[ATGT] "Cắt sát xuyến" và "Ôm xa xuyến" - các kụ chọn cách nào?

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
"Cắt sát xuyến" hay "Ôm xa xuyến"?

Bẩm các kụ mợ.
Thực tế lưu thông qua vòng xuyến ở VN thật muôn màu muôn vẻ.
Khi đi trên vòng xuyến, từ xe to kềnh càng với nhiều điểm mù, như contenơ, xe tải, xe khách, đến xe nhỏ xinh luồn lách giỏi, như xe Matiz, xe đạp xe máy các loại, hầu như xe nào cũng thích cắt cua đi theo một đường thẳng.
Tất cả đều quyết tâm bám sát sạt mép vòng xuyến (như nhà nhà quyết tâm xây bám sát mặt đường ấy), chen chúc nhau, cắt mặt nhau, tì đè nhau, va chạm nhau trong cái khoảng không gian rộng chỉ 3 mét tính từ mép vòng xuyến.
Phần lớn các phương tiện đó quên rằng:
1- Vòng xuyến là một bề mặt hình tròn, được tạo ra để buộc phương tiện phải đi theo quỹ đạo vòng tròn, nhằm tránh tạo ra xung đột giữa các hướng lưu thông khác nhau;
2- Vòng xuyến thường là khoảng không gian rộng lớn. Phần mặt đường trên vòng xuyến rất rộng, từ 12-20m, đủ để 5-6 luồng ô tô dàn hàng ngang lưu thông song song nhau an toàn, chứ không chỉ giới hạn ở khoảng rộng 3-4m sát mép xuyến.
3- Khi đi vào vòng xuyến, luật quy định phải nhường đường cho các xe bên trái đến.
Luật không hề quy định xe nào vào vòng xuyến trước thì được đi trước như nhiều người lầm tưởng.

Vì vậy, nhà cháu xin mở thớt này, làm nơi trao đổi kinh nghiệm khi đi qua vòng xuyến, sao cho đúng luật, an toàn.
Mong các kụ mợ nhiệt tình góp ý kiến. Xin cảm ơn các kụ mợ nhiều.

Câu hỏi:
Theo các kụ mợ, khi đi thẳng qua vòng xuyến, chúng ta nên chọn cách đi nào trong 2 cách đi sau: 1- "cắt sát xuyến" và 2- "ôm xa xuyến".
Vì sao?


 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Trong khi chờ các kụ mợ trả lời, nhà cháu xin đưa link clip về cách người Úc đi qua vòng xuyến như thế nào để các kụ mợ cùng tham khảo clip này của Úc (quốc gia có xe lưu thông bên trái).

Trong clip này, tác giả mô tả các thao tác cần thiết trước khi vào vòng xuyến, bao gồm 5 công đoạn sau (GNL TQ - Gương, Nhan, Làn, Tốc, Quan):

1- Gương: Nhìn gương chiếu hậu.
2- Nhan: chỉ bật xi nhan nếu rẽ ngay tại lối thoát đầu tiên. Không bật xi nhan nểu xe muốn đi thẳng hoặc muốn ôm qua vòng xuyến để rẽ.
3- Làn: Chuyển làn vào làn xe phù hợp trước khi vào vòng xuyến.
4- Tốc: Chọn tốc độ phù hợp khi lưu thông trên vòng xuyến.
5- Quan: Quan sát, nhường đường cho xe đang lưu thông trong vòng xuyến.

Chú ý: khi trên vòng xuyến có kẻ vạch chia làn (là các vòng tròn đồng tâm với vòng xuyến) phương tiện cần bật xi nhan thông báo mình chuyển làn mỗi khi cắt qua vạch kẻ chia làn đó.

Clip:
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
TÓM TẮT & MẸO khi đi qua Vòng xuyến, đúc rút từ clip tại còm #2 ở trên:

1- Phát hiện Vòng xuyến càng sớm càng tốt.

2- Xác định hướng xe sẽ lưu thông là sang bên trái hay bên phải. Xe mình sẽ ra ở lối ra thứ mấy.

Mẹo: Hãy coi vòng xuyến như mặt đồng hồ. Đường thẳng kẻ từ số 6 đến số 12 chia đôi mặt đồng hồ thành 2 nửa Phải và Trái. Xe vào ở vị trí 6 giờ. Lối ra cùng phía với 3 giờ là rẽ phải. Lối ra ở cùng phía với 9 giờ là rẽ trái.

3- Gần đến vòng xuyến cần thực hiện quy tắc GNL TQ (gương, nhan, làn, tốc, quan).

- Gương: nhìn gương trong xe và gương chiếu hậu 2 bên.

- Nhan: không bật xi nhan, trừ trường hợp thoát xuyến ngay tại lối ra đầu tiên.

- Làn: chuyển làn. Chuyển sang làn bên phải nếu xe sẽ lưu thông sang bên phải vòng xuyến. Chuyển sang làn trái nếu xe sẽ lưu thông sang bên trái.

Mẹo: Hãy coi vòng xuyến như một ngã tư và xe bạn sắp đi qua ngã tư đó: sẽ có 3 hướng đi là rẽ phải, đi thẳng và rẽ trái để ta chọn đi trên làn nào cho phù hợp với hướng đi qua ngã tư đó.

- Tốc: giảm tốc độ, về số 2.

- Quan: quan sát và nhường đường cho xe khác. Phải dừng lại để nhường đường cho xe từ bên trái (theo Luật ở VN) hoặc thận trọng nhập dòng xe một cách an toàn.

4- Khi cần ra ở lối ra kế tiếp, bật xi nhan bên phải để báo hiệu xe mình sẽ thoát xuyến tại lối ra kế tiếp đó.

 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Minh hoạ bằng Hình gif:

P/s: theo quy định hiện hành, các phương tiện khi đi vào vòng xoay không phải bật tín hiệu (xi nhan). Chỉ bật xi nhan khi có hành vi cắt ngang vạch kẻ chia làn để chuyển làn.
Vì vậy, xe màu xanh trong hình có thể bật xi nhan phải, cũng có thể không bật mà không bị coi là phạm lỗi.

 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
13,214
Động cơ
298,583 Mã lực
em luôn vòng xa nhất. và không bị bon chen với đống hỗn độn ở giữa. hehe. kê các cụ chen thoai.
 

vip tien sinh

Xe ngựa
Biển số
OF-300247
Ngày cấp bằng
30/11/13
Số km
28,761
Động cơ
591,145 Mã lực
Em thì cứ "cụ thể hoá trong từng tình huống".
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Thường thì kẹt ngay xuyến thì em sẽ ôm xa xuyến, cũng tùy vào hướng đi mà ôm sát hay ôm xa.
Nhà cháu tự hỏi, không biết kụ sẽ ôm xa & gần thế nào nếu phải quay đầu nơi vòng xuyến nhỉ?

em luôn vòng xa nhất. và không bị bon chen với đống hỗn độn ở giữa. hehe. kê các cụ chen thoai.
Kụ đi theo kiểu xe buýt rồi. Thoát nhanh phết, kụ nhỉ.

Em thì cứ "cụ thể hoá trong từng tình huống".
Nhờ kụ mô tả một vài tình huống đặc trưng và cách xử lý nó, để các kụ mợ khác cùng biết nhé.
.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
chuổn, tùy tình huống cụ thể mà triển, dưng phải cứng hơn bản lĩnh hơn và gấu hơn đứa khác
Ngộ nhỡ gặp đứa cứng 49, mà mình cứ phải gồng lên 53 như thế này, thì cũng mệt phết, kụ ơi.

 

Trâu tơ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-659694
Ngày cấp bằng
24/5/19
Số km
710
Động cơ
114,900 Mã lực
Tuổi
59
Ngộ nhỡ gặp đứa cứng 49, mà mình cứ phải gồng lên 53 như thế này, thì cũng mệt phết, kụ ơi.

Đã biên lx là môn nghệ thuật, phải biết cách chiếm lĩnh chọn vị trí đặt xe trên mặt đường khóa thằng khác lại để thuận lợi cho mình và cho người khác
 

kduc

Xe lăn
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
11,295
Động cơ
1,603,202 Mã lực
Nếu vắng thì sát xuyến, đông đông tý là em xa xuyến, nhanh hơn nhiều.
 

June2019

Xe hơi
Biển số
OF-679650
Ngày cấp bằng
29/6/19
Số km
121
Động cơ
105,310 Mã lực
Tuổi
21
Bài nào của cụ Saigon Beer cũng hay !
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
"Cắt sát xuyến" hay "Ôm xa xuyến"?

Bẩm các kụ mợ.
Thực tế lưu thông qua vòng xuyến ở VN thật muôn màu muôn vẻ.
Khi đi trên vòng xuyến, từ xe to kềnh càng với nhiều điểm mù, như contenơ, xe tải, xe khách, đến xe nhỏ xinh luồn lách giỏi, như xe Matiz, xe đạp xe máy các loại, hầu như xe nào cũng thích cắt cua đi theo một đường thẳng.
Tất cả đều quyết tâm bám sát sạt mép vòng xuyến (như nhà nhà quyết tâm xây bám sát mặt đường ấy), chen chúc nhau, cắt mặt nhau, tì đè nhau, va chạm nhau trong cái khoảng không gian rộng chỉ 3 mét tính từ mép vòng xuyến.
Phần lớn các phương tiện đó quên rằng:
1- Vòng xuyến là một bề mặt hình tròn, được tạo ra để buộc phương tiện phải đi theo quỹ đạo vòng tròn, nhằm tránh tạo ra xung đột giữa các hướng lưu thông khác nhau;
2- Vòng xuyến thường là khoảng không gian rộng lớn. Phần mặt đường trên vòng xuyến rất rộng, từ 12-20m, đủ để 5-6 luồng ô tô dàn hàng ngang lưu thông song song nhau an toàn, chứ không chỉ giới hạn ở khoảng rộng 3-4m sát mép xuyến.
3- Khi đi vào vòng xuyến, luật quy định phải nhường đường cho các xe bên trái đến.
Luật không hề quy định xe nào vào vòng xuyến trước thì được đi trước như nhiều người lầm tưởng.

Vì vậy, nhà cháu xin mở thớt này, làm nơi trao đổi kinh nghiệm khi đi qua vòng xuyến, sao cho đúng luật, an toàn.
Mong các kụ mợ nhiệt tình góp ý kiến. Xin cảm ơn các kụ mợ nhiều.

Câu hỏi:
Theo các kụ mợ, khi đi thẳng qua vòng xuyến, chúng ta nên chọn cách đi nào trong 2 cách đi sau: 1- "cắt sát xuyến" và 2- "ôm xa xuyến".
Vì sao?


Ở xứ ta, không đi kiểu Xa xuyến được đâu bác, vì chỗ đó nhiều xe máy lắm.
Cách bác chỉ ra, chỉ áp dụng vào giờ rất thấp điểm được thôi, cộng với rất nhiều điều kiện khác, ví dụ các Lối vào + Lối ra + Vòng xuyến đều đáp ứng chạy 2 làn cả.
Và bác chưa tính đến khả năng, ở hình 02, nếu xe con màu vàng muốn rẽ phải ra hướng 3h, nó sẽ đâm ngang hông xe cont, đúng như điểm A ở hình 01.

Tôi thì hay đi thế này:
Xác định điểm ra rồi => đi vào và đi sát vòng xuyến. Ví dụ tôi đi thẳng, hướng 12h.
Ngay khi ngang điểm 3h, tôi sang phải dần.
Đến 12h, chỉ việc rẽ phải.

Tương tự cho hướng khác. Tất nhiên, việc "sang phải dần" nó phụ thuộc nhiều vào lưu lượng xe trên đường.
 

Wolf79

Xe buýt
Biển số
OF-200068
Ngày cấp bằng
29/6/13
Số km
641
Động cơ
327,606 Mã lực
Chém cua khi ko có vòng xuyến là mức độ cao của "sát xuyến".
Kiểu đi của bọn chúng ta là làm sao quãng đường ngắn nhất, thẳng nhất vì nghĩ thế là nhanh nhất.:-&
 

RR Evoque

Xe tăng
Biển số
OF-313281
Ngày cấp bằng
25/3/14
Số km
1,963
Động cơ
312,059 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội phố
Nếu chỉ đi qua xuyến, nghĩa là đi thẳng qua xuyến thì em sẽ ôm xa xuyến, như vậy sẽ đỡ được lúc thoát ra khỏi có nhiều xe chặn đầu.
Nếu rẽ trái hoặc quay đầu thì em sẽ cắt sát xuyến và mở cua rộng hơn khi xe rơi vào góc vuông với hướng vào.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Luật ko nói xe nào vào vòng xuyến trước là có quyền, nhưng thực ra câu: 'các xe phải nhường xe từ bên trái tới' là nói rõ điều đó. Một khi xe đã trong vòng xuyến, thì các xe chưa vào vòng xuyến luôn ở bên phải nếu có xung đột. Nếu ta từ đường nhánh đi vào vòng xuyến, nếu có xe bên trái thì đương nhiên xe đó đã vào vòng xuyến trước ta rồi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top