- Biển số
- OF-96902
- Ngày cấp bằng
- 24/5/11
- Số km
- 565
- Động cơ
- 405,510 Mã lực
Chú Nghĩa nhìn cứ trẻ mãi nhỉ, còn nữa không cụ chủ.
Chỉnh sửa cuối:
Chú Nghĩa nhìn cứ trẻ mãi nhỉ, còn nữa không cụ chủ.
Cơn mưa từ nửa đêm tới sáng vẫn còn dư nước trút xối xả xuống mọi con phố của TP Hải Phòng. Cùng với nhóm câu biển Hòn Dấu, từ 6h30 sáng, chúng tôi vội vã lấy máy câu xả cước thay dây dù và chọn được hơn chục con mồi giả đủ màu sắc để câu ở các mực nước khác nhau từ 1mét đến 5mét…Có người câu “Lua” mồi giả, có người câu mồi tôm sống, có người câu tôm ươn dùng mồi bả. Hơn 2 tiếng đồng hồ trôi qua nhanh chỉ như nửa giờ, mồi giả, mồi tươi, cần câu, phao, chì, găng tay, giày, mũ, áo và hàng chục thứ lỉnh kỉnh đã được nai nịt gọn gàng chuẩn bị lên đường trong cơn mưa dường như chưa có dấu hiệu kết thúc. Gần 9h sáng, các xe đã tìm được đòan, nối đuôi nhau hướng Đồ Sơn thẳng tiến. Trời nổi gió khá mạnh khiến hạt mưa như những mũi tên thủy tinh phóng tua tủa vào kính lái. Cầu rào 2 mờ mờ hiện ra trong làn mưa dày của một ngày bão tháng 7.
Đoàn xe chạy miết mải hơn 30 phút thì tới Bến Ngiêng Đồ Sơn. Đã có 2 tàu dân chài chờ chúng tôi. Anh chủ thuyên cười tươi bước lên bờ chào giơ tay bắt. Đồ câu từ trong cốp xe được lôi ra xếp ngổn ngang trên bến, tuy nhiên khi mọi người bước xuống thuyền trông ai nấy đều khá gọn nhẹ.
Mưa ngớt, biển dậy sóng đánh ào ạt vào bờ tung bọt trắng mù mịt – Đó là điều phấn khích lớn nhất cho các anh em câu biển ngày hôm nay. Đã đi câu biển họ luôn nhớ rằng: “Biển không có sóng là không có cá” hoặc “Đáy biển không có đá là không có cá” bởi vậy có những lần sóng đánh chùm qua đầu là những hôm chạm cá lớn. Cá biển có thói quen nấp dưới tảng đá, thấy mồi qua thì lao lên đớp bởi vậy mồi “Lua” phải chạy qua khe đá nên dây trục bị hà cứa đứt mất cả mồi cả cá là chuyện bình thường, (Giá một con mồi giả TQ chỉ trên dưới một trăm ngàn nhưng mồi hãng thì khoảng nửa triệu đồng). Câu Biển cũng lắm công phu, người đi câu thường đem theo khoảng 20 con mồi giả để nhìn sóng biển mà lựa câu mồi gì, cần câu biển thường là những cần 2 khúc, 3 khúc rời ráp lại với nhau độ dài 2,4m hoặc 2,7m, máy câu phải là loại chịu được nước biển. Nhìn đồ câu biển của anh em tôi bắt gặp nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Rapala, Simano, Daiwa, Major Craft, Hearty Rise v.v…
Sau 20 phút thuyền cá nghiêng ngả trên biển, mọi người sửa soạn lên đảo, tiếng nổ phành phành tắt lịm tàu tự trôi đưa chúng tôi tới cầu tàu Hòn Dấu lúc 10h sáng. Đảo Hòn Dấu rộng chừng 40ha, vách đá dựng đứng, trên cao có ngọn Hải đăng sừng sững. Đảo rất ít người, chỉ có khách du lịch và cán bộ khí tượng thủy văn. 15 người chúng tôi lên bờ, mỗi người một hướng, tỏa ra các vách đá quanh đảo. Câu biển không ngồi cố định một chỗ nên đồ câu phải gọn nhẹ, mỗi người chỉ một cần lắp sẵn máy, thắt lưng đeo túi đồ nhỏ, lựa sóng, nhìn bờ đá mà câu.
Chiếc giày chuyên dụng giúp chúng tôi trụ vững trên những mỏm đá chi chít hà và dong biển để quăng mồi trước những cơn sóng ào ạt… Một tiếng đồng hồ trôi qua: Phụp…con mồi giả đã được chú cá vược hớp trọn vào miệng và lao đi với một tốc độ kinh hoàng khiến tôi suýt rời cần câu, (không tự tin lắm vì tôi đã bị cá xiết mất 2 con mồi giả), tiếng máy chạy ro ro, một anh trong đoàn đến giúp, sau vài cú chạy ngoằn ngèo, lên xuống, chú vược trên 2kg đã được kéo lên … Trời đất, cá nhỏ có vậy mà khi cắn câu, sức kéo bằng cá nước ngọt cỡ 10kg!
Đã quá trưa khá lâu mà không thấy đói, sâu cá đã mỗi lúc một dày thêm, lần lượt những chú cá song, cá tráp, cá vược đã lộ diện với đủ loại màu sắc hứa hẹn một bữa trưa đáng giá. Anh Thu cán bộ khí tượng thủy văn có căn nhà nhỏ gần cầu tàu đã giúp chúng tôi chế biến những con cá câu được thành những món ăn ngon lành chỉ trong chớp mắt. Anh Thu ngoài 40 tuổi, dáng người cao, đen giòn, anh khá rành nghề chài lưới, dường như dân chài họ có những kỹ năng đặc biệt để chế biến món ăn về cá mà ít ai có thể học được…
Chuyến tàu đưa chúng tôi rời đảo lúc 18h30, quần áo ướt mèm vì mưa và sóng biển, cá biển khá khỏe, đa số những con cá câu được còn sống cho đến khi rời tàu.
Mưa vẫn chưa dứt, sóng biển ào ạt đuổi theo chúng tôi ra tận ngoài bãi 1. Biển một màu đỏ quạch đặc sệt như đất sét tung lên nhưng đợt sóng, bọt phủ trắng kè… Ngọn Hải đăng lóe sáng lùi dần phía sau. Tạm biệt Đồ Sơn, hẹn gặp lại đảo Hòn Dấu một ngày không xa!!!
Cầu rào 2 mờ mờ hiện ra trong làn mưa dày của một ngày bão tháng 7
Đoàn xe chạy miết mải hơn 30 phút thì tới Bến Ngiêng Đồ Sơn
Nhìn đồ câu biển của anh em tôi bắt gặp nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Rapala, Simano, Daiwa, Major Craft, Hearty Rise v.v…
Sau 20 phút thuyền cá nghiêng ngả trên biển, mọi người sửa soạn lên đảo
Có người câu “Lua” mồi giả, có người câu mồi tôm sống, có người câu tôm ươn dùng mồi bả
Chúng tôi tới cầu tàu Hòn Dấu lúc 10h sáng
15 người chúng tôi lên bờ, mỗi người một hướng, tỏa ra các vách đá quanh đảo
Biển một màu đỏ quạch đặc sệt như đất sét tung lên nhưng đợt sóng
“Biển không có sóng là không có cá”
Câu Biển cũng lắm công phu, người đi câu thường đem theo khoảng 20 con mồi giả để nhìn sóng biển mà lựa câu mồi gì
Cần và máy câu "Lua"
Để tránh mắc vào đá, phao và chì đều chạy trong dây trục
Mồi tôm sống
Mồi giả câu cá Vược, trọng lượng 15g, cá chạy ở độ sâu 1m
Mồi giả câu cá Tráp, trọng lượng 13g, cá chạy ở độ sâu 4m
Đã quá trưa khá lâu mà không thấy đói, sâu cá đã mỗi lúc một dày thêm, lần lượt những chú cá song, cá tráp, cá vược đã lộ diện với đủ loại màu sắc
Anh Thu chế biến những con cá câu được thành những món ăn ngon lành chỉ trong chớp mắt
Cụ Hạnh 178 Thái Hà mặc áo phông xanh ngồi đối diện Cụ đấy. Hôm đó Cụ Hạnh sổng mất con vược trên 10kg do nổ trục.Em mặc áo xanh nhạt ngồi cạnh anh Phúc quay lưng lại trong ảnh. Hòn Dáu em ra câu từ 2001. Ra nhiều nhất là hồi 2005-2007, sau nghỉ mất một thời gian, mới đi lại đc 2 năm nay.
Đấy là thằng bạn "k ứt" của em cụ ạCụ Hạnh 178 Thái Hà mặc áo phông xanh ngồi đối diện Cụ đấy. Hôm đó Cụ Hạnh sổng mất con vược trên 10kg do nổ trục.
Kính Cụ. Nhà em câu "Lure" mồi cá giả thì câu bằng trục dù Cụ ợ. Dù sufic từ 0,12mm đến 0,2mm.Thích thế.
Cho em hỏi là câu cá biển thì dùng cước mấy? Đi câu cá hồ em chỉ dùng đến cước 4 là tối đa.
Các cun này trong dân câu thì quá nổi tiếng rồi ạ.Hình như em nhớ không nhầm các cụ trong đội anh Hạnh chép (đặng hạnh) phải không ạ.em là thành viên điễn dàn Cau lac bo cau ca hà nội ạ.Cá nhân em rất hâm mộ phong cách câu của các cụ.chúc các cụ mạnh khỏe nhéCơn mưa từ nửa đêm tới sáng vẫn còn dư nước trút xối xả xuống mọi con phố của TP Hải Phòng. Cùng với nhóm câu biển Hòn Dấu, từ 6h30 sáng, chúng tôi vội vã lấy máy câu xả cước thay dây dù và chọn được hơn chục con mồi giả đủ màu sắc để câu ở các mực nước khác nhau từ 1mét đến 5mét…Có người câu “Lua” mồi giả, có người câu mồi tôm sống, có người câu tôm ươn dùng mồi bả. Hơn 2 tiếng đồng hồ trôi qua nhanh chỉ như nửa giờ, mồi giả, mồi tươi, cần câu, phao, chì, găng tay, giày, mũ, áo và hàng chục thứ lỉnh kỉnh đã được nai nịt gọn gàng chuẩn bị lên đường trong cơn mưa dường như chưa có dấu hiệu kết thúc. Gần 9h sáng, các xe đã tìm được đòan, nối đuôi nhau hướng Đồ Sơn thẳng tiến. Trời nổi gió khá mạnh khiến hạt mưa như những mũi tên thủy tinh phóng tua tủa vào kính lái. Cầu rào 2 mờ mờ hiện ra trong làn mưa dày của một ngày bão tháng 7.
Đoàn xe chạy miết mải hơn 30 phút thì tới Bến Ngiêng Đồ Sơn. Đã có 2 tàu dân chài chờ chúng tôi. Anh chủ thuyên cười tươi bước lên bờ chào giơ tay bắt. Đồ câu từ trong cốp xe được lôi ra xếp ngổn ngang trên bến, tuy nhiên khi mọi người bước xuống thuyền trông ai nấy đều khá gọn nhẹ.
Mưa ngớt, biển dậy sóng đánh ào ạt vào bờ tung bọt trắng mù mịt – Đó là điều phấn khích lớn nhất cho các anh em câu biển ngày hôm nay. Đã đi câu biển họ luôn nhớ rằng: “Biển không có sóng là không có cá” hoặc “Đáy biển không có đá là không có cá” bởi vậy có những lần sóng đánh chùm qua đầu là những hôm chạm cá lớn. Cá biển có thói quen nấp dưới tảng đá, thấy mồi qua thì lao lên đớp bởi vậy mồi “Lua” phải chạy qua khe đá nên dây trục bị hà cứa đứt mất cả mồi cả cá là chuyện bình thường, (Giá một con mồi giả TQ chỉ trên dưới một trăm ngàn nhưng mồi hãng thì khoảng nửa triệu đồng). Câu Biển cũng lắm công phu, người đi câu thường đem theo khoảng 20 con mồi giả để nhìn sóng biển mà lựa câu mồi gì, cần câu biển thường là những cần 2 khúc, 3 khúc rời ráp lại với nhau độ dài 2,4m hoặc 2,7m, máy câu phải là loại chịu được nước biển. Nhìn đồ câu biển của anh em tôi bắt gặp nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Rapala, Simano, Daiwa, Major Craft, Hearty Rise v.v…
Sau 20 phút thuyền cá nghiêng ngả trên biển, mọi người sửa soạn lên đảo, tiếng nổ phành phành tắt lịm tàu tự trôi đưa chúng tôi tới cầu tàu Hòn Dấu lúc 10h sáng. Đảo Hòn Dấu rộng chừng 40ha, vách đá dựng đứng, trên cao có ngọn Hải đăng sừng sững. Đảo rất ít người, chỉ có khách du lịch và cán bộ khí tượng thủy văn. 15 người chúng tôi lên bờ, mỗi người một hướng, tỏa ra các vách đá quanh đảo. Câu biển không ngồi cố định một chỗ nên đồ câu phải gọn nhẹ, mỗi người chỉ một cần lắp sẵn máy, thắt lưng đeo túi đồ nhỏ, lựa sóng, nhìn bờ đá mà câu.
Chiếc giày chuyên dụng giúp chúng tôi trụ vững trên những mỏm đá chi chít hà và dong biển để quăng mồi trước những cơn sóng ào ạt… Một tiếng đồng hồ trôi qua: Phụp…con mồi giả đã được chú cá vược hớp trọn vào miệng và lao đi với một tốc độ kinh hoàng khiến tôi suýt rời cần câu, (không tự tin lắm vì tôi đã bị cá xiết mất 2 con mồi giả), tiếng máy chạy ro ro, một anh trong đoàn đến giúp, sau vài cú chạy ngoằn ngèo, lên xuống, chú vược trên 2kg đã được kéo lên … Trời đất, cá nhỏ có vậy mà khi cắn câu, sức kéo bằng cá nước ngọt cỡ 10kg!
Đã quá trưa khá lâu mà không thấy đói, sâu cá đã mỗi lúc một dày thêm, lần lượt những chú cá song, cá tráp, cá vược đã lộ diện với đủ loại màu sắc hứa hẹn một bữa trưa đáng giá. Anh Thu cán bộ khí tượng thủy văn có căn nhà nhỏ gần cầu tàu đã giúp chúng tôi chế biến những con cá câu được thành những món ăn ngon lành chỉ trong chớp mắt. Anh Thu ngoài 40 tuổi, dáng người cao, đen giòn, anh khá rành nghề chài lưới, dường như dân chài họ có những kỹ năng đặc biệt để chế biến món ăn về cá mà ít ai có thể học được…
Chuyến tàu đưa chúng tôi rời đảo lúc 18h30, quần áo ướt mèm vì mưa và sóng biển, cá biển khá khỏe, đa số những con cá câu được còn sống cho đến khi rời tàu.
Mưa vẫn chưa dứt, sóng biển ào ạt đuổi theo chúng tôi ra tận ngoài bãi 1. Biển một màu đỏ quạch đặc sệt như đất sét tung lên nhưng đợt sóng, bọt phủ trắng kè… Ngọn Hải đăng lóe sáng lùi dần phía sau. Tạm biệt Đồ Sơn, hẹn gặp lại đảo Hòn Dấu một ngày không xa!!!
Cầu rào 2 mờ mờ hiện ra trong làn mưa dày của một ngày bão tháng 7
Đoàn xe chạy miết mải hơn 30 phút thì tới Bến Ngiêng Đồ Sơn
Nhìn đồ câu biển của anh em tôi bắt gặp nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Rapala, Simano, Daiwa, Major Craft, Hearty Rise v.v…
Sau 20 phút thuyền cá nghiêng ngả trên biển, mọi người sửa soạn lên đảo
Có người câu “Lua” mồi giả, có người câu mồi tôm sống, có người câu tôm ươn dùng mồi bả
Chúng tôi tới cầu tàu Hòn Dấu lúc 10h sáng
15 người chúng tôi lên bờ, mỗi người một hướng, tỏa ra các vách đá quanh đảo
Biển một màu đỏ quạch đặc sệt như đất sét tung lên nhưng đợt sóng
“Biển không có sóng là không có cá”
Câu Biển cũng lắm công phu, người đi câu thường đem theo khoảng 20 con mồi giả để nhìn sóng biển mà lựa câu mồi gì
Cần và máy câu "Lua"
Để tránh mắc vào đá, phao và chì đều chạy trong dây trục
Mồi tôm sống
Mồi giả câu cá Vược, trọng lượng 15g, cá chạy ở độ sâu 1m
Mồi giả câu cá Tráp, trọng lượng 13g, cá chạy ở độ sâu 4m
Đã quá trưa khá lâu mà không thấy đói, sâu cá đã mỗi lúc một dày thêm, lần lượt những chú cá song, cá tráp, cá vược đã lộ diện với đủ loại màu sắc
Anh Thu chế biến những con cá câu được thành những món ăn ngon lành chỉ trong chớp mắt