Chuyến hải trình 10 ngày, đến thăm 11 điểm đảo Trường Sa những ngày tháng Ba, đối với chúng tôi, quả thực là một thử thách không nhỏ. Nắng, gió, mưa bão, sóng biển làm những anh chàng phóng viên chốn thị thành như tôi trở nên đen sạm, gầy rộc đi. Ngoài những thời gian ngắn ngủi lên các đảo thăm hỏi, động viên chiến sỹ, còn lại là ở trên tàu. Lúc lúc hối hả di chuyển từ đảo này sang đảo khác, lúc lại thả neo ngoài xa đợi thủy triều lên để tàu cặp mạn. Cũng nhờ thế, tôi có được khoảng thời gian quý giá để làm một việc mà có nằm mơ tôi cũng không thể nghĩ ra trước khi lên tàu đi công tác Trường Sa.
Câu cá. Nhất là khi neo tàu ban đêm trên biển Đông thật hấp dẫn không ngờ. Khi bóng tối bao trùm bốn phía, ánh đèn neon trên tàu bật sáng, cũng là lúc từng đàn cá chuồn, cá mực nối đuôi nhau lao về phía mạn tàu. Không cần buông câu, việc của tôi là dùng vợt, vớt từng con, từng con đang lao tới. Những con cá chuồn say đèn, bay vọt lên boong tàu, đâm sầm vào cửa sắt, giãy đành đạch, rồi nằm im bất động. Chẳng mấy chốc, đã đầy cả chiếc chậu sắt quân dụng cá chuồn, cá mực. Chúng được chia đều cho cả khách và thủy thủ để mắc vào lưỡi làm mồi câu cá thu, cá hồng, cá mú…
Không giống như câu ao, câu hồ, đồ nghề câu biển toàn hàng “khủng”. Vốn không xa lạ với nghề câu, nhưng với tôi, đây là lần đâu tiên được câu trên biển. Thả tới... 300m cước với gần nửa cân chì thì mồi mới chạm đáy. Hồi hộp liếc ngang, thấy cả mạn tàu với hàng chục dây câu và người câu ngồi yên như tượng đá chờ cá ăn mồi…
Bựt!.. Tiếng dây câu giật mạnh. Cá cắn câu. Tiếng hò reo vang cả mặt biển. Phải 2-3 người đồng tâm mới đủ sức kéo chú cá thu bè to, khỏe vừa mắc câu từ biển lên. Hàng chục ánh mắt háo hức dõi theo con cá trong muôn ngàn ánh bạc lấp lánh trên mặt nước. Rồi lần lượt những chú cá hồng, đổng cờ, mó xanh… liên tếp cắn câu. Các thủy thủ trẻ phải “làm việc” hết công suất, chạy từ dây này sang dây kia, dùng câu liêm móc từng con lên mặt boong. Đội nhà bếp đã sẵn sàng dao, thớt, phi lê từng con, rửa sạch bằng dấm, vắt chanh pha mù tạt. Những chai rượu “nước mắt quê hương” được cánh văn công Hậu Giang mang theo từ quê nhà nhanh chóng tập trung lại. Một tiệc gỏi cá tươi với tiếng hát, tiếng đàn văn công chuyên nghiệp hòa cùng tiếng sóng âm vang trên biển trong đêm.
Cứ như vậy, mỗi hải lý trôi qua sau lưng, đối với tôi, đều là sự trải nghiệm quý giá, là những kỷ niệm khó quên. Đi để biết biển quê hương thật rộng lớn, để thêm yêu tha thiết vùng đất, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc ta, và để biết ơn hơn những người con đất Việt đang kiên cường ngày đêm bám biển, bám đảo vì chủ quyền thiêng liêng./.
Câu cá. Nhất là khi neo tàu ban đêm trên biển Đông thật hấp dẫn không ngờ. Khi bóng tối bao trùm bốn phía, ánh đèn neon trên tàu bật sáng, cũng là lúc từng đàn cá chuồn, cá mực nối đuôi nhau lao về phía mạn tàu. Không cần buông câu, việc của tôi là dùng vợt, vớt từng con, từng con đang lao tới. Những con cá chuồn say đèn, bay vọt lên boong tàu, đâm sầm vào cửa sắt, giãy đành đạch, rồi nằm im bất động. Chẳng mấy chốc, đã đầy cả chiếc chậu sắt quân dụng cá chuồn, cá mực. Chúng được chia đều cho cả khách và thủy thủ để mắc vào lưỡi làm mồi câu cá thu, cá hồng, cá mú…
Không giống như câu ao, câu hồ, đồ nghề câu biển toàn hàng “khủng”. Vốn không xa lạ với nghề câu, nhưng với tôi, đây là lần đâu tiên được câu trên biển. Thả tới... 300m cước với gần nửa cân chì thì mồi mới chạm đáy. Hồi hộp liếc ngang, thấy cả mạn tàu với hàng chục dây câu và người câu ngồi yên như tượng đá chờ cá ăn mồi…
Bựt!.. Tiếng dây câu giật mạnh. Cá cắn câu. Tiếng hò reo vang cả mặt biển. Phải 2-3 người đồng tâm mới đủ sức kéo chú cá thu bè to, khỏe vừa mắc câu từ biển lên. Hàng chục ánh mắt háo hức dõi theo con cá trong muôn ngàn ánh bạc lấp lánh trên mặt nước. Rồi lần lượt những chú cá hồng, đổng cờ, mó xanh… liên tếp cắn câu. Các thủy thủ trẻ phải “làm việc” hết công suất, chạy từ dây này sang dây kia, dùng câu liêm móc từng con lên mặt boong. Đội nhà bếp đã sẵn sàng dao, thớt, phi lê từng con, rửa sạch bằng dấm, vắt chanh pha mù tạt. Những chai rượu “nước mắt quê hương” được cánh văn công Hậu Giang mang theo từ quê nhà nhanh chóng tập trung lại. Một tiệc gỏi cá tươi với tiếng hát, tiếng đàn văn công chuyên nghiệp hòa cùng tiếng sóng âm vang trên biển trong đêm.
Cứ như vậy, mỗi hải lý trôi qua sau lưng, đối với tôi, đều là sự trải nghiệm quý giá, là những kỷ niệm khó quên. Đi để biết biển quê hương thật rộng lớn, để thêm yêu tha thiết vùng đất, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc ta, và để biết ơn hơn những người con đất Việt đang kiên cường ngày đêm bám biển, bám đảo vì chủ quyền thiêng liêng./.