứ tình yêu vị kỷ, tha thiết và nồng nàn đến lạ.
Hơn cả là ngưỡng mộ.
Cầu chúc cho đôi vợ chồng anh chị Sơn - Phượng luôn nồng nàn và luôn tri kỷ.
 

lambogi79

Xe điện
Biển số
OF-92844
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
4,696
Động cơ
-71,070 Mã lực
Nơi ở
Lữ đoàn xe cút kít
Trong ảnh cả 2 đều đẹp trai mà mợ. Khi nào có dịp mợ vào Đà Nẵng và đến khách sạn trên. Biết đâu được gặp cả anh Sơn và chị Phượng :)
PS: Tác giả và cũng là 1 trong 4 nhân vật chính trong câu chuyện có thật là người khá nổi tiếng :)

View attachment 6053352
Cựu seo ACB bank
Giám đốc chiến lược HAGL
Người đại diện của Kusto trong contecons...
Lý lịch của Bác này thật là gớm giếc
Dân toán mà viết văn hay đáo để
 
Biển số
OF-159482
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
14,981
Động cơ
485,170 Mã lực
Kính trọng anh, người thủ lĩnh 1 thời. Năm 2010 đang đương kim TGĐ mà vẫn nói (đại ý) " Biến XYZ thành 1 cỗ máy mà trong đó mỗi cá nhân (bao gồm cả anh) chỉ là 1 mắt xích".
 

LienPhuong

Xe điện
Biển số
OF-403748
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
2,841
Động cơ
257,088 Mã lực

Da bắt nắng

Xe container
Biển số
OF-91305
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
5,314
Động cơ
443,042 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

Da bắt nắng

Xe container
Biển số
OF-91305
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
5,314
Động cơ
443,042 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cựu seo ACB bank
Giám đốc chiến lược HAGL
Người đại diện của Kusto trong contecons...
Lý lịch của Bác này thật là gớm giếc
Dân toán mà viết văn hay đáo để
Kính trọng anh, người thủ lĩnh 1 thời. Năm 2010 đang đương kim TGĐ mà vẫn nói (đại ý) " Biến XYZ thành 1 cỗ máy mà trong đó mỗi cá nhân (bao gồm cả anh) chỉ là 1 mắt xích".
Đọc câu chuyện mà biết thêm chút thông tin của tác giả càng thấy cuộc sống và con người thật nhiều điều thú vị.
 

Da bắt nắng

Xe container
Biển số
OF-91305
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
5,314
Động cơ
443,042 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Một thứ tình yêu vị kỷ, tha thiết và nồng nàn đến lạ.
Hơn cả là ngưỡng mộ.
Cầu chúc cho đôi vợ chồng anh chị Sơn - Phượng luôn nồng nàn và luôn tri kỷ.
Như một chuyến du lịch từ thời xưa cho đến tận hiện tại. Điều khiến em bất ngờ nhất khi biết tác giả - một trong 4 nhân vật chính là ai.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top