[Funland] Cập nhật thông tin hữu ích trong cuộc chiến chống 2019-nCoV gây viêm đường hô hấp cấp tính

Trạng thái
Thớt đang đóng

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Chuẩn bị tốt theo kiểu Mỹ

1582944222670.png
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,425
Động cơ
-23,054 Mã lực
Tuổi
54
Bác sĩ này giải thích dể hiểu. Bệnh dịch đáng lo ngại ở khả năng lây lan, nhưng ko quá đáng ngại nếu chưa bị tới giai đoạn 3.

VIÊM PHỔI DO nCoV: CHẨN ĐOÁN CT
==============================

Người đàn ông 73 tuổi, xuất hiện triệu chứng sốt, đã đến bệnh viện khám.

Bác sĩ dùng tăm pông ngoáy họng, cho làm xét nghiệm RT-PCR để tìm vi rút vương miện mới, nhưng phải đợi vài ngày mới có kết quả. Tất cả các bệnh viện ở Hồ Bắc đều rất đông bệnh nhân. Vì thế mà bác sĩ khuyên người đàn ông về nhà nghỉ ngơi, không dùng thuốc hạ sốt để theo dõi nhiệt độ, kết quả xét nghiệm nCoV sẽ được thông báo qua điện thoại.

5 ngày sau bệnh của người đàn ông trở nặng.

Đó là ngày đầu tiên của năm mới, người đàn ông sốt cao liên tục, khó thở, ho có nhiều đờm, đau nhức cơ thể và đau đầu. Cô con gái ở Vương quốc Anh sốt ruột, gọi điện cho cha, nhưng hơi thở của ông quá ngắn đến nỗi 1 câu phải ngắt ra thành nhiều đoạn rời rạc; ước chừng 40 – 50 lần mỗi phút.

Buổi sáng hôm sau, người vợ phải đưa chồng đến viện, họ ra đi lúc 9 giờ sáng, trở về nhà lúc hơn 7 giờ tối. Bác sĩ nói rằng bệnh viện không còn giường. Khu điều trị ngoại trú cũng không còn một chỗ trống. Cô con gái ở bên Anh gọi điện cho thị trưởng thành phố Vũ Hán yêu cầu can thiệp. Nhưng thị trưởng cũng không thể sắp xếp được giường nằm cho người đàn ông.

Kết quả RT-CPR trả lời âm tính với nCoV.

Bác sĩ đã hướng dẫn người vợ chăm sóc chồng tại nhà, những nội dung được bác sĩ liệt kê ra cụ thể, ngắn gọn và dễ hiểu.


1. Giữ ấm nhiệt độ phòng, ít nhất là không cảm thấy lạnh khi mặc áo len mỏng.

2. Mở cửa, bật quạt thông gió phòng ít nhất một lần trong ngày để giữ cho không khí trong lành.

3. Chọn mua một chất khử trùng, như cồn y tế, sử dụng để lau tất cả các bề mặt trong nhà, đặc biệt là tay nắm cửa, công tắc điện.

4. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, rửa đúng cách, xem kĩ video hướng dẫn rửa tay của chuyên gia và làm đúng các bước.

5. Người chồng phải đeo khuẩu trang, người vợ tiếp xúc gần với người chồng nên cũng phải đeo, thời gian đeo tối đa 4-6 giờ là phải thay. Đi ra đường cũng phải đeo khẩu trang để tránh phát tán mầm bệnh, khi về đến cửa nhà phải tháo khẩu trang đó vất vào thùng rác kín có túi bóng. Kiên quyết không tái sử dụng khẩu trang. Khi đeo khẩu trang, không được phép để ngón tay chạm cả vào mặt trong lẫn mặt ngoài khẩu trang, hãy tưởng tượng mặt ngoài của khẩu trang có vi rút, nên không để mặt ngoài chạm vào tay hay vào da mặt.

6. Bệnh nhân có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, khí phế thũng, vì thế không nên ngủ nằm ngang, mà hãy ngủ nửa ngồi nửa nằm tư thế chếch với gối chèn sau lưng.

7. Bệnh nhân bị bệnh tim mạch người cao tuổi, khi ngủ cần phải mang tất áp lực cho chân để chống huyết khối tắc tĩnh mạch, vì khi ngủ người già bị bệnh tim rất dễ bị huyết khối tắc mạch chi dưới, có thể gây nhồi máu tim phổi và nhồi máu não rất nguy hiểm. Chú ý 2 chân nên được kê cao trên một cái gối đảm báo máu dễ dàng trở lại trung tâm.

8. Khi nhiễm trùng và sốt mạch ngoại vi sẽ giãn, vì thế mà lượng máu lớn từ trung tâm ra ngoại vi để thoát nhiệt, huyết áp sẽ giảm, nên khi sốt phải đo huyết áp để kiểm soát bằng thuốc nếu cần. Chú ý một số thuốc tim mạch, ví dụ thuốc chống đông, cũng gây tác dụng phụ hạ huyết áp; vì thế mà phải đo huyết áp trước và sau khi dùng thuốc.

9. Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, gồm thuốc kháng vi rút ít nhất 14 ngày và nên kéo dài 21 ngày, thuốc kháng sinh phổ rộng chống bội nhiễm, thuốc giãn phế quản, khí dung. Sử dụng thuốc hạ sốt phải đúng liều lượng, thời gian an toàn là sau 6 tiếng, nếu cơn sốt đến nhanh thì sau 4 tiếng; nếu sử dụng nhiều có thể gây ngộ độc.

10. Uống nhiều nước.

11. Đảm bảo dinh dưỡng, ăn uống là tốt nhất, nếu không có cảm giác thèm ăn thì tốt nhất là uống sữa hoặc súp. Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ nhanh hồi phục hơn rất nhiều.

Từ giữa tuần thứ 2 sau cơn sốt, người đàn ông trở nặng hơn rất nhiều, việc thở ngày càng khó khăn. Cuối tuần thứ 2 bước sang tuần thứ 3, người vợ kể lại mũi người chồng chỉ có thể phập phồng mà dường như không có không khí.

Người vợ phải đưa chồng đến viện.

Bác sĩ nhìn vào CT ngực thấy phổi lốm đốm trắng gần hết. Người bác sĩ đó nói rằng bệnh nhân cần được nhập viện, nhưng bác sĩ khác đã ngăn lại, nói rằng bệnh nhân âm tính với nCoV, không đủ tiêu chuẩn nhập viện theo quy định, bệnh viện cũng không còn giường. Vì vậy, người đàn ông phải nằm điều trị tại khoa cấp cứu 5 ngày, thở ôxy qua mặt nạ và chăm sóc hút đờm rãi, thêm thuốc lợi tiểu và truyền dịch.

Điều trị ở viện đến ngày thứ 6, người đàn ông chưa thấy dấu hiệu đỡ nên muốn trở về nhà để sống nốt những ngày ngắn ngủi cuối đời, ông cũng không muốn người vợ vất vả hay nhiễm bệnh. Sau khi trở về nhà, bác sĩ của phường cũng đến khám xét hàng ngày, cho thuốc và chăm sóc.

Thật may mắn, từ khi về nhà bệnh tình của người đàn ông thuyên giảm dần, khi bệnh viện thông báo kết quả xét nghiệm lại dương tính với nCoV, thì cũng là lúc người đàn ông 73 tuổi bắt đầu khỏi bệnh.


Câu chuyện này tôi đọc được trên mạng xã hội từ chia sẻ của người con gái.

Rõ ràng, người đàn ông đã được làm PCR một lần, nhưng không phát hiện ra vi rút nCoV. Thời điểm đó là đầu tháng 2, tiêu chuẩn chẩn đoán COVID-19 vẫn phải là xét nghiệm nCoV dương tính, trong khi vai trò của CT phổi đã bắt đầu được các chuyên gia đề cập.

Ngày 3 tháng 2 năm 2020, Giáo sư Trương Tiểu Xuân – Phó Giám đốc Trung tâm Hình ảnh Y học của Bệnh viện Trung Nam thuộc Đại học Vũ Hán, người đang ở tuyến đầu phòng chống dịch bệnh COVI-19, Giáo sư đăng một dòng trạng thái trên Webchat làm dấy lên mối quan tâm rộng rãi trong cộng đồng y khoa.

“CT. Scanner được khuyến cáo mạnh mẽ là phương pháp chẩn đoán viêm phổi do vi rút vương miện mới.”

Theo Gs Xuân, xét nghiệm gen là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nCoV, nhưng hạn chế của phương pháp là độ đặc hiệu cao nhưng độ nhạy thấp, để tránh trường hợp âm tính giả thì chụp cắt lớp vi tính với những bệnh nhân viêm phổi là một giải pháp được ưu tiên lựa chọn.

Ngày 12 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Y tế Quốc gia Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc đã chỉnh sửa phác đồ chẩn đoán và điều trị nCoV - Phiên bản 5 – bắt đầu từ phiên bản này chính thức cập nhật tiêu chuẩn chẩn đoán bằng chụp CT phổi.

Ngay lập tức số bệnh nhân mắc mới tăng gấp 10 lần: với 14.840 ca công bố sáng 13/2.

Hình ảnh CT viêm phổi do nCoV cũng theo nguyên lí viêm phổi vi rút mà ai làm chẩn đoán hình ảnh cũng phải biết:

1. Tổn thương kính mờ (ảnh a)
2. Tổn thương lát đá hoa cương (ảnh b)
3. Tổn thương đông đặc nhu mô (ảnh c)

Mấy hôm nay, tôi thấy nhiều người đăng hình ảnh chụp CT phổi 3D các màu xanh đỏ tím vàng trông rất rùng rợn, với những chú thích như “vi rút nCoV ăn ruỗng phổi như mối ăn gỗ - có sống cũng chẳng ra gì”.

Trước khi giải thích kĩ về vấn đề này, tôi xin khẳng định, ai đó viết vi rút “ăn ruỗng phổi như mối ăn gỗ” là sai. Tổn thương tại phổi bởi vi rút nCoV, chủ yếu do phản ứng quá mức của hệ thống tự miễn (cơn bão cytokine), chứ không phải là vi rút trực tiếp ăn phổi.


Bây giờ tôi xin nói một chút kiến thức về phổi.

Một người bình thường có 2 lá phổi, một bên trái và một bên phải, rất hiếm và bản thân tôi mới chỉ gặp vài người bất thường về số lượng như chỉ có 1 lá phổi. Tôi cũng chưa thấy sách nào viết và chưa thấy bệnh nhân nào có từ 3 lá phổi trở lên.

Cực hiếm, tôi gặp vài ca không có lá phổi nào, đó là những thai nhi chết ngay khi ra khỏi bụng mẹ.

Thực tế, 2 lá phổi ở hai bên lồng ngực, nhưng lại không đối xứng nhau do liên quan đến vị trí của tim. Trái tim nằm giữa hai lá phổi nhưng lại lệch về bên trái, chiếm rất nhiều không gian, đó là lí do làm cho 2 lá phổi trở lên bất đối xứng. Phổi phải chia ra làm 3 thùy: trên, giữa và dưới. Phổi trái dung tích nhỏ hơn nên chỉ có 2 thùy trên và dưới.

Chức năng quan trọng nhất của phổi là trao đổi không khí.

Khi chúng ta thở, phổi sẽ đưa Oxy vào máu và loại bỏ Carbonic ra khỏi cơ thể. Bởi vậy, khi phổi bị tổn thương nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở.

Trước đây, bác sĩ sử dụng các kĩ năng nhìn – sờ - gõ – nghe, có thể đoán biết tổn thương ở các vị trí như phế quản, tiểu phế quản, hay phế nang; các dạng tổn thương như đông đặc nhu mô, xẹp phổi, tràn dịch khoang màng phổi, tràn khí khoang màng phổi. Điều này đòi hỏi bác sĩ khám phải có kĩ năng rất thành thục, nhiều kinh nghiệm, giỏi lập luận lâm sàng. Bản thân tôi phải dành ra rất nhiều thời gian từ thời sinh viên y năm thứ 2 cho đến khi làm bác sĩ, chịu khó khám xét cẩn thận, thì mới phát hiện được những tổn thương ấy.

Phổi là cơ quan nội tạng, nên bác sĩ không thể nhìn thấy chính xác hình thái cũng như chính xác vị trí của các tổn thương, nếu muốn nhìn thấy thì phải sử dụng các phương tiện hiện đại.

CT chính là con mắt thần giúp bác sĩ nhìn thấy điều mình muốn.

Với viêm phổi do nCoV, để có một bức tranh đầy đủ, chi tiết, thì phải chụp CT cắt xoắn ốc liên tục, lát cắt phải thật mỏng 1,5mm hoặc mỏng hơn được thì càng tốt. Các phần mềm đọc kết quả phải đầy đủ, từ đơn giản như tái tạo lát cắt 3 chiều, cho đến dựng hình và đo đạc các thông số; bác sĩ chúng tôi coi đó như “trò chơi” nhưng phải rất tỉ mỉ.

Hình ảnh mà nhiều người đăng lên Facebook trông rất rùng rợn: chúng tôi gọi đó là kĩ thuật tái tạo hình ảnh 3D.

Với người không hiểu về hình ảnh y học, thì 3D sẽ là bức tranh tổng thể 3 chiều lung linh, trở nên vô cùng quan trọng. Nhưng với bác sĩ chẩn đoán hình ảnh chúng tôi, mô hình 3D lại không chắc chắn, dễ gây ảnh giả làm sai lệch tổn thương, dễ gây hiểu nhầm cho số đông. Để chẩn đoán, chúng tôi bắt buộc phải dựa vào hình ảnh 2D với các mặt cắt theo 3 chiều không gian.

Bây giờ tôi bắt đầu nói sâu hơn về tổn thương.

Vi rút nCoV được một số nghiên cứu cho là có ái lực rất cao với thụ thể ACE2, thụ thể này có ở tế bào đường hô hấp, người nhiều tế bào này sẽ dễ nhiễm vi rút và dễ trở bệnh nặng, người ít tế bào sẽ đỡ hơn. Khi vi rút đi vào đường hô hấp, gặp tế bào có thụ thể ACE2 nó sẽ dính vào, rồi hấp phụ, sau đó chui vào trong tế bào và nhân lên.

Cơ thể, có hệ thống miễn dịch cử các thực bào đến bắt các vi rút và các tế bào đã bị nhiễm vi rút, tiêu diệt nó. Thực bào khi đó, giống như viên cảnh sát, phải sử dụng vũ khí để tiêu diệt đối phương, vũ khí ấy chính là cytokine mà tôi nhắc ở trên. Nhưng một khi cytokine bị sử dụng quá mức, còn gọi là “cơn bão cytokine”, thì sẽ gây ra phản ứng tại vùng đó, giống như một bãi chiến trường.

Ta xem xét một vùng nhu mô phổi có nhiều vi rút xâm nhập, ở đó phản ứng cytokine xảy ra quá mức, chụp CT sẽ thấy các tổn thương tiến triển lần lượt theo thứ tự: kính mờ --> lát đá hoa cương --> đông đặc.

TỔN THƯƠNG KÍNH MỜ là giai đoạn sớm nhất của viêm phổi. Rất dễ tưởng tượng, giống như chúng ta đeo kính trắng rồi có bịt khẩu trang, hơi nước trong hơi thở bốc lên bám vào kính, tạo nên hình mờ đục. Tổn thương kính mờ trong phổi cũng giống như thế, các bạn xem minh họa ở (hình a).

TỔN THƯƠNG LÁT ĐÁ HOA CƯƠNG, là giai đoạn muộn hơn và nặng hơn, với hình như nền nhà lát đá hoa cương. Hãy tưởng tượng, phổi tạo bởi các đơn vị là tiểu thùy với kích thước nhỏ, hình giống như lục giác; ngăn cách giữa các đơn vị tiểu thùy là tổ chức kẽ. Khi phản ứng viêm nặng lên, tổ chức kẽ phù nề tăng tiết, làm cho các hình nổi bật như mạch vữa. Đó là lí do ở giai đoạn muộn hơn, chụp CT có dấu hiệu lát đá hoa cương, các bạn có thể xem minh họa (hình b).

TỔN THƯƠNG ĐÔNG ĐẶC NHU MÔ, là giai đoạn muộn nhất và nặng nhất, với hình đám nhu mô phổi đặc hoàn toàn.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc trên hơn 70.000 bệnh nhân bị viêm phổi do nCoV, khoảng 81% bệnh nhân bị nhẹ hoặc trung bình, khoảng 14% bị nặng và chỉ 5% nghiêm trọng.

Trong số 81% bệnh nhân nhẹ hoặc trung bình, hình ảnh CT chủ yếu dừng ở TỔN THƯƠNG KÍNH MỜ. Những nghiên cứu mà tôi đọc được, thì tổn thương kính mờ hầu hết hồi phục cả về chức năng hô hấp cũng như hình CT chụp kiểm tra hết kính mờ.

Vấn đề tôi quan tâm là mức độ nặng nhẹ và thời gian diễn biến bệnh có liên quan như thế nào đến các hình ảnh tổn thương trên phim CT phổi? Để trả lời câu hỏi này thực ra không khó, chỉ cần có đủ cơ sở dữ liệu bệnh nhân, với cỡ mẫu đủ lớn đại diện cho quần thể mắc bệnh.

Vì diễn giải hết thì bài viết sẽ rất dài, nên tôi chỉ nói sơ qua nguyên tắc toán học, mà bất cứ sinh viên đại học nào qua môn thống kê cũng đều rất am tường.

Giả sử trong một quần thể n người mắc bệnh, tôi đặt biến số y là mức độ nặng nhẹ, x là dấu hiệu hình ảnh CT; nếu có sự phân bố hồi quy tuyến tính với hàm số y = f(x) thì việc xác định hàm này không khó. Nhiều người cho rằng, học toán chẳng để làm gì, tích phân vi phân đâu có áp dụng, đó là suy nghĩ cực kì sai lầm. Các bạn nên nhớ, nếu học toán hay bất cứ môn nào khác chỉ để đi thi lấy điểm, thì sau này kiến thức rất chông chênh, cái gì cũng sơ sài hời hợt. Ngược lại, khoa học cơ bản vô cùng quan trọng, khi phát triển lên cao nó sẽ xóa mờ ranh giới giữa các môn, giữa các lĩnh vực, để mọi vấn đề có thể giải thích một cách tường minh từ nhiều hướng.

Trở lại với việc xây dựng hàm số, cụ thể, với n bệnh nhân được chụp CT ta sẽ thu được các giá trị tương ứng (x1,y1), (x2,y2)… (xn,yn). Không giảm tính tổng quát, gọi là (xi,yi) với 1 ≤ i≤ n trong đó n là tổng số người mắc.

Để lập hàm số y = f(x) thì cần tính tổng bình phương các khoảng cách từ (xi,yi) đến đồ thị hàm số, sao cho giá trị tổng đó đạt nhỏ nhất. Suy luận theo Pythagore sẽ có công thức.

Σ[(x-xi)^2 + (y-yi)^2] = (x-x1)^2 + (y-y1)^2 +… + (y-yn)^2 đạt nhỏ nhất.

Quy ước hàm y = f(x) = ax^3 + bx^2 + cx + d chẳng hạn, rồi thay vào tổng để từ đó rút ra các hệ số abcd. Lưu ý rằng các dạng hàm số, đều căn cứ vào số liệu thu được, có thể hàm bậc 4, bậc 3, bậc 2, hay chỉ là hàm số bậc 1 đơn giản y = ax + b.

Ví dụ về nghiên cứu của Feng Pan và cộng sự, ở nhóm bệnh nhân viêm phổi nặng chụp CT, đã cho kết quả là hàm số bậc 3:

y = 0,001x^3 - 0,083x^2 + 1,329x + 0,373

Trong đó y là mức độ nặng tính theo giai đoạn, x là thời gian tính bằng ngày. Hệ số Rᴧ2 = 0,25 và p < 0,001.

Đồ thị hình chữ N xuôi và các lần chụp CT cho bệnh nhân có (xi,yi) rơi vào nửa đầu của chữ N.

- Giai đoạn đầu (y = khởi phát): Thời gian 0 < x ≤ 4 ngày, với mức độ tổn thương CT chủ yếu là kính mờ.

- Gian đoạn hai (y = tiến triển): Thời gian 5 ≤ x ≤ 8 ngày, với mức độ tổn thương CT chủ yếu là lát đá hoa cương, có thể thêm những tổn thương kính mờ mới.

- Giai đoạn ba (y = toàn phát): Thời gian 9 ≤ x ≤ 13 ngày, với mức độ tổn thương CT chủ yếu là đông đặc nhu mô phổi, đương nhiên có thể vẫn có vùng lát đá hoa cương và kính mờ mới.

- Giai đoạn bốn (y = lui bệnh): thời gian 14 ≤ x ≤ 26 ngày, những bệnh nhân viêm phổi nặng bắt đầu ổn định, tổn thương CT giảm dần, có thể bay hết và khỏi bệnh.

Nhóm tác giả này cũng như các nghiên cứu khác đều đưa ra cách tính điểm CT để lượng hóa tổn thương. Theo đó, điểm CT sẽ tính cho từng thùy của phổi, từ 0 --> 5 điểm.

- 0 điểm = không có tổn thương mỗi thùy
- 1 điểm = tổn thương từ 1 --> 4% mỗi thùy
- 2 điểm = tổn thương từ 5 --> 25% mỗi thùy
- 3 điểm = tổn thương từ 26 --> 49% mỗi thùy
- 4 điểm = tổn thương từ 50 -> 75% mỗi thùy
- 5 điểm = tổn thương từ 76 --> 100% mỗi thùy

Như vậy, tổng điểm CT của 5 thùy hai bên phổi, cao nhất sẽ là 25 điểm. Mức độ tổn thương mỗi thùy được coi là không có tổn thương (0 điểm), tổn thương tối thiểu (1 điểm), tổn thương nhẹ (2 - 3 điểm), tổn thương trung bình (4 điểm), tổn thương nghiêm trọng (5 điểm).

Vi rút nCoV gây tổn thương nhu mô phổi thành từng đám ở các thùy, tỉ lệ chia đều nhau chứ không có biểu hiện thùy hay gặp và thùy ít gặp, vị trí tổn thương chủ yếu gặp ở 1/3 ngoại vi phổi, phần 1/3 giữa và vùng trung tâm hiếm gặp hơn.

Tôi cho rằng, tổn thương hay gặp ở 1/3 ngoại vi phổi, nơi không khí hay bị ứ lại là rất quan trọng với bệnh nhân đã nhiễm cũng như với cả bệnh nhân chưa nhiễm. Phải biết thở đúng cách, để khắc phục điều này, tôi sẽ viết một bài riêng về cách thở đúng, nếu bạn đọc muốn tôi viết.

CT chẩn đoán viêm phổi do nCoV có độ nhạy = 98% so vơi xét nghiệm RT-PCR = 71%.

Đó là số liệu rút ra từ nghiên cứu của Yicheng Fang và cộng sự. Lí do RT-PCR có độ nhạy thấp, được nhóm tác giả giải thích 1/- có thể công nghệ xét nghiệm gen với vi rút này chưa được hoàn thiện; 2/- sai số khi làm xét nghiệm; 3/- tải lượng vi rút trong cơ thể bệnh nhân ở thời điểm làm xét nghiệm thấp; 4/- lấy mẫu không đúng kĩ thuật.

Từ những kết quả nghiên cứu, Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc nhận định mặc dù xét nghiệm RT-PCR vẫn là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán viêm phổi do nCoV, CT ngực không đặc hiệu nhưng độ nhạy cao, vì thế CT đã được đề xuất là bằng chứng chính để chẩn đoán lâm sàng. CT cũng cho phép đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm phổi do nCoV để hướng dẫn quản lí lâm sàng.

Nhiều người sẽ quan tâm với câu hỏi: khi bị viêm phổi do nCoV thì nhu mô phổi có phục hồi lại được không và phục hồi như thế nào?

Tôi đọc những nghiên cứu cho thấy, nếu chỉ dừng ở tổn thương kính mờ xu hướng sẽ bay hết khi chụp CT kiểm tra lại. Tổn thương lát đá hoa cương cũng có thể bay hết. Điều đó có thể cho chúng ta nhận định rằng nhu mô phổi được hồi phục hoàn toàn.

Tổn thương nặng như đông đặc nhu mô, có thể để lại xơ, sẹo, tổ chức hóa. Điều này cũng giống như mọi trường hợp viêm phổi do vi rút, hay vi khuẩn, nấm cũng vậy; không có gì lạ.

Phổi có 2 loại tế bào quan trọng: tế bào phổi I + tế bào phổi II.

Biểu mô tế bào phổi II có khả năng tăng sinh, biệt hóa, để tạo thành các phế nang mới. Điều này giúp cho phổi có thể hồi phục bằng cách bổ sung phế nang. Tế bào phổi I không có khả năng này. Nhưng may mắn là tế bào phổi II có thể biệt hóa biểu mô thành tế bào phổi I.

Tuy nhiên, khả năng tân sinh và biệt hóa để tạo thành phế nang mới, là không nhiều, còn phụ thuộc từng người. Bởi vậy mà, không để nhiễm bệnh vẫn là cách tốt nhất, không may bị nhiễm thì phải điều trị và phục hồi chức năng thật tốt, biến nặng thành nhẹ, biến nhẹ thành gần như không có gì.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Feng Fan et all. Time Course of Lung Changes On Chest CT During Recovery From 2019 Novel Coronavirus (COVID-19) Pneumonia. Radiology. Feb 13 – 2020.

2. Adam Bernheim et all. Chest CT Findings in Coronavirus Disease-19 (COVID-19): Relationship to Duration of Infection. Radiology. Feb 20 – 2020.

3. Yicheng Fang et all. Sensitivity of Chest CT for COVID-19: Comparison to RT-PCR. Radiology. Feb 19 – 2020.

4. Heshui Shi et all. Evolution of CT Manifestations in a Patient Recovered from 2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV) Pneumonia in Wuhan, China. Radiology. Feb 7 – 2020.

5. Zi Yue Zu et all. Coronavirus Disease 2019 (COVID-19): A Perspective from China. Radiology. Feb 21 – 2020.

Nguồn: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=3294797300533874&id=1567986816548273
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
California đang theo dõi hơn 8.400 người có các triệu chứng của virus corona mới.
Về phía giới chức California: ít nhất có 33 người dương tính với virus, trong đó 5 người đã rời khỏi bang

1582944381826.png
 

moly

Xe điện
Biển số
OF-458259
Ngày cấp bằng
2/10/16
Số km
2,330
Động cơ
240,770 Mã lực
2.000 người Hàn Quốc nhập cảnh ở Hà Nội chưa đủ 14 ngày.

Công an Hà Nội cho biết tính đến 28/2, 14.877 người Hàn Quốc đã nhập cảnh vào Việt Nam, trong đó khoảng 2.000 người chưa đủ 14 ngày.

Về số liệu người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, CATP Hà Nội cho biết hơn 7.000 người Nhật Bản, hơn 300 người Italy, riêng Hàn Quốc có 14.877 người (trong đó khoảng 2.000 người nhập cảnh chưa đủ 14 ngày).

“Có 34 người đến từ và đi qua vùng dịch của Hàn Quốc, nhập cảnh từ 14/2 đến nay đang được cách ly”, ông Hùng nói và cho biết số người Hàn Quốc tập trung đông ở quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, chủ yếu sống ở chung cư.
14 ngày qua khoảng 6.000 người nhập cảnh ở sân bay Nội Bài, thường xuyên di chuyển ở nhiều địa phương của Việt Nam. Công an thành phố đã đã cách ly 122 trường hợp, trong đó có 2 trường hợp về từ Hàn Quốc có biểu hiện tức ngực, khó thở, đã được chuyển vào BV Đống Đa.
Hai trường hợp này có kết quả chưa cụ
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Khi thượng đẳng chỉ là hình ảnh trên truyền hình. Đến lúc xảy ra thật thì cũng thế mà thôi

Người Nhật đánh nhau vì chen ngang khi xếp hàng mua khẩu trang

View attachment 4397471

View attachment 4397472

link :

Cái này là hành động tốt của người Nhật mà, trừng trị 1 thằng mua quá nhiều khẩu trang không cho người khác mua! :D
 

Emesco

Xe điện
Biển số
OF-8524
Ngày cấp bằng
19/8/07
Số km
4,060
Động cơ
717,643 Mã lực
Cov19 không quyết liệt thig chết mẹ nó vài trăm triệu
Chết cả nhà thằng thống kê chứ còn ngồi đó mà so sánh cúm mùa với dịch cov

Gợi ý cho cụ 1 chút: con số thống kê sai số đến triệu người đấy.

Cho nên dịch Corona ở TQ chỉ là nằm trong sai số thống kê của Mỹ thôi không được coi là dịch
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Hai trường hợp này có kết quả chưa cụ
Có 1 số tin khác, tuy nhiên là em nghe trên radio nên sẽ ko đưa vì ... ko có link. Tránh cho mấy thằng 3/ vào hỏi link đâu, mệt lắm
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,425
Động cơ
-23,054 Mã lực
Tuổi
54
Khi thượng đẳng chỉ là hình ảnh trên truyền hình. Đến lúc xảy ra thật thì cũng thế mà thôi

Người Nhật đánh nhau vì chen ngang khi xếp hàng mua khẩu trang

View attachment 4397471

View attachment 4397472

link :

Quay ở Nhật nhưng chưa chắc đã là người Nhật.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Cov19 không quyết liệt thig chết mẹ nó vài trăm triệu
Chết cả nhà thằng thống kê chứ còn ngồi đó mà so sánh cúm mùa với dịch cov
Xem lại bài này đi, hãy bỏ bớt những thứ bị nhồi chặt sọ ra để tiếp nhận nhiều thông tin hơn

Bác sĩ này giải thích dể hiểu. Bệnh dịch đáng lo ngại ở khả năng lây lan, nhưng ko quá đáng ngại nếu chưa bị tới giai đoạn 3.

VIÊM PHỔI DO nCoV: CHẨN ĐOÁN CT
==============================

Người đàn ông 73 tuổi, xuất hiện triệu chứng sốt, đã đến bệnh viện khám.

Bác sĩ dùng tăm pông ngoáy họng, cho làm xét nghiệm RT-PCR để tìm vi rút vương miện mới, nhưng phải đợi vài ngày mới có kết quả. Tất cả các bệnh viện ở Hồ Bắc đều rất đông bệnh nhân. Vì thế mà bác sĩ khuyên người đàn ông về nhà nghỉ ngơi, không dùng thuốc hạ sốt để theo dõi nhiệt độ, kết quả xét nghiệm nCoV sẽ được thông báo qua điện thoại.

5 ngày sau bệnh của người đàn ông trở nặng.

Đó là ngày đầu tiên của năm mới, người đàn ông sốt cao liên tục, khó thở, ho có nhiều đờm, đau nhức cơ thể và đau đầu. Cô con gái ở Vương quốc Anh sốt ruột, gọi điện cho cha, nhưng hơi thở của ông quá ngắn đến nỗi 1 câu phải ngắt ra thành nhiều đoạn rời rạc; ước chừng 40 – 50 lần mỗi phút.

Buổi sáng hôm sau, người vợ phải đưa chồng đến viện, họ ra đi lúc 9 giờ sáng, trở về nhà lúc hơn 7 giờ tối. Bác sĩ nói rằng bệnh viện không còn giường. Khu điều trị ngoại trú cũng không còn một chỗ trống. Cô con gái ở bên Anh gọi điện cho thị trưởng thành phố Vũ Hán yêu cầu can thiệp. Nhưng thị trưởng cũng không thể sắp xếp được giường nằm cho người đàn ông.

Kết quả RT-CPR trả lời âm tính với nCoV.

Bác sĩ đã hướng dẫn người vợ chăm sóc chồng tại nhà, những nội dung được bác sĩ liệt kê ra cụ thể, ngắn gọn và dễ hiểu.


1. Giữ ấm nhiệt độ phòng, ít nhất là không cảm thấy lạnh khi mặc áo len mỏng.

2. Mở cửa, bật quạt thông gió phòng ít nhất một lần trong ngày để giữ cho không khí trong lành.

3. Chọn mua một chất khử trùng, như cồn y tế, sử dụng để lau tất cả các bề mặt trong nhà, đặc biệt là tay nắm cửa, công tắc điện.

4. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, rửa đúng cách, xem kĩ video hướng dẫn rửa tay của chuyên gia và làm đúng các bước.

5. Người chồng phải đeo khuẩu trang, người vợ tiếp xúc gần với người chồng nên cũng phải đeo, thời gian đeo tối đa 4-6 giờ là phải thay. Đi ra đường cũng phải đeo khẩu trang để tránh phát tán mầm bệnh, khi về đến cửa nhà phải tháo khẩu trang đó vất vào thùng rác kín có túi bóng. Kiên quyết không tái sử dụng khẩu trang. Khi đeo khẩu trang, không được phép để ngón tay chạm cả vào mặt trong lẫn mặt ngoài khẩu trang, hãy tưởng tượng mặt ngoài của khẩu trang có vi rút, nên không để mặt ngoài chạm vào tay hay vào da mặt.

6. Bệnh nhân có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, khí phế thũng, vì thế không nên ngủ nằm ngang, mà hãy ngủ nửa ngồi nửa nằm tư thế chếch với gối chèn sau lưng.

7. Bệnh nhân bị bệnh tim mạch người cao tuổi, khi ngủ cần phải mang tất áp lực cho chân để chống huyết khối tắc tĩnh mạch, vì khi ngủ người già bị bệnh tim rất dễ bị huyết khối tắc mạch chi dưới, có thể gây nhồi máu tim phổi và nhồi máu não rất nguy hiểm. Chú ý 2 chân nên được kê cao trên một cái gối đảm báo máu dễ dàng trở lại trung tâm.

8. Khi nhiễm trùng và sốt mạch ngoại vi sẽ giãn, vì thế mà lượng máu lớn từ trung tâm ra ngoại vi để thoát nhiệt, huyết áp sẽ giảm, nên khi sốt phải đo huyết áp để kiểm soát bằng thuốc nếu cần. Chú ý một số thuốc tim mạch, ví dụ thuốc chống đông, cũng gây tác dụng phụ hạ huyết áp; vì thế mà phải đo huyết áp trước và sau khi dùng thuốc.

9. Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, gồm thuốc kháng vi rút ít nhất 14 ngày và nên kéo dài 21 ngày, thuốc kháng sinh phổ rộng chống bội nhiễm, thuốc giãn phế quản, khí dung. Sử dụng thuốc hạ sốt phải đúng liều lượng, thời gian an toàn là sau 6 tiếng, nếu cơn sốt đến nhanh thì sau 4 tiếng; nếu sử dụng nhiều có thể gây ngộ độc.

10. Uống nhiều nước.

11. Đảm bảo dinh dưỡng, ăn uống là tốt nhất, nếu không có cảm giác thèm ăn thì tốt nhất là uống sữa hoặc súp. Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ nhanh hồi phục hơn rất nhiều.

Từ giữa tuần thứ 2 sau cơn sốt, người đàn ông trở nặng hơn rất nhiều, việc thở ngày càng khó khăn. Cuối tuần thứ 2 bước sang tuần thứ 3, người vợ kể lại mũi người chồng chỉ có thể phập phồng mà dường như không có không khí.

Người vợ phải đưa chồng đến viện.

Bác sĩ nhìn vào CT ngực thấy phổi lốm đốm trắng gần hết. Người bác sĩ đó nói rằng bệnh nhân cần được nhập viện, nhưng bác sĩ khác đã ngăn lại, nói rằng bệnh nhân âm tính với nCoV, không đủ tiêu chuẩn nhập viện theo quy định, bệnh viện cũng không còn giường. Vì vậy, người đàn ông phải nằm điều trị tại khoa cấp cứu 5 ngày, thở ôxy qua mặt nạ và chăm sóc hút đờm rãi, thêm thuốc lợi tiểu và truyền dịch.

Điều trị ở viện đến ngày thứ 6, người đàn ông chưa thấy dấu hiệu đỡ nên muốn trở về nhà để sống nốt những ngày ngắn ngủi cuối đời, ông cũng không muốn người vợ vất vả hay nhiễm bệnh. Sau khi trở về nhà, bác sĩ của phường cũng đến khám xét hàng ngày, cho thuốc và chăm sóc.

Thật may mắn, từ khi về nhà bệnh tình của người đàn ông thuyên giảm dần, khi bệnh viện thông báo kết quả xét nghiệm lại dương tính với nCoV, thì cũng là lúc người đàn ông 73 tuổi bắt đầu khỏi bệnh.


Câu chuyện này tôi đọc được trên mạng xã hội từ chia sẻ của người con gái.

Rõ ràng, người đàn ông đã được làm PCR một lần, nhưng không phát hiện ra vi rút nCoV. Thời điểm đó là đầu tháng 2, tiêu chuẩn chẩn đoán COVID-19 vẫn phải là xét nghiệm nCoV dương tính, trong khi vai trò của CT phổi đã bắt đầu được các chuyên gia đề cập.

Ngày 3 tháng 2 năm 2020, Giáo sư Trương Tiểu Xuân – Phó Giám đốc Trung tâm Hình ảnh Y học của Bệnh viện Trung Nam thuộc Đại học Vũ Hán, người đang ở tuyến đầu phòng chống dịch bệnh COVI-19, Giáo sư đăng một dòng trạng thái trên Webchat làm dấy lên mối quan tâm rộng rãi trong cộng đồng y khoa.

“CT. Scanner được khuyến cáo mạnh mẽ là phương pháp chẩn đoán viêm phổi do vi rút vương miện mới.”

Theo Gs Xuân, xét nghiệm gen là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nCoV, nhưng hạn chế của phương pháp là độ đặc hiệu cao nhưng độ nhạy thấp, để tránh trường hợp âm tính giả thì chụp cắt lớp vi tính với những bệnh nhân viêm phổi là một giải pháp được ưu tiên lựa chọn.

Ngày 12 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Y tế Quốc gia Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc đã chỉnh sửa phác đồ chẩn đoán và điều trị nCoV - Phiên bản 5 – bắt đầu từ phiên bản này chính thức cập nhật tiêu chuẩn chẩn đoán bằng chụp CT phổi.

Ngay lập tức số bệnh nhân mắc mới tăng gấp 10 lần: với 14.840 ca công bố sáng 13/2.

Hình ảnh CT viêm phổi do nCoV cũng theo nguyên lí viêm phổi vi rút mà ai làm chẩn đoán hình ảnh cũng phải biết:

1. Tổn thương kính mờ (ảnh a)
2. Tổn thương lát đá hoa cương (ảnh b)
3. Tổn thương đông đặc nhu mô (ảnh c)

Mấy hôm nay, tôi thấy nhiều người đăng hình ảnh chụp CT phổi 3D các màu xanh đỏ tím vàng trông rất rùng rợn, với những chú thích như “vi rút nCoV ăn ruỗng phổi như mối ăn gỗ - có sống cũng chẳng ra gì”.

Trước khi giải thích kĩ về vấn đề này, tôi xin khẳng định, ai đó viết vi rút “ăn ruỗng phổi như mối ăn gỗ” là sai. Tổn thương tại phổi bởi vi rút nCoV, chủ yếu do phản ứng quá mức của hệ thống tự miễn (cơn bão cytokine), chứ không phải là vi rút trực tiếp ăn phổi.


Bây giờ tôi xin nói một chút kiến thức về phổi.

Một người bình thường có 2 lá phổi, một bên trái và một bên phải, rất hiếm và bản thân tôi mới chỉ gặp vài người bất thường về số lượng như chỉ có 1 lá phổi. Tôi cũng chưa thấy sách nào viết và chưa thấy bệnh nhân nào có từ 3 lá phổi trở lên.

Cực hiếm, tôi gặp vài ca không có lá phổi nào, đó là những thai nhi chết ngay khi ra khỏi bụng mẹ.

Thực tế, 2 lá phổi ở hai bên lồng ngực, nhưng lại không đối xứng nhau do liên quan đến vị trí của tim. Trái tim nằm giữa hai lá phổi nhưng lại lệch về bên trái, chiếm rất nhiều không gian, đó là lí do làm cho 2 lá phổi trở lên bất đối xứng. Phổi phải chia ra làm 3 thùy: trên, giữa và dưới. Phổi trái dung tích nhỏ hơn nên chỉ có 2 thùy trên và dưới.

Chức năng quan trọng nhất của phổi là trao đổi không khí.

Khi chúng ta thở, phổi sẽ đưa Oxy vào máu và loại bỏ Carbonic ra khỏi cơ thể. Bởi vậy, khi phổi bị tổn thương nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở.

Trước đây, bác sĩ sử dụng các kĩ năng nhìn – sờ - gõ – nghe, có thể đoán biết tổn thương ở các vị trí như phế quản, tiểu phế quản, hay phế nang; các dạng tổn thương như đông đặc nhu mô, xẹp phổi, tràn dịch khoang màng phổi, tràn khí khoang màng phổi. Điều này đòi hỏi bác sĩ khám phải có kĩ năng rất thành thục, nhiều kinh nghiệm, giỏi lập luận lâm sàng. Bản thân tôi phải dành ra rất nhiều thời gian từ thời sinh viên y năm thứ 2 cho đến khi làm bác sĩ, chịu khó khám xét cẩn thận, thì mới phát hiện được những tổn thương ấy.

Phổi là cơ quan nội tạng, nên bác sĩ không thể nhìn thấy chính xác hình thái cũng như chính xác vị trí của các tổn thương, nếu muốn nhìn thấy thì phải sử dụng các phương tiện hiện đại.

CT chính là con mắt thần giúp bác sĩ nhìn thấy điều mình muốn.

Với viêm phổi do nCoV, để có một bức tranh đầy đủ, chi tiết, thì phải chụp CT cắt xoắn ốc liên tục, lát cắt phải thật mỏng 1,5mm hoặc mỏng hơn được thì càng tốt. Các phần mềm đọc kết quả phải đầy đủ, từ đơn giản như tái tạo lát cắt 3 chiều, cho đến dựng hình và đo đạc các thông số; bác sĩ chúng tôi coi đó như “trò chơi” nhưng phải rất tỉ mỉ.

Hình ảnh mà nhiều người đăng lên Facebook trông rất rùng rợn: chúng tôi gọi đó là kĩ thuật tái tạo hình ảnh 3D.

Với người không hiểu về hình ảnh y học, thì 3D sẽ là bức tranh tổng thể 3 chiều lung linh, trở nên vô cùng quan trọng. Nhưng với bác sĩ chẩn đoán hình ảnh chúng tôi, mô hình 3D lại không chắc chắn, dễ gây ảnh giả làm sai lệch tổn thương, dễ gây hiểu nhầm cho số đông. Để chẩn đoán, chúng tôi bắt buộc phải dựa vào hình ảnh 2D với các mặt cắt theo 3 chiều không gian.

Bây giờ tôi bắt đầu nói sâu hơn về tổn thương.

Vi rút nCoV được một số nghiên cứu cho là có ái lực rất cao với thụ thể ACE2, thụ thể này có ở tế bào đường hô hấp, người nhiều tế bào này sẽ dễ nhiễm vi rút và dễ trở bệnh nặng, người ít tế bào sẽ đỡ hơn. Khi vi rút đi vào đường hô hấp, gặp tế bào có thụ thể ACE2 nó sẽ dính vào, rồi hấp phụ, sau đó chui vào trong tế bào và nhân lên.

Cơ thể, có hệ thống miễn dịch cử các thực bào đến bắt các vi rút và các tế bào đã bị nhiễm vi rút, tiêu diệt nó. Thực bào khi đó, giống như viên cảnh sát, phải sử dụng vũ khí để tiêu diệt đối phương, vũ khí ấy chính là cytokine mà tôi nhắc ở trên. Nhưng một khi cytokine bị sử dụng quá mức, còn gọi là “cơn bão cytokine”, thì sẽ gây ra phản ứng tại vùng đó, giống như một bãi chiến trường.

Ta xem xét một vùng nhu mô phổi có nhiều vi rút xâm nhập, ở đó phản ứng cytokine xảy ra quá mức, chụp CT sẽ thấy các tổn thương tiến triển lần lượt theo thứ tự: kính mờ --> lát đá hoa cương --> đông đặc.

TỔN THƯƠNG KÍNH MỜ là giai đoạn sớm nhất của viêm phổi. Rất dễ tưởng tượng, giống như chúng ta đeo kính trắng rồi có bịt khẩu trang, hơi nước trong hơi thở bốc lên bám vào kính, tạo nên hình mờ đục. Tổn thương kính mờ trong phổi cũng giống như thế, các bạn xem minh họa ở (hình a).

TỔN THƯƠNG LÁT ĐÁ HOA CƯƠNG, là giai đoạn muộn hơn và nặng hơn, với hình như nền nhà lát đá hoa cương. Hãy tưởng tượng, phổi tạo bởi các đơn vị là tiểu thùy với kích thước nhỏ, hình giống như lục giác; ngăn cách giữa các đơn vị tiểu thùy là tổ chức kẽ. Khi phản ứng viêm nặng lên, tổ chức kẽ phù nề tăng tiết, làm cho các hình nổi bật như mạch vữa. Đó là lí do ở giai đoạn muộn hơn, chụp CT có dấu hiệu lát đá hoa cương, các bạn có thể xem minh họa (hình b).

TỔN THƯƠNG ĐÔNG ĐẶC NHU MÔ, là giai đoạn muộn nhất và nặng nhất, với hình đám nhu mô phổi đặc hoàn toàn.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc trên hơn 70.000 bệnh nhân bị viêm phổi do nCoV, khoảng 81% bệnh nhân bị nhẹ hoặc trung bình, khoảng 14% bị nặng và chỉ 5% nghiêm trọng.

Trong số 81% bệnh nhân nhẹ hoặc trung bình, hình ảnh CT chủ yếu dừng ở TỔN THƯƠNG KÍNH MỜ. Những nghiên cứu mà tôi đọc được, thì tổn thương kính mờ hầu hết hồi phục cả về chức năng hô hấp cũng như hình CT chụp kiểm tra hết kính mờ.

Vấn đề tôi quan tâm là mức độ nặng nhẹ và thời gian diễn biến bệnh có liên quan như thế nào đến các hình ảnh tổn thương trên phim CT phổi? Để trả lời câu hỏi này thực ra không khó, chỉ cần có đủ cơ sở dữ liệu bệnh nhân, với cỡ mẫu đủ lớn đại diện cho quần thể mắc bệnh.

Vì diễn giải hết thì bài viết sẽ rất dài, nên tôi chỉ nói sơ qua nguyên tắc toán học, mà bất cứ sinh viên đại học nào qua môn thống kê cũng đều rất am tường.

Giả sử trong một quần thể n người mắc bệnh, tôi đặt biến số y là mức độ nặng nhẹ, x là dấu hiệu hình ảnh CT; nếu có sự phân bố hồi quy tuyến tính với hàm số y = f(x) thì việc xác định hàm này không khó. Nhiều người cho rằng, học toán chẳng để làm gì, tích phân vi phân đâu có áp dụng, đó là suy nghĩ cực kì sai lầm. Các bạn nên nhớ, nếu học toán hay bất cứ môn nào khác chỉ để đi thi lấy điểm, thì sau này kiến thức rất chông chênh, cái gì cũng sơ sài hời hợt. Ngược lại, khoa học cơ bản vô cùng quan trọng, khi phát triển lên cao nó sẽ xóa mờ ranh giới giữa các môn, giữa các lĩnh vực, để mọi vấn đề có thể giải thích một cách tường minh từ nhiều hướng.

Trở lại với việc xây dựng hàm số, cụ thể, với n bệnh nhân được chụp CT ta sẽ thu được các giá trị tương ứng (x1,y1), (x2,y2)… (xn,yn). Không giảm tính tổng quát, gọi là (xi,yi) với 1 ≤ i≤ n trong đó n là tổng số người mắc.

Để lập hàm số y = f(x) thì cần tính tổng bình phương các khoảng cách từ (xi,yi) đến đồ thị hàm số, sao cho giá trị tổng đó đạt nhỏ nhất. Suy luận theo Pythagore sẽ có công thức.

Σ[(x-xi)^2 + (y-yi)^2] = (x-x1)^2 + (y-y1)^2 +… + (y-yn)^2 đạt nhỏ nhất.

Quy ước hàm y = f(x) = ax^3 + bx^2 + cx + d chẳng hạn, rồi thay vào tổng để từ đó rút ra các hệ số abcd. Lưu ý rằng các dạng hàm số, đều căn cứ vào số liệu thu được, có thể hàm bậc 4, bậc 3, bậc 2, hay chỉ là hàm số bậc 1 đơn giản y = ax + b.

Ví dụ về nghiên cứu của Feng Pan và cộng sự, ở nhóm bệnh nhân viêm phổi nặng chụp CT, đã cho kết quả là hàm số bậc 3:

y = 0,001x^3 - 0,083x^2 + 1,329x + 0,373

Trong đó y là mức độ nặng tính theo giai đoạn, x là thời gian tính bằng ngày. Hệ số Rᴧ2 = 0,25 và p < 0,001.

Đồ thị hình chữ N xuôi và các lần chụp CT cho bệnh nhân có (xi,yi) rơi vào nửa đầu của chữ N.

- Giai đoạn đầu (y = khởi phát): Thời gian 0 < x ≤ 4 ngày, với mức độ tổn thương CT chủ yếu là kính mờ.

- Gian đoạn hai (y = tiến triển): Thời gian 5 ≤ x ≤ 8 ngày, với mức độ tổn thương CT chủ yếu là lát đá hoa cương, có thể thêm những tổn thương kính mờ mới.

- Giai đoạn ba (y = toàn phát): Thời gian 9 ≤ x ≤ 13 ngày, với mức độ tổn thương CT chủ yếu là đông đặc nhu mô phổi, đương nhiên có thể vẫn có vùng lát đá hoa cương và kính mờ mới.

- Giai đoạn bốn (y = lui bệnh): thời gian 14 ≤ x ≤ 26 ngày, những bệnh nhân viêm phổi nặng bắt đầu ổn định, tổn thương CT giảm dần, có thể bay hết và khỏi bệnh.

Nhóm tác giả này cũng như các nghiên cứu khác đều đưa ra cách tính điểm CT để lượng hóa tổn thương. Theo đó, điểm CT sẽ tính cho từng thùy của phổi, từ 0 --> 5 điểm.

- 0 điểm = không có tổn thương mỗi thùy
- 1 điểm = tổn thương từ 1 --> 4% mỗi thùy
- 2 điểm = tổn thương từ 5 --> 25% mỗi thùy
- 3 điểm = tổn thương từ 26 --> 49% mỗi thùy
- 4 điểm = tổn thương từ 50 -> 75% mỗi thùy
- 5 điểm = tổn thương từ 76 --> 100% mỗi thùy

Như vậy, tổng điểm CT của 5 thùy hai bên phổi, cao nhất sẽ là 25 điểm. Mức độ tổn thương mỗi thùy được coi là không có tổn thương (0 điểm), tổn thương tối thiểu (1 điểm), tổn thương nhẹ (2 - 3 điểm), tổn thương trung bình (4 điểm), tổn thương nghiêm trọng (5 điểm).

Vi rút nCoV gây tổn thương nhu mô phổi thành từng đám ở các thùy, tỉ lệ chia đều nhau chứ không có biểu hiện thùy hay gặp và thùy ít gặp, vị trí tổn thương chủ yếu gặp ở 1/3 ngoại vi phổi, phần 1/3 giữa và vùng trung tâm hiếm gặp hơn.

Tôi cho rằng, tổn thương hay gặp ở 1/3 ngoại vi phổi, nơi không khí hay bị ứ lại là rất quan trọng với bệnh nhân đã nhiễm cũng như với cả bệnh nhân chưa nhiễm. Phải biết thở đúng cách, để khắc phục điều này, tôi sẽ viết một bài riêng về cách thở đúng, nếu bạn đọc muốn tôi viết.

CT chẩn đoán viêm phổi do nCoV có độ nhạy = 98% so vơi xét nghiệm RT-PCR = 71%.

Đó là số liệu rút ra từ nghiên cứu của Yicheng Fang và cộng sự. Lí do RT-PCR có độ nhạy thấp, được nhóm tác giả giải thích 1/- có thể công nghệ xét nghiệm gen với vi rút này chưa được hoàn thiện; 2/- sai số khi làm xét nghiệm; 3/- tải lượng vi rút trong cơ thể bệnh nhân ở thời điểm làm xét nghiệm thấp; 4/- lấy mẫu không đúng kĩ thuật.

Từ những kết quả nghiên cứu, Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc nhận định mặc dù xét nghiệm RT-PCR vẫn là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán viêm phổi do nCoV, CT ngực không đặc hiệu nhưng độ nhạy cao, vì thế CT đã được đề xuất là bằng chứng chính để chẩn đoán lâm sàng. CT cũng cho phép đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm phổi do nCoV để hướng dẫn quản lí lâm sàng.

Nhiều người sẽ quan tâm với câu hỏi: khi bị viêm phổi do nCoV thì nhu mô phổi có phục hồi lại được không và phục hồi như thế nào?

Tôi đọc những nghiên cứu cho thấy, nếu chỉ dừng ở tổn thương kính mờ xu hướng sẽ bay hết khi chụp CT kiểm tra lại. Tổn thương lát đá hoa cương cũng có thể bay hết. Điều đó có thể cho chúng ta nhận định rằng nhu mô phổi được hồi phục hoàn toàn.

Tổn thương nặng như đông đặc nhu mô, có thể để lại xơ, sẹo, tổ chức hóa. Điều này cũng giống như mọi trường hợp viêm phổi do vi rút, hay vi khuẩn, nấm cũng vậy; không có gì lạ.

Phổi có 2 loại tế bào quan trọng: tế bào phổi I + tế bào phổi II.

Biểu mô tế bào phổi II có khả năng tăng sinh, biệt hóa, để tạo thành các phế nang mới. Điều này giúp cho phổi có thể hồi phục bằng cách bổ sung phế nang. Tế bào phổi I không có khả năng này. Nhưng may mắn là tế bào phổi II có thể biệt hóa biểu mô thành tế bào phổi I.

Tuy nhiên, khả năng tân sinh và biệt hóa để tạo thành phế nang mới, là không nhiều, còn phụ thuộc từng người. Bởi vậy mà, không để nhiễm bệnh vẫn là cách tốt nhất, không may bị nhiễm thì phải điều trị và phục hồi chức năng thật tốt, biến nặng thành nhẹ, biến nhẹ thành gần như không có gì.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Feng Fan et all. Time Course of Lung Changes On Chest CT During Recovery From 2019 Novel Coronavirus (COVID-19) Pneumonia. Radiology. Feb 13 – 2020.

2. Adam Bernheim et all. Chest CT Findings in Coronavirus Disease-19 (COVID-19): Relationship to Duration of Infection. Radiology. Feb 20 – 2020.

3. Yicheng Fang et all. Sensitivity of Chest CT for COVID-19: Comparison to RT-PCR. Radiology. Feb 19 – 2020.

4. Heshui Shi et all. Evolution of CT Manifestations in a Patient Recovered from 2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV) Pneumonia in Wuhan, China. Radiology. Feb 7 – 2020.

5. Zi Yue Zu et all. Coronavirus Disease 2019 (COVID-19): A Perspective from China. Radiology. Feb 21 – 2020.

Nguồn: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=3294797300533874&id=1567986816548273
 

moly

Xe điện
Biển số
OF-458259
Ngày cấp bằng
2/10/16
Số km
2,330
Động cơ
240,770 Mã lực
có thì lên báo nhé, còn phải ho và sốt cao nữa.
Ý em là em có đọc đâu đó trên báo là 2 trường hợp ở hà nội về từ hàn quốc nghi nhiễm đã có kết quả âm tính. ko biết có phải 2 trường hợp này ko?
 

HAIAH

Xe máy
Biển số
OF-711080
Ngày cấp bằng
21/12/19
Số km
57
Động cơ
-17,032 Mã lực
Nơi ở
Trên mây
Chuyện hài hướci mùa dịch bệnh

Khi dịch mới bùng phát ở Trung Quốc

Bác sĩ: bệnh dịch này tuy lây mạnh nhưng độc lực không cao, đừng nên quá mức lo lắng hay hoảng loạn

Bọn ngu: dịch này rất nguy hiểm, tỷ lệ chết rất cao mấy chục phần trăm cơ. 500 anh em phải xúm vào chửi thằng nào bảo độc lực virus ko cao

Khi dịch bắt đầu lan ra Nhật , Hàn , Mỹ . EU

Bọn ngu: dịch bệnh này thường thôi, lây nhanh nhưng chết ít lắm.

Bác sỹ: ... ?!?!?!
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Lao vào xô xát khi mua khẩu trang trên phố Nhật Bản

Xô xát đã nổ ra khi một số người xếp hàng mua khẩu trang y tế tại thành phố Yokohama, Nhật Bản.

Nhu cầu khẩu trang y tế tăng nhanh khắp Nhật Bản, khi lượng khẩu trang bán ra của các cửa hàng và hiệu thuốc hết nhanh hơn lượng hàng có thể bổ sung. Điều này đã gây ra tình trạng căng thẳng.
Theo RT, xô xát đã nổ ra khi mọi người đang xếp hàng chờ mua khẩu trang y tế tại hiệu thuốc Matsumoto Kiyoshi ở Yokohama, thành phố nơi du thuyền Diamond Princess cập bến để cách ly suốt 2 tuần do hành khách nhiễm virus Covid-19.
Một số khách hàng cãi cọ trước khi lao vào xô xát nhau. Các đoạn video đăng tải lên mạng xã hội Twitter cho thấy ít nhất hai cuộc ẩu đả đã xảy ra với 4 người tham gia.

Một số bình luận trên mạng xã hội cho rằng những người tham gia xô xát là người nước ngoài, không phải người Nhật.

1582945146339.png
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Mấy ông hôm trước ngồi chửi TQ đâu rồi, quyền dược chữa bệnh đâu rồi



Hàn Quốc: Daegu quá tải, bệnh nhân chết tại nhà vì không có giường bệnh


Dân trí Giới chức Hàn Quốc đang ra sức tăng số giường bệnh tại tâm dịch Daegu trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh khiến các bệnh viện ở đây trong tình trạng quá tải.
>>Số ca nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc tiếp tục tăng mạnh lên gần 2.400
>>Hơn 50 quốc gia, vùng lãnh thổ hạn chế nhập cảnh với người đến từ Hàn Quốc
>>5 quan chức Hàn Quốc ở "tâm dịch" Daegu nhiễm virus corona

Hàn Quốc: Daegu quá tải, bệnh nhân chết tại nhà vì không có giường bệnh - 1


Nhấn để phóng to ảnh
Số ca nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc tăng nhanh. (Ảnh: Yonhap)

Hãng tin Yonhap cho biết, bệnh nhân thứ 13 tử vong vì virus corona chủng mới (Covid-19) ở nước này là một người đàn ông 75 tuổi ở tâm dịch Daegu. Người đàn ông này bắt đầu triệu chứng sốt nhẹ từ hôm 22/2 và được chẩn đoán nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, ông không thể nhập viện mà buộc phải tự cách ly ở nhà do các bệnh viện trong thành phố đều quá tải.
Người đàn ông trên là một trong hàng trăm bệnh nhân Covid-19 không thể nhập viện điều trị vì không đủ giường bệnh ngay cả khi có tiểu sử bệnh nền liên quan đến thận.
Giới chức y tế Daegu do vậy chỉ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân này bằng việc gọi điện thăm hỏi 2 lần mỗi ngày. Đến sáng qua 27/2, người đàn ông này bắt đầu cảm thấy khó thở và tử vong trước khi được chuyển đến bệnh viện.
“Chúng tôi rất tiếc bệnh nhân này không có cơ hội nhập viện điều trị kịp thời. Đáng tiếc là thủ tục nhập viện chưa thực sự theo kịp việc phát hiện các ca nhiễm mới”, Thứ trưởng Y tế Hàn Quốc Kim Gan-lip nói.
Hàn Quốc phát hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên hôm 20/1, bệnh nhân là một phụ nữ đến từ tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc. Chỉ bắt đầu bùng phát mạnh hơn 1 tuần qua, đến nay số ca nhiễm Covid-19 tại quốc gia này đã lên 2.337 ca, 84% trong số đó ở tâm dịch Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang.
Tại Daegu, thành phố lớn thứ 4 của Hàn Quốc, khoảng 500 bệnh nhân được nhập viện, trong khi khoảng 600 người khác vẫn đang chờ giường bệnh. Theo ông Kim, những người nhiễm bệnh sẽ được nhập viện bất kể tình trạng nặng hay nhẹ do tính chất lây lan nhanh của Covid-19. Tuy nhiên, hiện tại các bệnh viện ở Daegu chưa đáp ứng được khi số ca nhiễm tăng nhanh.
“Chúng tôi đang nghiên cứu để ưu tiên những người bệnh nhập viện tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Chúng tôi cũng chuẩn bị thêm giường tại các bệnh viện công và bệnh viện quân đội ở Daegu và các thành phố lân cận”, ông Kim cho hay. Daegu dự kiến tăng số giường bệnh thêm 2.000 chiếc vào đầu tuần tới.
 

LienPhuong

Xe điện
Biển số
OF-403748
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
2,841
Động cơ
257,088 Mã lực
Thế là thế nào

80% ca nhiễm nCoV ở Trung Quốc 'không nghiêm trọng'
Nghiên cứu của Trung Quốc chỉ ra hơn 80% ca nhiễm nCoV không nghiêm trọng, nhưng các triệu chứng nhẹ có thể khiến dịch bệnh khó kiểm soát hơn.

Virus corona chủng mới gây ảnh hưởng nặng nề tại Trung Quốc và lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, với số người mắc bệnh lên tới hơn 83.000. Hơn 2.800 người đã chết và toàn bộ 6 châu lục đều có ca nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, trong các cảnh báo về dịch bệnh, quan chức chính phủ và các chuyên gia y tế đều lưu ý rằng dù virus có thể gây chết người, nhưng phần lớn những người bị nhiễm cho đến nay chỉ có các triệu chứng nhẹ và hồi phục hoàn toàn. Giới chuyên gia cho rằng đó là yếu tố quan trọng cần hiểu rõ để tránh sự hoảng loạn toàn cầu không cần thiết và có bức tranh rõ ràng về khả năng lây nhiễm.

"Nhiều người bây giờ đang hoảng loạn và một số người thực sự đang phóng đại những rủi ro", tiến sĩ Jin Dongyan, chuyên gia về virus học tại Đại học Hong Kong, hôm 27/2 cho biết. "Các chính phủ và chuyên gia y tế công cộng cũng phải đối phó với những điều này bởi chúng cũng gây hại".

Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu nhiều về loại virus này và mối nguy hiểm có thể gia tăng khi nó lây lan sang những nơi khác trên thế giới, song dựa vào thông tin hiện có, giới chuyên gia đã có những đánh giá nhất định về mức độ nghiêm trọng của virus.

Theo một nghiên cứu được công bố gần đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, hơn 80% ca các ca nhiễm bệnh là nhẹ. Trong số 44.672 trường hợp nhiễm nCoV tại Trung Quốc tính đến ngày 11/2, hơn 36.000, tương đương 81%, là nhẹ.

Bệnh nhân khỏi nCoV tại một bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc tuần trước. Ảnh: AP.
Bệnh nhân khỏi nCoV tại một bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc tuần trước. Ảnh: AP.

Các trường hợp được coi là nhẹ nếu không liên quan đến viêm phổi, được định nghĩa là nhiễm trùng phổi hoặc chỉ liên quan đến viêm phổi nhẹ, các tác giả giải thích trong nghiên cứu. Có hai trường hợp khác là nghiêm trọng và nguy kịch. Các trường hợp nghiêm trọng đặc trưng là khó thở, bão hòa oxy máu thấp hoặc các vấn đề về phổi khác. Các trường hợp nguy kịch đặc trưng là suy hô hấp, sốc nhiễm trùng hoặc rối loạn chức năng đa cơ quan. Không đến 14% bệnh nhân nghiêm trọng và không đến 5% bệnh nhân nguy kịch.

Tỷ lệ tử vong chung ở Trung Quốc là 2,3%. Con số này đã bị thổi phồng bởi tỷ lệ tử vong ở Hồ Bắc, tâm dịch Covid-19, lên tới 2,9%, trong khi những khu vực khác ở Trung Quốc chỉ là 0,4%. Tỷ lệ tử vong thực sự có thể còn thấp hơn, do nhiều trường hợp nhẹ hoặc không có triệu chứng có thể không được báo cáo cho chính quyền.

Những ca nhiễm bệnh nhẹ có thể trông giống như cảm lạnh thông thường. Các trường hợp này thường rất khó để các nhà khoa học mô tả bởi những người có triệu chứng nhẹ có thể không tới bệnh viện. Các nhà khoa học cũng nói rằng con người có thể bị nhiễm bệnh nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào.

Đối với những người bị nhiễm nhẹ, virus corona có thể gây biểu hiện gần như không thể phân biệt giữa cảm lạnh thông thường hay cúm mùa, tiến sĩ Jin nói. "Vài bệnh nhân thậm chí không nhận ra. Nó chỉ biểu hiện nhẹ như đau họng và biến mất sau đó vài ngày".

Ngay cả trong số những bệnh nhân đi khám bác sĩ, triệu chứng vẫn có thể rất nhẹ, giống như bệnh cúm.

Như nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc đã chỉ ra, một số trường hợp nhẹ có thể liên quan đến viêm phổi. Chúng cũng có thể bao gồm hơi mệt và sốt nhẹ. Một nghiên cứu nhỏ trên 99 bệnh nhân nCoV ở Vũ Hán được công bố trên tạp chí y khoa Lancet cho thấy hầu hết các bệnh nhân bị sốt hoặc ho khi nhập viện và một số người bị khó thở hoặc đau cơ. Nghiên cứu không phân biệt giữa các trường hợp nhẹ, nặng và nguy kịch.

Không nghi ngờ về việc virus có thể nguy hiểm, đặc biệt đối với các trường hợp nguy kịch. Trong số những bệnh nhân đó, 49% đã chết, theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc. Tuy nhiên, các trường hợp nguy kịch chỉ chiếm một phần rất nhỏ.

Tính đến ngày 27/2, trong số 78.487 trường hợp được xác nhận tại Trung Quốc, 32.495 ca, tương đương 41%, đã được xuất viện, theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc. Hiện Trung Quốc còn khoảng gần 8.000 bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, 2.788 người đã chết.

Nhiều trường hợp tử vong được ghi nhận ở tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch bệnh bắt đầu và các bệnh viện bị quá tải. Tỷ lệ tử vong cao có thể có tác động nguy hiểm cho các nước đang phát triển. Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo nhiều lần về việc dịch bệnh có thể trầm trọng ở những nơi có hệ thống y tế yếu.

Đối với những trường hợp nhẹ, virus có khả năng tự giới hạn, nghĩa là các triệu chứng sẽ tự hết, như cúm và cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, số trường hợp nhẹ cũng có thể gây khó khăn cho việc ngăn chặn virus.

Các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân nhiễm nCoV ở Vũ Hán hôm 20/2. Ảnh: AFP.
Các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân nhiễm nCoV ở Vũ Hán hôm 20/2. Ảnh: AFP.

Những người bị nhẹ hoặc không có triệu chứng có thể không biết rằng họ đã nhiễm virus, hoặc có thể truyền bệnh dưới dạng cúm mùa. Sau đó, họ có thể tiếp tục cuộc sống hàng ngày, du lịch, hôn, tiếp xúc gần gũi với người khác và truyền virus mà không ai biết.

"Theo cách này, một loại virus có thể đặt ra mối đe dọa y tế thấp trên cấp độ cá nhân nhưng có thể gây ra nguy cơ cao về mức độ dân cư, với khả năng gây ra sự gián đoạn của hệ thống y tế công cộng toàn cầu và thiệt hại kinh tế", một nhóm 5 nhà khoa học viết trong Tạp chí Y học New England tuần trước.

Nhìn chung, có hai kết quả có thể xảy ra của đợt bùng phát hiện nay, tiến sĩ Jin nói. Loại virus mới này có thể như dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng), ngày càng ít lây truyền khi chúng lây lan khắp thế giới, cuối cùng sẽ chết.

Ngoài ra, virus corona chủng mới có thể trở nên ổn định ở người, trở thành một loại bệnh tái phát theo mùa, giống như bệnh cúm, tiến sĩ Jin nói. Trong tình huống đó, mọi người sẽ học cách sống chung với nó, và đôi khi sẽ mắc các bệnh từ nó. Tuy nhiên, virus rất có thể sẽ mất đi phần nào sự nguy hiểm khi thời gian trôi qua. Các chuyên gia cũng có thể tìm ra loại vaccine đối với virus này.

Ngay cả những trường hợp nhẹ cũng có thể cung cấp khả năng miễn dịch trong tương lai. Một số chuyên gia y tế nói rằng những người đã bị nhiễm nCoV sẽ không bị nhiễm lại vì cơ thể họ sẽ tạo ra các kháng thể cung cấp khả năng miễn dịch. "Chỉ cần virus không phát triển, con người sẽ không bị nhiễm lại", bác sĩ Lu Hongzhou, một giáo sư y tế công cộng ở Thượng Hải, cho biết.

Và khả năng miễn dịch đó sẽ mở rộng ngay cả với những người bị nhiễm nhẹ hoặc thậm chí không có triệu chứng. Theo tiến sĩ Jin, bất cứ ai đã hồi phục sau khi bị nhiễm bệnh đều có kháng thể hữu ích.

Phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể là lý do chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu các bệnh nhân hồi phục hiến huyết tương với hy vọng các kháng thể của họ có thể được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân khác. Chính phủ cũng đã quy định thuốc kháng virus và y học cổ truyền Trung Quốc là phương pháp điều trị.
Cùng một con số người ta có thể gọi là "nhiều" hay "ít" là tùy quan điểm. Nhưng tầm 2% nhìn chung không xem là ít được. Với lại tỷ lệ này là cho dân số nói chung, nhưng với nhóm nguy cơ thì cao hơn nhiều mà báo không nhắc đến. Chứ thế giới 7 tỷ dân chết khoảng triệu cũng có thể xem là "ít".
 

LienPhuong

Xe điện
Biển số
OF-403748
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
2,841
Động cơ
257,088 Mã lực
Chuyện hài hướci mùa dịch bệnh

Khi dịch mới bùng phát ở Trung Quốc

Bác sĩ: bệnh dịch này tuy lây mạnh nhưng độc lực không cao, đừng nên quá mức lo lắng hay hoảng loạn

Bọn ngu: dịch này rất nguy hiểm, tỷ lệ chết rất cao mấy chục phần trăm cơ. 500 anh em phải xúm vào chửi thằng nào bảo độc lực virus ko cao

Khi dịch bắt đầu lan ra Nhật , Hàn , Mỹ . EU

Bọn ngu: dịch bệnh này thường thôi, lây nhanh nhưng chết ít lắm.

Bác sỹ: ... ?!?!?!
Comment NGU thật.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,837
Động cơ
319,253 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Mấy ông hôm trước ngồi chửi TQ đâu rồi, quyền dược chữa bệnh đâu rồi



Hàn Quốc: Daegu quá tải, bệnh nhân chết tại nhà vì không có giường bệnh


Dân trí Giới chức Hàn Quốc đang ra sức tăng số giường bệnh tại tâm dịch Daegu trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh khiến các bệnh viện ở đây trong tình trạng quá tải.
>>Số ca nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc tiếp tục tăng mạnh lên gần 2.400
>>Hơn 50 quốc gia, vùng lãnh thổ hạn chế nhập cảnh với người đến từ Hàn Quốc
>>5 quan chức Hàn Quốc ở "tâm dịch" Daegu nhiễm virus corona

Hàn Quốc: Daegu quá tải, bệnh nhân chết tại nhà vì không có giường bệnh - 1


Nhấn để phóng to ảnh
Số ca nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc tăng nhanh. (Ảnh: Yonhap)

Hãng tin Yonhap cho biết, bệnh nhân thứ 13 tử vong vì virus corona chủng mới (Covid-19) ở nước này là một người đàn ông 75 tuổi ở tâm dịch Daegu. Người đàn ông này bắt đầu triệu chứng sốt nhẹ từ hôm 22/2 và được chẩn đoán nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, ông không thể nhập viện mà buộc phải tự cách ly ở nhà do các bệnh viện trong thành phố đều quá tải.
Người đàn ông trên là một trong hàng trăm bệnh nhân Covid-19 không thể nhập viện điều trị vì không đủ giường bệnh ngay cả khi có tiểu sử bệnh nền liên quan đến thận.
Giới chức y tế Daegu do vậy chỉ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân này bằng việc gọi điện thăm hỏi 2 lần mỗi ngày. Đến sáng qua 27/2, người đàn ông này bắt đầu cảm thấy khó thở và tử vong trước khi được chuyển đến bệnh viện.
“Chúng tôi rất tiếc bệnh nhân này không có cơ hội nhập viện điều trị kịp thời. Đáng tiếc là thủ tục nhập viện chưa thực sự theo kịp việc phát hiện các ca nhiễm mới”, ********** Y tế Hàn Quốc Kim Gan-lip nói.
Hàn Quốc phát hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên hôm 20/1, bệnh nhân là một phụ nữ đến từ tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc. Chỉ bắt đầu bùng phát mạnh hơn 1 tuần qua, đến nay số ca nhiễm Covid-19 tại quốc gia này đã lên 2.337 ca, 84% trong số đó ở tâm dịch Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang.
Tại Daegu, thành phố lớn thứ 4 của Hàn Quốc, khoảng 500 bệnh nhân được nhập viện, trong khi khoảng 600 người khác vẫn đang chờ giường bệnh. Theo ông Kim, những người nhiễm bệnh sẽ được nhập viện bất kể tình trạng nặng hay nhẹ do tính chất lây lan nhanh của Covid-19. Tuy nhiên, hiện tại các bệnh viện ở Daegu chưa đáp ứng được khi số ca nhiễm tăng nhanh.
“Chúng tôi đang nghiên cứu để ưu tiên những người bệnh nhập viện tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Chúng tôi cũng chuẩn bị thêm giường tại các bệnh viện công và bệnh viện quân đội ở Daegu và các thành phố lân cận”, ông Kim cho hay. Daegu dự kiến tăng số giường bệnh thêm 2.000 chiếc vào đầu tuần tới.
Tại sao cụ đưa tin nhưng lại kèm theo việc chửi Hàn Quốc trong vấn đề này thế. Việc chính quyền Hàn Quốc dám công khai nhìn nhận sai xót là điều không phải ai cũng làm được. Bệnh viện quá tải không cứu được người thì họ thừa nhận, còn hơn là họ che dấu thông tin.

Chính nhờ họ công bố những sai xót như thế này mà có thể nhiều nước sẽ lường trước được những phương án dự phòng để đối phó với dịch bệnh.

Em nghĩ cụ đang làm hành chính ở Việt Nam nên đua tin đều vào tầm này. Cụ rất nhiệt tình nhưng cũng nên khách quan cụ ạ.
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Em nghĩ cụ đang làm hành chính ở Việt Nam nên đua tin đều vào tầm này. Cụ rất nhiệt tình nhưng cũng nên khách quan cụ ạ.
Ông ấy cảnh báo cho châu Âu đấy, mấy chú lon ton như Séc sẽ dễ tèo thôi!
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,982
Động cơ
473,915 Mã lực
Tại sao cụ đưa tin nhưng lại kèm theo việc chửi Hàn Quốc trong vấn đề nà thế. Việc chính quyền Hàn Quốc dám công khai nhìn nhận sai xót là điều không phải ai cũng làm được. Bệnh viện quá tải không cứu được người thì họ thừa nhận, còn hơn là họ che dấu thông tin.

Chính nhờ họ công bố những sai xót như thế này mà có thể nhiều nước sẽ lường trước được những phương án dự phòng để đối phó với dịch bệnh.

Em nghĩ cụ đang làm hành chính ở Việt Nam nên đua tin đều vào tầm này. Cụ rất nhiệt tình nhưng cũng nên khách quan cụ ạ.
Cái chủ yếu là cụ ấy ngứa mắt với bọn dân Hàn. Đã vào diện tình nghi thì chấp nhận cách ly mẹ nó đi. Bày đặt quyền lợi với cao sang đi lông nhông ngoài đường gây nguy hiểm cho bao người khác :(
 

cuongni

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-3816
Ngày cấp bằng
16/3/07
Số km
520
Động cơ
558,228 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hàn Xẻng lần này chắc không đỡ được rồi , ý thức quá kém + công tác phòng dịch thì quá cùi .Chưa kể cái đống tân thiên địa đang lủi như hủi giờ đi truy lùng chúng nó mà ko có hồ sơ chính xác thì bao giờ mới vét được ? mà chả có chỗ mà vét vì quá tải .Xem các trang tin của hàn xem các bệnh viện nó làm lều bạt ở bên ngoài viện trông khá thảm .

3 hôm nay TQ gần như đứng và tỷ lệ hồi phục nhiều khủng khiếp nếu với tốc này chắc 2 tuần nữa là hồi xong.
số 2 là Hèn xèng
số 3 là nhật bẩn 705 + 234
Số 4 là Italy quá khiếp trong 1 đêm lên hơn 400 khả năng có ổ dịch giờ mới phát

1582946172452.png
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top