Trên cơ sở dữ liệu của WHO, hôm nay PGS. TS. Trần Xuân Bách (Trường Đại học Y Hà Nội) đã phân tích, xây dựng mô hình dự báo nguy cơ dịch viêm đường hô hấp cấp do 2019-CoV và có những nhận định sau:
*****
Cập nhật:
[Corona 5.2]
Tăng nguy cơ lan rộng ở các địa bàn mới có ca nhiễm (TB 6 ngày trước) và địa bàn bên ngoài TQ, hình thành phân nhóm mới nổi có mức độ biến đổi nhanh.
Việt Nam đã thoát khỏi nhóm nguy cơ cao nhất và chuyển sang nhóm dịch đang trưởng thành có số ước tính mắc trung bình thấp nhất: 28, tuy nhiên khoảng biến thiên rất lớn (95CI: 0-->625), và ước tính tỷ suất tử vong chung của Nhóm 3 còn cao. Đặt ra nhu cầu cần: 1) tiếp tục kiểm soát toàn diện nguy cơ lây lan, 2) phát hiện và cách ly tích cực, và 3) dự trù và đảm bảo điều trị ở quy mô 600 BN.
Nhân đây, bà kon cũng thấy là mức độ nguy hiểm cao lên ở các nhóm địa bàn ngoài TQ và mới nổi trong TQ, thậm chí đặc biệt nguy hiểm với nguy cơ thay đổi đột ngột (Nhóm 2). Thường thì các địa bàn này không có sự chuẩn bị trước, đặc điểm di biến động rất lớn. Đối tượng lây nhiễm có thể có quá trình di chuyển đến TQ, hoặc ko cần đến TQ nhưng tiếp xúc với người ở TQ tại nước thứ 3, sau đó trở về nước họ. Do đó, kể cả ta có cách ly tuyệt đối với nhóm tiếp xúc với TQ, nguy cơ vẫn luôn tồn tại. Cảnh giác - Ý thức và Trách nhiệm với bản thân và xã hội lúc này là quan trọng nhất. Dịch bệnh là 1 loại thảm họa - cũng như thiên tai - là lúc cần mọi người đoàn kết và chia sẻ. Và bao giờ cũng thế, số tử vong và tổn thất trực tiếp không đáng ngại bằng những tác động gián tiếp - chủ yếu do cách con người ứng phó với nó.
Khi WHO tuyên bố PHEIC, nghĩa là vấn đề kiểm soát dịch ko còn chỉ giới hạn ở 1 nước, ko còn chỉ là trách nhiệm của các chính phủ, mà là sự thiết thân với tất cả mọi người, và chỉ có thể giải quyết được khi mọi người tham gia tích cực.
Trong tuyên bố của WHO về PHEIC cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế tập trung hỗ trợ, nguồn lực, phương tiện, kỹ thuật, phân bổ đến các nơi khó khăn.
--> Chúng ta cũng cần thực hiện như vậy!
Đây không phải là lúc chúng ta tăng giá hay găm hàng. Ngược lại nếu thấy ai chưa thực hiện đúng, các chủ shop cần chu đáo hướng dẫn họ, như hướng dẫn người thân của mình. Tặng free hoặc giảm giá vài cái khẩu trang, cồn luôn. Cả cộng đồng khỏe là điều kiện căn bản để phát triển kinh tế!
Nếu bạn đang có sẵn đồ dùng phòng dịch mà người bên cạnh, đồng nghiệp, hàng xóm, bác giúp việc cần, hãy tặng ngay cho họ. Dịch bệnh lây qua các mắt xích của chuỗi các mạng lưới! Mỗi chúng ta có thể ngay lập tức biến mình thành 1 mắt xích khoẻ mạnh và lan truyền các biện pháp phòng dịch cho người khác!
Các doanh nghiệp, trong điều kiện có thể, hãy sản xuất tất cả những thứ cần cho phòng chống dịch và phát free tối đa có thể. Đó không phải là chi phí mà là sự đầu tư để chúng ta có thể ổn định nhanh nhất, phục hồi thị trường và giảm tổn thất nhanh nhất cho chính doanh nghiệp!
Việt Nam đang thực hiện rất tốt và nỗ lực chuẩn bị nếu có nguy cơ mới! Cần sự chung tay của tất cả mọi người. Hãy như "cô gái mới về nhà chồng" - thận trọng, quan sát, tinh tế, chu đáo, nhìn mình và nhìn mọi người, nhưng vẫn tiếp tục được các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh!
Chúng cháu đã chuẩn hóa package phân tích. Sau mỗi SL cập nhật, mất 30 phút để có kết quả cho bà kon phân tích và bình luận ạ. (Số ước tính của VN cho các kịch bản ở slides tiếp theo)
*****