- Biển số
- OF-93297
- Ngày cấp bằng
- 28/4/11
- Số km
- 3,065
- Động cơ
- 363,072 Mã lực
- Website
- phimnhakinh.com.vn
e nghỉ ngơi mấy ngày quay lại sang thăm gian hàng
Hàng chất quá cụ ạem mời các cụ đọc bài về một Huyền Thoại của Việt Nam , người giúp cho người Việt không phải cúi đầu với thế giới về may đo .
Võ Văn Ve – Huyền thoại cuối cùng
So với các tiệm may bề thế tọa lạc san sát trên mặt đường Lý Chính Thắng sầm uất, tiệm may haive khiêm nhường và ẩn nhẫn hơn nhiều. Cái cách tay kéo già treo tấm biển tên của tiệm may với hàng chữ “haive” viết thường thể hiện tính cách con người ông. Anh xe ôm tấp xe sát con hẻm, thả tôi xuống, rồi chỉ tay vào căn nhà 82/4 và nói, ổng sống và hành nghề ngay trong ngôi nhà đó, anh cứ vô tự nhiên, ổng mến khách lắm. “Trông thế chứ ổng là huyền thoại may đo nức tiếng một thời của Sài thành đó”, anh xe ôm nói với theo.
Nghề chọn người
Tôi bấm chuông đứng đợi, trong đầu hình dung cuộc gặp không hẹn trước sẽ không diễn ra theo ý mình, vì chắc ông Hai Ve “kiêu”. Một người phụ nữ trạc ngoài 40, tầm thước nhỏ nhẹ hỏi, “Cậu đến may đồ chú hả, mời vô nhà chơi”. Đó là chị Thủy, người thợ gốc Bắc di cư vào Lâm Đồng lâu năm, giờ làm thợ chính chuyên may quần âu cho tiệm của ông Hai Ve. Trong căn phòng nhỏ bày biện giản dị dùng làm nơi tiếp khách kiêm phòng thử đồ, chỉ có bộ sofa và chiếc bàn nhỏ đặt giữa phòng. Phía đối diện là chiếc bàn nhỏ ghi đồ cho khách, một chiếc tủ gỗ nhỏ đựng các tấm vải xếp ngay ngắn bên trong. Gần đó là “phòng thay đồ”, đúng ra chỉ là một góc nhỏ gắn các tấm gương xung quanh để khách ngắm đồ, được che bởi tấm vải màu xanh cũ kỹ. “Sài Gòn đệ nhất kéo” (tên một bài viết trên báo Thanh Niên) làm việc trong căn phòng này ư, tôi tự hỏi? Bất chợt, một người đàn ông cao lớn đeo kính trắng, đầu trọc vận quần âu sáng màu ôm sát, áo sơ mi kẻ tối màu cũng bó sát người xuất hiện. Trên cổ ông là chiếc thước dây thợ may treo tòn ten như vật bất ly thân. Tôi chưa kịp chào, ông đã vồn vã hỏi rồi mở chuyện, dĩ nhiên chỉ xoay quanh nghề của ông.
Năm nay 77 tuổi, ông tên thật là Võ Văn Ve, nhưng nổi tiếng với biệt danh Hai Ve – đồng thời là tên tiệm may đã từng may tới… 62 bộ vét cho một người khách quá say mê tài nghệ của ông. Cuộc đời Hai Ve khá li kỳ. Sinh ra và lớn lên tại Campuchia, khi mới 16 tuổi cậu bé Ve đã theo chân người anh họ đi làm thợ thuê cho nhà Tân Việt – một trong những tiệm may nổi tiếng nhất tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia thời ấy. Tài không đợi tuổi, cậu Ve học nghề rất mau và nhanh chóng được chủ tiệm Tân Việt cho làm cai cắt chính. Đây là thứ bậc cao nhất trong nghề một thợ may có thể đạt được, nó có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của một tiệm may quần áo. Thông thường, theo giải thích của ông Nguyễn Nhật Minh – chủ tiệm may Dũng Tailor rất đông khách trên đường Lê Thánh Tôn, quận 1, TP.HCM – thời xưa muốn vươn tới đẳng cấp “cai cắt chính” người thợ phải hội đủ rất nhiều yếu tố, bao gồm tài năng thiên bẩm, sự khổ luyện, óc sáng tạo và khả năng nhìn ra điểm yếu riêng trên người mỗi khách hàng để tìm cách khắc phục. Một người thợ được công nhận là cai cắt chính sẽ được chủ tiệm đào tạo đặc biệt, truyền những ngón nghề “gia truyền” riêng của mỗi tiệm và được trả công rất hậu hĩnh. Đổi lại, cai cắt chính phải cắt may những bộ đồ cực kỳ quan trọng mà khách “sộp” đặt với sức ép phải thỏa mãn yêu cầu của khách, bởi việc này ảnh hưởng đến uy tín của cả tiệm.
Năm 1970, khi đạt tới độ chín trong sự nghiệp ở tuổi ngoài 30, Hai Ve quyết định trở về quê hương hành nghề. Tuy nhiên, danh tiếng của ông tại Sài Gòn thời đó gần như là con số 0 dù ông có cái mác Việt kiều Campuchia hồi hương. Lúc đó, tiệm Tân Tân trên đường Tự Do có tiếng may quần áo đẹp nhờ cai cắt chính tên Rồng – vốn là người quen biết Hai Ve khi còn ở Campuchia. Tìm đến Tân Tân để xin làm cai cắt chính không được vì đã có cai Rồng, cái duyên với nghề đưa đẩy Hai Ve đến với một tiệm may nổi như cồn khi ấy là Chua, qua sự giới thiệu của chính cai Rồng. Tiệm may này nằm trên đường Huỳnh Thúc Kháng của ông chủ Chua, chuyên may đồ vét cho các quan chức, tướng lĩnh trong chế độ Sài Gòn cũ, nên rất hách dịch. Ông Chua quân phiệt đến mức cai chính của tiệm này là Tuấn còn phải xin nghỉ vì không chịu nổi tính khí ông chủ.
Chàng thanh niên Ve vấp phải thử thách lớn nhất trong cuộc đời cắt may, khi tiệm Chua tiếp đón một vị khách lớn là đại gia kinh doanh vỏ lốp xe hơi của Sài Gòn xưa đến đặt may một bộ vét. Mới chân ướt chân ráo đến làm, Hai Ve đã dám xung phong nhận may đo bộ đồ này cho ông khách giàu có. Ông Ve kể lại: “Ông Chua nhìn tôi không tin, nhưng vì nể ông Rồng nên ra điều kiện nếu tôi may đẹp, làm hài lòng vị khách thì được trả lương 15.000 đồng/tháng. Thời điểm đó, một lượng vàng là 20.000 đồng”. Giới kinh doanh, dân sành điệu tại Sài Gòn thời đó khi đi may bộ vét bao giờ cũng may một áo hai quần, theo lý giải của ông Ve là quần nhanh cũ hơn nên phải có hai chiếc thay đổi. Sau khi may đo cẩn thận cho vị khách theo kiểu bespoke (nghĩa là bộ vét được “đo ni đóng tấc” theo tỷ lệ cơ thể, số đo riêng của từng người, mỗi người có một bộ khung hoàn toàn riêng biệt), ông Ve giao cho thợ ruột là ông Xuân may, dặn dò đây là danh dự nghề nghiệp và tương lai của ông, bằng mọi giá phải may thật hoàn hảo. Khi bộ vét bespoke đã được dựng xong, ông Ve mang tới cho thợ của ông Chua xem thử, họ đều công nhận bộ vét rất đẹp.
Ngày giao đồ cho khách, ông Ve và ông Chua đều hồi hộp. Vị khách được ông Ve giúp khoác đồ lên người để thử, rồi ông Ve chỉ cho ông khách xem tay áo, cổ áo, vai, lưng của bộ vét… tất cả đều vừa khít. Duy nhất chiếc quần hơi rộng lưng khoảng… 1,5cm và thiếu chiếc túi hồ (loại túi may trong quần của đàn ông thời trước, dùng để đựng đồ nhỏ – PV), được ông khách để lại để sửa. Một tuần sau quay lại lấy quần, đại gia vỏ lốp xe hoàn toàn hài lòng và rút ngay 5.000 đồng thưởng cho cai chính Hai Ve trước mặt ông chủ Chua. Nhưng ông Ve bảo, chính lời khen của người khách sành mặc mới là phần thưởng lớn nhất đối với ông. Đó là lời khen: “Phải nói rằng từ trước tới giờ tôi may các tiệm lớn nhất Sài Gòn như Tân Tân, Văn Cang nhưng bộ đồ này cậu may cho tôi đẹp nhất”!
Huyền thoại cuối cùng
Cú vượt vũ môn thành công khiến tiếng tăm Hai Ve lẫy lừng khắp Sài thành phồn hoa. Ngay ông Chua vốn nổi tiếng khó tính cũng đánh giá cao đôi tay kiệt xuất của người thợ may trẻ, quyết định tăng lương cho Hai Ve lên đến 25.000 đồng/tháng – hơn cả một lượng vàng. Làm được 8 tháng, cảm thấy đến lúc cần lập nghiệp, Hai Ve xin ông chủ cho nghỉ và mở tiệm may riêng lấy tên haive trên đường Yên Đổ, nay là Lý Chính Thắng. Trên cánh cửa tiệm may haive tại 82/4 Lý Chính Thắng bây giờ vẫn dán tờ giấy trích từ một bài báo và tấm hình Hai Ve, trong đó viết: “Được tám tháng làm cho Chua, Haive về Yên Đổ, Lý Chính Thắng bây giờ, mở tiệm haive, và danh tiếng về một tay kéo huyền thoại một thời nức tiếng trong giới sành điệu Sài Gòn bắt đầu từ đây…”.
Cuộc nói chuyện của tôi với ông gần như màn độc thoại của người nghệ nhân già hơn 60 năm sống chết với nghề may. Nghề cắt may là thứ AND hừng hực chảy trong huyết quản Võ Văn Ve, cuộc đời ông chỉ có duy nhất niềm đam mê này. Ông nói với tôi, có người giàu có xúi ông hợp tác, chỉ cần đứng tên Hai Ve, còn lại họ lo hết từ mặt bằng đến vốn liếng như hình thức mượn danh. Nhưng ông lắc đầu. Ông may quần áo bởi vì ông yêu nó, không thể sống thiếu cây kéo, mũi chỉ đường kim một ngày.
Những người khách nổi tiếng thuộc đủ lĩnh vực đã từng đến gõ cửa tiệm may nhỏ xíu này không đếm xuể. Từ giới chóp bu trong chế độ cũ, như Chánh tòa tối cao Phạm Văn Bạch – người ký tên lên đồng tiền Đông Dương ngày xưa, Trung tướng Mai Hữu Xuân, Ngoại trưởng Trần Văn Lắm, cho đến Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn trước khi sang Rome họp cũng tới đặt đồ của ông. Hai Ve nhớ từng người khách của mình, dù họ chỉ là người bình thường như ông Võ Sĩ Bình, khi Hai Ve còn là cai cắt chính của tiệm Chua, nghe tài ông đã đến đặt may mấy bộ vét trắng cùng lúc. Ông Nho, một người bạn ông Chua khi xưa, còn mang bộ vét cắt may chuẩn theo phong cách tài tử Pháp nổi tiếng Alain Delon, xẻ giữa, ôm sát người đặt ông Chua may nhưng ông này lắc đầu vì khó quá. Đứng đợi ngoài đường khi Hai Ve đi làm về, ông Nho lấy xe hơi đón Ve đi may cho mình một lúc 6 bộ. Có những khách hàng may comple hết 100.000 đồng tiền thời đó. Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn khen ông: “Anh Hai Ve là con người chân tình, thoáng và sáng tạo”. Một người khách mến mộ ông đã sang Pháp lùng mua tặng ông một cuốn sách cũ rất quý bằng tiếng Pháp là cẩm nang dạy cách sửa lỗi trên áo quần.
Ông cho tôi xem cuốn sách cất trong tủ kính mang tên “Son of God” (Con của Chúa), do một luật sư Mỹ tên là James J. Taylor gửi tặng từ Mỹ ngày 23/6/2014, với lời đề tặng trang trọng: “To my very dear friend and the best tailor from your dear friend in America. Jim” (Thân tặng người bạn thân mến, người thợ may giỏi nhất của tôi. Jim). Vị cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Philippines, ông Nguyễn Văn Minh, viết một bức thư tay và gửi cho Võ Văn Ve từ năm 1974 với nội dung: “Anh Hai thân mến… Mấy bộ đồ của anh may, tôi mặc ai cũng mê cả. Kể cả thợ gian hàng Christian Dior và Pierre Cardin ở Pháp cũng phải ngán tài của anh luôn…”.
Không như các tiệm may chỉ đo, may và trả đồ cho khách, ông Ve luôn tận tình chỉ bảo từng li từng tí, hướng dẫn khách cách mặc chuẩn. Mến tài và trọng nhân cách ông, tôi đặt may hai chiếc quần âu và một bộ vét. Trước năm 1975, giới thượng lưu Sài thành thường lưu truyền lời khen đối với phong cách Hai Ve. Đó là, “Quần Hai Ve ôm mà thoải mái” và “Ra đường nhìn thấy dáng quần là biết quần Hai Ve”. Theo ông, một chiếc quần âu phải đáp ứng điều kiện bắt buộc: lưng cao hơn bụng, căng nhẹ ra hai bên thì lưng quần không bị trùng hay quá căng ở giữa mà phải thẳng tắp nhưng mặc vào thấy thoải mái. Phía sau ống quần phải thấp hơn phía trước khoảng 2cm để che gót giày nhưng để lộ mặt trước giày. Ông dạy tôi cách đút tay vào túi quần, khi rút ra túi không được chạy theo ra ngoài, khi tay đút vào ly quần không được bẹt.
Trong thời buổi kim tiền, đến các tiệm lớn của TP.HCM cũng bị cuốn theo cơn lốc thương mại hóa, mở tiệm ồ ạt để thu hút khách, không kiểm soát thợ khiến chất lượng dịch vụ thấp, nhà haive chỉ lặng lẽ làm đúng công việc của mình, theo cách ít ồn ào nhất. Lòng say nghề, tận hiến vì cái đẹp và thứ tinh thần quyết liệt không chạy theo lợi nhuận của Võ Văn Ve khiến ông xứng đáng được tôn vinh là huyền thoại cuối cùng của làng may Sài Gòn. Ông trụ vững hơn nửa thế kỷ trong lòng khách hàng đâu phải vì chữ “Danh”!
Thành Trung
Theo Doanh Nhân
em sang chơi ạEm đẩy lên